02/07/2023

“Điểm mạnh của bạn là gì?”- Bật mí câu trả lời thuyết phục.

Bạn định sẽ trả lời như thế nào khi được hỏi về điểm mạnh của mình? Dù là một câu hỏi được đánh giá đơn giản trong bộ những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn nhưng đa số các bạn sẽ bị rơi vào cảm giác không biết nên nói gì, nói bao nhiêu […]
Duy Khương Huỳnh

Bạn định sẽ trả lời như thế nào khi được hỏi về điểm mạnh của mình?

Dù là một câu hỏi được đánh giá đơn giản trong bộ những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn nhưng đa số các bạn sẽ bị rơi vào cảm giác không biết nên nói gì, nói bao nhiêu là đủ và nếu nói nhiều quá có khiến mình trở thành người tự cao hay không?

Hôm nay anh sẽ phân tích những lỗi thường gặp ở câu hỏi này và đưa ra cách để các bạn có thể vượt qua chúng một cách dễ dàng.

3 sai lầm khi trả lời câu hỏi “Điểm mạnh của em là gì?”

Khi được hỏi về điểm mạnh của bản thân, đa số các bạn sẽ mắc phải 3 sai lầm sau:

WkIzREgKtEKlgCuecDzAVnay9QkMfBxRl20XnIJHuHILB1ALkNdqBTRrTc5vKkKXPB E9dFaWJMrDKpa9 VuFRx BXK
  1. Trả lời không cụ thể.

Anh ví dụ một bối cảnh cụ thể để các bạn dễ hình dung:

Một đội bóng đang cần tuyển một vị trí tiền đạo, khi ứng viên được hỏi:

“Em có điểm mạnh gì?”

“Dạ điểm mạnh của em là ghi bàn rất giỏi.”

Mặc dù ứng viên trả lời câu hỏi này có đang nói rất thật và tự tin vào khả năng của mình nhưng nhà tuyển dụng cũng sẽ không đánh giá cao vì không có thông tin cụ thể nào để có thể hình dung được năng lực mà bạn ứng viên đang nói.

Anh gợi ý câu trả lời cụ thể hơn như sau:

“Em có được sự nhạy cảm trong sân bóng. Đặc biệt, em cũng có khả năng đánh đầu tốt để ghi bàn bên cạnh những kỹ năng khác”

Với cách nói này sẽ hiệu quả hơn vì bạn ứng viên đã thể hiện mình có được được hai kỹ năng cần cho một tiền đạo đó là sự nhảy cảm và khả năng đánh đầu.

  1. Nói quá “lố” về điểm mạnh của bản thân.

Trong trường hợp này, ứng viên thường muốn “thể hiện” thật tốt trước nhà tuyển dụng với mục tiêu tạo được ấn tượng.

Ví dụ với trường hợp phía trên, khi nhà tuyển dụng hỏi:

“Em có điểm mạnh gì?”

“Dạ em có tất cả các kỹ năng toàn diện để ghi bàn. Em là người cực kỳ nhạy bén trên sân bóng, đánh đầu em làm tốt, sút xa em cũng làm tốt, lừa bóng vào khung thành em cũng làm tốt. Và em có tất cả kỹ năng của mọi loại tiền đạo khác nhau.”

NhFPxN KUfASjgyR2WkHHxorYucMMidRD ZRxtdWmPRNRRnpgdZs7IA4cmmpKfxPimjx69sjl2gDQegHcg46YcmwhtyBmRf i276YOyrLaDKfrCsd3GqwW6ZZO b7EeDEpja XvwOfVZgMn9eCqrJ8

Tuy nhiên, việc nói quá “lố” sự thật có thể khiến nhà tuyển dụng nghi ngờ và họ sẽ hỏi vào cụ thể để tìm được minh chứng cụ thể cho những lời bạn đã nói.

Một trường hợp khác khi bạn vẫn được nhận việc, những lời nói về điểm mạnh này có thể dẫn bạn đến những rắc rối khi trực tiếp vào công việc nhưng không đạt được kết quả như mong muốn.

  1. Trả lời theo gợi ý của Google.

Đây là khi mà các bạn thậm chí không biết được điểm mạnh thực sự của bản thân mình là gì?

Khi đó bạn sẽ tìm kiếm những câu trả lời mẫu về điểm mạnh trên Google ví dụ như hoạt ngôn, chăm chỉ, cầu toàn, giao tiếp tốt,….

Sau đó chọn một thứ mà thấy rằng cũng khá giống với bản thân sau đó “gắn” vào trường hợp của mình.

Sau đó bạn bước đến buổi phỏng vấn với tâm thế:

  • Sao chép hoàn toàn nội dung như trên mạng hướng dẫn.
  • Nội dung không liên quan đến tính chất công việc yêu cầu.
  • Không có sự chân thành vì chia sẻ theo cách học thuộc lòng bài mẫu.

Đây là một cách không hiệu quả vì nó không mang tính cá nhân và thể hiện được đúng nhất khả năng của bạn với phía nhà tuyển dụng. 

Và khi bạn nói những điểm mạnh không thực sự đúng với mình thì khi vào công việc sẽ có rất nhiều khó khăn vì công việc được giao sẽ dựa trên những điểm mạnh mà bạn đã thể hiện với nhà tuyển dụng.

Và hãy nhớ giúp anh một điều quan trọng mục tiêu của bạn không chỉ là đậu phỏng vấn để có công việc mà còn có thể gắn bó lâu dài với công việc đó.

Cách trả lời câu hỏi “Điểm mạnh của em là gì?”

