22/07/2023

[Mới nhất 2023] TOP 10 Câu Hỏi Phỏng Vấn + Câu trả lời chi tiết

Có thể sẽ có nhiều nhà tuyển dụng họ nói rằng không có đúng hoặc sai cho câu trả lời trong buổi phỏng vấn. Nhưng, đó chỉ là lời nói để trấn an tinh thần của ứng viên. Để hoàn thành tốt được buổi phỏng vấn bạn cần hiểu được bản chất của những câu hỏi […]
Duy Khương Huỳnh

Có thể sẽ có nhiều nhà tuyển dụng họ nói rằng không có đúng hoặc sai cho câu trả lời trong buổi phỏng vấn. Nhưng, đó chỉ là lời nói để trấn an tinh thần của ứng viên.

Để hoàn thành tốt được buổi phỏng vấn bạn cần hiểu được bản chất của những câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra.

Và đó là lý do hôm nay anh chia sẻ bài viết này.

Anh không muốn chỉ mang đến cho các bạn những câu trả lời “văn mẫu” mà sẽ là cách để các bạn tìm được “chất liệu” từ chính bản thân mình và đưa ra câu trả lời riêng biệt nhất.

Lưu ý khi đọc bài viết:

  1. Hiểu được câu hỏi và “ý đồ” của nhà tuyển dụng.
  2. Tham khảo gợi ý để tìm “chất liệu” từ chính bản thân mình.

Top 10 câu hỏi phỏng vấn kèm cách trả lời chi tiết.

1. Bạn hãy giới thiệu về bản thân của mình đi.

Đây vừa là câu hỏi để khởi động phỏng vấn và cũng là để thử sức ứng viên.

Có thể bạn chưa biết:

Cách giới thiệu bản thân ấn tượng sẽ không chỉ bao gồm những điều cơ bản như tên tuổi, quê quán,…Mà là những thông tin thể hiện khả năng đóng góp của ứng viên vào sự phát triển của công ty.

Câu hỏi phỏng vấn

( Đọc thêm: Cách Trả Lời Câu Hỏi Giới Thiệu Bản Thân (Hướng dẫn chi tiết từ A-Z))

2. Bạn biết công việc này từ đâu?

Mục đích của nhà tuyển dụng ở câu hỏi này đó là đánh giá được sự chủ động, quyết tâm và nghiêm túc của ứng viên.

WydT0DdRGtoPNjBkpGN64Raiu8M7IhiEgebqHiVeOgwF1EJbJuQ6TXJbKfHh 9os4M6xRhxJ

LƯU Ý:

Bạn cần có sự nỗ lực khi tìm việc, đừng mãi rải CV và mong chờ vào may rủi, vì chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ nhìn thấy được tinh thần không nghiêm túc của bạn qua câu trả lời này.

TFnBPv mDvDun74DUYXFbHXX P9nuzdZIpi7liWQByGlyG4zKKngYplRzNRE0LPVfuadrx hZXZJ P08FJTM0kpXJnfMetvJNICjgzVE5EiuVdYDLooXtu4cZpkrrZSzKNj1RVWpKREXvpfIVG3F7ZI

3. Vì sao bạn lại hứng thú với vị trí này?

Mục đích của câu hỏi này đó là nhà tuyển dụng muốn biết được mức độ đam mê của bạn đối với công việc.

Do đó để trả lời tốt câu trả lời này,

Bạn chỉ cần: 

Nói thật về những điều khiến bạn mong muốn được làm việc ví dụ như đam mê, tâm huyết, sự yêu thích với công ty và vị trí đang ứng tuyển,…

Lưu ý tránh:

Nói quá nhiều về những điều tốt đẹp mà nơi đó có thể tạo ra cho bạn.

Có thể bạn chưa biết: 

Khi nói quá nhiều về những phúc lợi bản thân sẽ có được, bạn vô tình tạo cho nhà tuyển dụng cảm giác bạn chỉ đang quan tâm đến lợi ích cá nhân mà không quan tâm đến giá trị chung của công ty.

p6eefkDsZcQeLt RJ3YTGdTj0MRRpF5c1q XSiX0SCFAmxeU0h2S2WhNGRh upj3w01zOt juO6KjWgOBGhG3XaYhqdFqEB

4. Điểm mạnh, yếu của bạn là gì? 

Mục đích ở câu hỏi này rất rõ ràng, nhà tuyển dụng muốn biết về những điểm mạnh, điểm yếu của bạn để đánh giá mức độ phù hợp của bạn với công việc.

