06/06/2022

4 Bí quyết trả lời Điểm mạnh và Điểm Yếu tạo ấn tượng khi phỏng vấn

Những câu hỏi về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, đặc biệt là khi phỏng vấn xin việc, có thể làm chúng ta đổ mồ hôi hột vì lo lắng. Nhiều người cho rằng nói về điểm mạnh sẽ dễ hơn nhiều trả lời về điểm yếu khi phỏng vấn. Tuy vậy, có những […]
Duy Khương Huỳnh

Những câu hỏi về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, đặc biệt là khi phỏng vấn xin việc, có thể làm chúng ta đổ mồ hôi hột vì lo lắng.

Nhiều người cho rằng nói về điểm mạnh sẽ dễ hơn nhiều trả lời về điểm yếu khi phỏng vấn. Tuy vậy, có những lưu ý về cách bạn đối đáp cho được hỏi về cả điểm yếu và điểm mạnh khi đi xin việc.

Bạn có cảm thấy khó khăn những lúc được yêu cầu nói về điểm mạnh yếu của bản thân khi phỏng vấn hay không? Cách trả lời thông minh khi phỏng vấn chính là không để nhà tuyển dụng nắm được điểm yếu thực sự của mình và cùng lúc biết rõ thế mạnh mình có.

Đọc tiếp bài viết để biết thêm mẹo hay, tips xịn nhé.

Cách trả lời điểm mạnh khi phỏng vấn

Diem manh la gi
Điểm mạnh là gì?

Sai lầm khi trả lời câu hỏi điểm mạnh

Có 3 sai lầm phổ biến mà hầu hết đối với những bạn chưa có kinh nghiệm đi phỏng vấn hoặc đã đi phỏng vấn nhiều lần nhưng thất bại thường hay mắc phải, đó là:

  1. Trả lời chung chung, không liên quan
  2. Nổ banh nóc nhà
  3. Trả lời theo văn mẫu

Mô típ thường thấy của nhiều bạn khi trả lời câu hỏi này đó là: “Dạ… Em là một người RẤT KIÊN TRÌ, HỌC HỎI NHANH…” và kèm theo hàng loạt những tính từ thể hiện sự tích cực đằng sau đó.

Giống như khi tuyển dụng một cầu thủ đá banh ở vị trí tiền đạo vào đội bóng:

Tien dao diem manh

– “Điểm mạnh của em là gì?”
– “Dạ… Em ghi bàn rất giỏi…”

Câu trả lời trên chưa đúng ở đâu?

Ở chỗ, việc tiền đạo “ghi bàn” rất giỏi là điều hiển nhiên. Một câu trả lời chung chung như trên sẽ không giúp bạn thể hiện thêm được gì từ khả năng của bạn. Hoặc nếu như là tiền đạo nhưng lại trả lời:

– “Dạ… Em chuyền bóng rất giỏi…”

Đó là một kỹ năng, nhưng lại không phải là tố chất quan trọng nhất của tiền đạo. Kỹ năng đó không liên quan gì với vị trí bạn đang ứng tuyển. Đó là lỗi sai số 1 anh có đề cập ở trên.

Còn, nếu như bạn “nổ” lên quá nhiều:

– “Dạ… Em có tất cả kỹ năng toàn diện của một tiền đạo như sút bóng, đánh đầu, qua người,…”

Thì đó cũng là thứ khiến nhà tuyển dụng nghi ngờ vì: nó quá hoàn hảo. Với cách trả lời đó, dù bạn có may mắn đậu qua vòng phỏng vấn thì giai đoạn thử việc cũng dần dần lộ ra hết.

Góc nhìn của nhà tuyển dụng

Có 2 điều nhà tuyển dụng muốn nhìn thấy trong cách trả lời của bạn:

  1. Họ thực sự muốn biết: Điểm mạnh của bạn là gì? Để từ đó biết đâu là vai trò bạn sẽ phù hợp cho những nhiệm vụ trong công ty.
  2. Cách bạn tự đánh giá, nhìn nhận về bản thân mình như thế nào? Bởi vì một ứng viên thiếu sự hiểu biết về bản thân là một điểm trừ rất lớn trong cách làm việc của bạn trong công việc.

Bí quyết trả lời câu hỏi điểm mạnh

Vậy làm sao để trả lời câu hỏi này một cách hiệu quả?

  • Câu trả lời: bạn cần phải biết về điểm mạnh của mình.

Nếu đi phỏng vấn mà bản thân chưa thực sự nắm rõ về điểm mạnh của mình, thì nó không chỉ khó trong việc thuyết phục nhà tuyển dụng, mà còn khó cho bạn vì “điểm mạnh” đó không thực sự là điểm mạnh của bạn.

Hãy nhớ:

Quote phong van diem manh diem yeu

Nên, trước khi trả lời cho nhà tuyển dụng, bạn cần tự trả lời cho chính mình trước.

Hãy tìm kiếm điểm mạnh thông qua những trải nghiệm liên quan tới ngành nghề bạn ứng tuyển. Có 2 cách:

1. Trải nghiệm liên quan đến chuyên môn

Ví dụ như bạn ứng tuyển vào vị trí IT, hãy nhớ lại những trải nghiệm thông qua việc lập trình, viết code,… Nhìn nhận đâu là những điểm mình có thể làm tốt nhất trong mảng đó.