Như anh đã nói ở đầu bài, đây là một câu hỏi khá “đơn giản” vì vậy mà cách trả lời của nó đơn giản không kém.

Cách để trả lời được câu hỏi này, bạn cần biết rõ: Điểm mạnh của bản thân.

Nếu được thành thật với bản thân, bạn nghĩ mình có điểm mạnh gì?

Anh chắc chắn khi đọc đến đây, có nhiều bạn vẫn còn đang băn khoăn tự hỏi bản thân mình về điều này.

Vì sẽ có nhiều bạn đang là sinh viên nên chưa có nhiều trải nghiệm hoặc sẽ có những bạn đã đi làm được nhiều năm nhưng chưa bao giờ thực sự nghĩ về điểm mạnh của mình.

Tuy nhiên các bạn thường sẽ không “dám” công nhận thế mạnh của mình khi so sánh với những người khác.

tJBavvGYzIafE5KalwfgJ2e56yNZU9fLgqBnkYBsFtEto dFRf67ZeL2LhK1s0Yhjh5xsYa4xyBFpl 0ym gYjmogOC6Wqffjv1bi4Rz tlmYIAmObE3knWIErcN4c7v1Aucl1wJNma5FAIH13W70w

Do đó, không có nhiều người có thể tự tin và nói về điểm mạnh của bản thân trước nhà tuyển dụng để thuyết phục họ là bản thân xứng đáng với công việc đó.

Cách tìm kiếm điểm mạnh của bản thân.

Khi nhà tuyển dụng hỏi về điểm mạnh của bạn, ngay sau đó họ sẽ tiếp tục hỏi thêm về một ví dụ, một câu chuyện cụ thể chứng minh được điểm mạnh mà bạn nói.

c5XaBOLvK4 LPVYYixqDruBs4R2Jw7H7KSZJyQbc LvJTewPQNk3EsyKKuNQIv8mIV6iZnZuPQYs4Ho2DLKroP0UCGlYFdGSzDJvAwbL itNBfNWmdR W

Vậy để có thể tìm được điểm mạnh của mình, việc cần làm đó là bạn phải tìm kiếm lại những trải nghiệm trong quá khứ.

Khi đã tìm lại được những trải nghiệm đó, hãy tập đào sâu vào trong và tìm kiếm:

  • Những điều mà bạn đã làm tốt?
  • Bạn đã mang lại những thành tích nào cho đội nhóm hay dự án đó?
  • Bạn có những cá tính hay khả năng đặc biệt gì giúp bạn nổi trội?
Nkqp fcTlkghqpabI1syHY9w8xhNO0L2EHJH91paMs63sqOd5DmXa8exBjIxYdXGSQqaLC57jXK6MMTnqB8fURcGiHJSBn9X28U1xR2lSLrvvWqptx7gKK lwwJgScA1zNjo1ZzWmV6Y9iuBCEQWNeo

Với người đã có kinh nghiệm làm việc:

Hãy tìm kiếm trải nghiệm liên quan đến vị trí chuyên môn bạn đang ứng tuyển.

Ví dụ bạn làm về Marketing, hãy tìm kiếm những dự án quảng cáo mà bạn từng làm và tìm ra:

  • Bạn có nổi trội ở phần đưa ra ý tưởng hay không?
  • Bạn có làm tốt việc triển khai dự án hay không?
  • Bạn có chọn được những thiết kế thu hút cho dự án hay không?
  • Bạn đóng góp cho Team nhiều nhất về phần nào?
2 2

Với người chưa có kinh nghiệm làm việc:

Hãy tìm kiếm trải nghiệm liên quan đến giá trị/tính cách của bạn.

Nếu bạn là một sinh viên vừa mới ra trường vẫn chưa có nhiều cơ hội được trải nghiệm, hãy tìm kiếm những điểm mạnh thông qua thái độ của mình.

  • Bạn là một người kiên trì như thế nào trong các dự án Teamwork trên trường?
  • Bạn đóng góp những ý kiến cho bài tập nhóm đạt được kết quả như thế nào?
  • Bạn được nhóm tin tưởng giao nhiệm vụ phụ trách những phần việc nào ví dụ như thiết kế powerpoint, đại diện thuyết trình, tìm kiếm thông tin hữu ích,…
1 3

Lời kết.

Vậy, điểm mạnh của bạn là gì? 

Hãy tìm được câu trả lời cho chính mình vì chắc chắn câu trả lời đó sẽ mang bạn đến được nơi làm việc phù hợp nhất dành riêng cho bạn.

Nhưng nếu như sau khi đã “lục lọi” hết mọi trải nghiệm nhưng vẫn chưa tìm ra những thế mạnh thực sự của mình, vẫn cảm thấy ở những lần đó bản thân còn quá tự ti mà không dám thể hiện bản thân trước mọi người.

Thì bạn có thể bắt đầu ngay lúc này, vì chưa bao giờ là trễ để sẵn sàng, tự tin tìm kiếm trải nghiệm và tìm kiếm điểm mạnh nằm sau bên trong của mình cả.

Bạn cảm thấy bài viết bổ ích chứ?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Điểm đánh giá trung bình 5 / 5. Số đánh giá 2

Không có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Khóa học cho bạn

Khóa học Kỹ năng Giao tiếp, Thuyết Trình - Public Speaking

Chương trình huấn luyện giúp bạn xây dựng sự tự tin thông qua kỹ năng giao tiếp, thuyết trình

Lộ trình

08 tuần

Hình thức

Zoom

Học phí

Liên hệ

Giảng viên: Huỳnh Duy Khương