MẸO TRẢ LỜI:

  • Với điểm mạnh: hãy tìm kiếm chúng qua những trải nghiệm của bản thân.
  • Với điểm yếu: nêu được quá trình bạn cải thiện điểm yếu của mình và phải luôn chân thành.
  • Những điểm đó đều phải liên quan trực tiếp đến công việc đang ứng tuyển.

Về điểm mạnh: 

IQjbVhVcx921ccdW42ZDqKaFxZcxo2OXt5KBIPv MQ39k61d1tnPZGzIqx928enDupuB5O9Wd garjsu49TVxr7Mr 5BJ8EZi5VoDPYOn JTac4kylVwfN V3ZV16ENH eRyMQHU6qkKKSBd09zOc

Về điểm yếu:

LWDLM7he7t4SNpaz9MRuRVWjGFiyvvYp93OqvjGlVr5WGYKJ6g AqL712kROFLPuZDUTn79qRULLSAM okjPPjPxYg3CEhYjfkoqt5UEXziWTOnNahBypZR4TDH2q RHqT7 jKsn7TqmuDyiDxRIg o

(Đọc thêm: 

“Điểm yếu của bạn là gì?”- 5 mẫu câu trả lời chi tiết.

“Điểm mạnh của bạn là gì?”- Bật mí câu trả lời thuyết phục. )

5 . Vì sao chúng tôi nên tuyển chọn bạn?

Nhà tuyển dụng muốn biết bạn có những điểm khác biệt gì mà họ phải lựa chọn bạn thay vì những ứng viên khác.

Do đó chỉ nói những thế mạnh về kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn thôi thì vẫn chưa đủ.

Bạn còn cần thể hiện được: 

  • Niềm đam mê và động lực với công việc: đây sẽ là một điểm cộng nếu có hai ứng viên có cùng một trình độ và kỹ năng . Chắc chắn người có niềm đam mê, quyết tâm với công việc sẽ là người được ưu tiên lựa chọn hơn.
  • Sự phù hợp với công ty: nếu bạn có tinh thần năng động, hòa đồng, chứng minh mình có thể dễ dàng hòa nhập với công ty thì cũng sẽ tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng
1uX19xnUA7YoaefOCRKivUjDmDgGVJM4qAxUVxY

( Đọc thêm để tìm câu trả lời nếu bạn chưa có kinh nghiệm hoặc có ít kinh nghiệm: 3 kiu trả lời câu hỏi phỏng vấn “Tại sao công ty phải chọn em?”)

6. Hãy kể về thử thách bạn từng có trước đây?

Mục đích của câu hỏi này cũng tương tự như câu 4 và câu 5.

Nhà tuyển dụng muốn nhìn thấy:

  • Điểm mạnh của bạn để thể hiện qua thử thách đó như thế nào?

Bạn đã có được những kỹ năng, tính cách nào để có thể vượt qua được thử thách đó?

  • Bạn nhận ra được những điểm chưa tốt nào của mình từ thử thách đó? 

Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rất cao một người có khả năng nhìn được điểm yếu của bản thân để có thể thay đổi thành một phiên bản tốt hơn.

MẸO:

Để trả lời tốt câu hỏi này bạn cần có một câu chuyện cụ thể và thực tế trải nghiệm của bản thân.

kqMEUDfPSnrsUKqiOeP2Qih7hn5ge R4X5 q6xMSUzF3NgVXaOEyElwJtpPg1 RFpFhDnBiaHej2l XvXfO3TtO1pxRcrKxn2I EPt3NA FpES2tfrEiasjJtaUGOJYgQcM4MBHjMVfapf yWMg38aY

7&8. “Mục tiêu trong công việc của bạn là gì?” hoặc “Bạn thấy mình ở đâu trong 5 năm tới?”

Đây là hai câu hỏi tương tự nhau vì đề cập đến những dự định của ứng viên trong tương lai, và đây là hai câu hỏi khó với bất kỳ ai.

Sự thật:

Nhà tuyển dụng không cần biết chi tiết mục tiêu bạn sẽ là ai và đi về đâu trong tương lai.

Lý do:

Rất khó để một người có thể định vị họ là ai sau nhiều năm, thậm chí nhà tuyển dụng họ chưa chắc có thể xác định được điều này. Bởi vì sẽ có rất nhiều yếu tố tác động đến cuộc sống của một người và chúng ta rất khó điều khiển theo đúng ý mình.

Mục đích chính:

  • Biết được ứng viên có từng nghĩ về mình trong tương lai hay không?

Điều này thể hiện ứng viên có phải là một người có định hướng hay chỉ để cuộc sống mình “đến đâu hay đến đó”.

  • Xem được độ chân thành của ứng viên.