2. Trải nghiệm liên quan đến tính cách/thái độ

Thì hãy nhớ lại những trải nghiệm như làm việc nhóm bạn đã gặp qua những khó khăn nào. Và chia sẻ lại cách bạn đã đối diện và giải quyết khó khăn đó ra sao để làm rõ nét hơn 2 chữ “kiên trì” vừa rồi.

Không cần so sánh điểm mạnh của mình với mọi người xung quanh, mà hãy tìm ra được đâu là thứ bản thân có thể làm tốt nhất trước. Đó mới chính là điểm mạnh của bạn.

Cách trả lời điểm yếu khi phỏng vấn

Diem yeu la gi
Điểm yếu là gì?

Sai lầm khi trả lời câu hỏi điểm yếu

Thông thường, có 3 kiểu trả lời sẽ gây mất điểm cho bạn trong mắt nhà tuyển dụng:

1. Trả lời quá ngây ngô: “Điểm yếu của em là bị lười. Em hay lười biếng nên làm việc sẽ hơi trễ nãi xíu.”

  • Băn khoăn của nhà tuyển dụng: Nếu lười như vậy, thì làm sao bạn có thể làm việc tốt trong công ty được?

2. Cố biến điểm yếu thành điểm mạnh: “Điểm yếu của em là khá cầu toàn, nên lúc nào làm việc em cũng phải rất kĩ lưỡng, chi tiết từng chút một.”

  • Băn khoăn của nhà tuyển dụng: Nghe có vẻ giống điểm mạnh hơn là điểm yếu. Bạn đang cố tình thể hiện ra đấy à?

3. Nổ banh nóc nhà: “Em không có bất kì điểm yếu nào hết.”

  • Băn khoăn của nhà tuyển dụng: Chắc không? Làm gì có ai toàn diện đến như vậy?

Góc nhìn của nhà tuyển dụng

Có 2 điều nhà tuyển dụng muốn nhìn thấy trong cách trả lời của bạn:

1. Bạn đã tìm hiểu kỹ về công việc chưa?

Hãy tìm hiểu về công việc mà mình đang được phỏng vấn. Mọi công việc đều đòi hỏi bạn cần có một tố chất, điểm mạnh hay thậm chí là điểm yếu riêng để xác định công việc ấy có được vận hành một cách trơn tru hay không.

Một người tìm hiểu trước về công việc chắc chắn sẽ biết rõ mình nên làm gì.

2. Cách bạn tự đánh giá, nhìn nhận về bản thân mình như thế nào?

Giống như câu hỏi điểm mạnh, một người nhìn ra được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân nghĩa là họ đã nhận thức được những ảnh hưởng của bản thân đến công việc.

Lúc này nhà tuyển dụng sẽ hiểu bạn là một người có nhận thức tốt trong công việc.

Bí quyết trả lời câu hỏi điểm yếu

1. Đừng giấu dốt

Hãy nói cho mọi người biết thứ mình chưa biết, để có cơ hội được chỉ dạy và học hỏi.

Chắc chắn không ai là hoàn hảo, một nhà tuyển dụng luôn mong muốn có được nhân viên biết nhận ra khuyết điểm hơn là một người hoàn hảo.

2. Đừng học thuộc lòng

Hãy trả lời một cách chân thành. Điều bạn sắp nói có thực sự nằm trong đầu của bạn hay bạn chỉ học thuộc rồi trả bài cho người khác như những năm tháng trên ghế nhà trường?

Một nhà tuyển dụng có kinh nghiệm đầy mình sẽ rất nhanh để cảm nhận được câu trả lời của bạn có chân thành hay không.

Cuối cùng, hãy dùng chính câu hỏi này để tự “phỏng vấn” chính mình. Cảm nhận câu trả lời như 1 nhà tuyển dụng và điều chỉnh nó sao cho phù hợp.

Xem thêm: Cách để tự tin khi trả lời phỏng vấn

Làm Sao Để Tự Tin Phỏng Vấn Xin Việc? (Interview Là Chuyện Nhỏ) | Huỳnh Duy Khương

Lời kết

Tới đây sẽ có bạn hỏi: “Anh Khương ơi, em hiểu các nguyên tắc trả lời rồi. Nhưng mỗi lần vào phỏng vẫn, em vẫn cứ bị run. Tới nỗi nói cũng bị hụt hơi, ý được ý mất. Giờ phải làm sao để tự tin hơn đây anh?”

Thật sự để giải đáp câu hỏi này, anh cần 12 tuần đi cùng bạn.

Nếu bạn thật sự muốn được giải đáp vấn đề này, thì có thể để đăng ký tham gia chương trình huấn luyện 12 tuần và nhận được câu trả lời từ anh.

Workshop Public Speaking Huynh Duy Khuong
Workshop Public Speaking – Bí quyết giao tiếp tự tin, thu hút mà không bị đánh giá | Huỳnh Duy Khương

Bạn cảm thấy bài viết bổ ích chứ?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Điểm đánh giá trung bình 5 / 5. Số đánh giá 1

Không có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Khóa học cho bạn

Khóa học Kỹ năng Giao tiếp, Thuyết Trình - Public Speaking

Chương trình huấn luyện giúp bạn xây dựng sự tự tin thông qua kỹ năng giao tiếp, thuyết trình

Lộ trình

08 tuần

Hình thức

Zoom

Học phí

Liên hệ

Giảng viên: Huỳnh Duy Khương