Vì là một câu hỏi khó, sẽ có những ứng viên chân thành với câu trả lời của họ, nhưng có những ứng viên sẽ cố nói những điều không có thật nhằm “vượt qua” câu hỏi.

Nhưng một người chân thành sẽ được đánh giá cao hơn.

  • Biết được khả năng phản hồi của bạn với câu hỏi khó.

Qua câu trả lời, nhà tuyển dụng sẽ nhìn thấy được khả năng ứng biến trong giao tiếp của ứng viên có đủ nhanh nhẹn và linh hoạt hay không.

EY3I1tulPd8hAuikppGInw8WyQw4cdJQNb0cxTVSUrYnlc 4S7XKODrhkGZZrXbrtVzbfnqz7nDyFOhjt2hYIt FAnI2FpsTEi7GbNezckEp98

9. Vì sao bạn lại muốn làm việc ở đây?

Đây là câu hỏi mà mục đích của nhà tuyển dụng cũng sẽ tương tự với câu hỏi số 2 và số 3.

Nhưng họ cần câu trả lời liên quan nhiều đến công ty hơn để biết rằng: 

  • Bạn có thực sự  hiểu về những giá trị, văn hóa, sản phẩm của công ty hay không? 
  • Bạn có quyết tâm để làm việc tại công ty này hay bất cứ nơi đâu cũng được, miễn bạn có việc?
iPZirSqlH ihYRe30XkmnhRsFb6BUZvH4uEa

10. Bạn có câu hỏi nào dành cho chúng tôi không?

Ở câu hỏi này, đầu tiên bạn cần quay lại về việc làm rõ 3 cấp độ mục tiêu của buổi phỏng vấn là gì?

Đó chính là:

  • Hiểu.

Hiểu được ứng viên là người như thế nào? Họ có phù hợp với công việc hay không? Họ có những khác biệt nào so với những ứng viên còn lại?

Và để hiểu, nhà tuyển dụng sẽ phải đưa ra câu hỏi.

  • Hiểu đúng sự thật.

Đây là lý do nhà tuyển dụng sẽ có kỹ thuật để đưa ra những câu hỏi khác nhau.

Vì nếu nhà tuyển dụng đưa ra một câu hỏi không đủ khéo léo sẽ khiến ứng viên mang đến những câu trả lời không đúng với sự thật.

  • Hiểu về nhau.

Bạn phải hiểu rằng bạn đến để tìm việc, chứ không phải xin việc.

Nên ngoài việc nhà tuyển dụng hiểu bạn, bạn cũng cần phải hiểu về phía nhà tuyển dụng và công ty.

Do đó, khi đã hiểu được đúng bản chất và trao dồi đủ sự tự tin, bạn sẽ tự động có được băn khoăn rằng:

Liệu công ty này có phải là công ty phù hợp nhất với mình chưa?

Và từ suy nghĩ đó, bạn sẽ mong muốn được tìm hiểu kỹ hơn về công ty, về những điều mà bạn vẫn chưa hiểu hết khi tìm hiểu từ bên ngoài.

Tất nhiên sẽ phải tuân thủ theo nguyên tắc và chuẩn mực của một ứng viên.

hs0c35OH5g3SZYWZvwD4Ewq2MU

(Đọc thêm để hiểu lí do vì sao nên hỏi câu hỏi này và những câu hỏi chất lượng khác được để xuất từ anh: 5 câu hỏi chất lượng để hỏi nhà tuyển dụng ở cuối buổi phỏng vấn.)

Lời kết

Một buổi phỏng vấn có thành công hay không sẽ không chỉ qua việc bạn tìm được những câu trả lời rất hay trên mạng hoặc từ một ai đó.

Mà nó sẽ phụ thuộc rất nhiều vào công sức của bạn, sự tìm hiểu và quyết tâm. Bên cạnh đó còn là sự tự tin với chính bản thân mình để có thể trả lời bất cứ câu hỏi nào nhà tuyển dụng đưa ra.

Và bây giờ, bạn đã tìm được “chất liệu” từ chính bản thân mình hay chưa?

Bạn cảm thấy bài viết bổ ích chứ?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Điểm đánh giá trung bình 5 / 5. Số đánh giá 1

Không có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Khóa học cho bạn

Khóa học Kỹ năng Giao tiếp, Thuyết Trình - Public Speaking

Chương trình huấn luyện giúp bạn xây dựng sự tự tin thông qua kỹ năng giao tiếp, thuyết trình

Lộ trình

08 tuần

Hình thức

Zoom

Học phí

Liên hệ

Giảng viên: Huỳnh Duy Khương