29/08/2023

1 Nỗi Sợ Khiến Bạn Không Thể Bắt Chuyện Với Người Lạ (Dù Rất Muốn)

Có 1 tình huống mà nhiều người trong chúng ta từng trải qua: Đó là có cơ hội được bắt chuyện, làm quen với một người nào đó giỏi hơn mình, lớn tuổi hơn, chức cao hơn mình. Khi đó, mình sẽ có sự lo lắng và thông thường mình sẽ chọn im lặng, và […]
Duy Khương Huỳnh

Có 1 tình huống mà nhiều người trong chúng ta từng trải qua: Đó là có cơ hội được bắt chuyện, làm quen với một người nào đó giỏi hơn mình, lớn tuổi hơn, chức cao hơn mình. Khi đó, mình sẽ có sự lo lắng và thông thường mình sẽ chọn im lặng, và mờ nhạt ở trong 1 đám đông.

Nhưng với một người bạn học viên, bạn ấy đã có cách cư xử rất khác. Trong bài viết này, anh sẽ chia sẻ câu chuyện của bạn học viên đó và rút ra những bài học quan trọng từ tình huống này. Qua đó, bạn có thể áp dụng những quy tắc này vào lần tới khi có dịp bắt chuyện với người lạ (đặc biệt là người giỏi hơn mình).

“Chưa bao giờ mình được nói chuyện vui như vậy!” – Câu chuyện của Oanh

Đó là cảm xúc của Oanh – học viên khóa PS – sau khi bắt chuyện với người lạ. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của Oanh trong video bên dưới (phút 1:16):

Nguyên văn đoạn chia sẻ của Oanh:

“Em xin chia sẻ một small win của mình trong tuần vừa qua.

Tuần vừa qua em có đi chung với bộ môn của mình xuống Cần Thơ. Hội nghị được diễn ra trong 2 ngày, tổng chuyến đi là 3 ngày. Ngày đầu tiên được dành ra để đi chơi, làm quen và tiếp xúc với mọi người. Bình thường em là một đứa cũng khá là ít nói, nhờ vậy mà trong chuyến đi hội nghị lần này thì em cảm thấy là mình đã có một sự thay đổi nhỏ, đó là: Dám nói ra suy nghĩ của mình.

Đặc biệt là trong buổi chiều hôm thứ 6 – ngày đầu tiên tổng duyệt – có một thầy người nước ngoài đi chung với vợ của thầy. Thầy là người chịu trách nhiệm giảng dạy, còn vợ thầy chỉ là người đi cùng.

Thành ra là, thầy ngồi phía trên còn vợ thầy thì ngồi phía dưới. Lúc đó, em rất muốn nói chuyện với cô mà bản thân thì còn hơi ngại một chút. Nhưng nhờ vào thầy trưởng bộ môn có nói với tụi em:

“Lên đây ngồi đi mấy đứa!”

Lúc đó, em mới nghĩ: “Yeah, mình có cơ hội rồi.”

Đỡ bị người ta nhận xét là mình liều lĩnh hay là lạc loài nếu tự xung phong lên ngồi. Em mới bắt đầu đi lên chỗ của cô, bên cạnh đó thì phía sau em còn nhiều người nữa.

Ngày 1: Nắm bắt cơ hội trò chuyện và tạo ấn tượng ban đầu

Điều đặc biệt ở đây là: em được ngồi kế bên cô và 2 người trò chuyện rất vui vẻ. Lúc đó, em ngồi nói chuyện với cô bằng tất cả con tim, từ tấm lòng của mình..

Chưa bao giờ mà em nói chuyện vui đến như vậy, những gì cô nói thì em có thể nghe – hiểu – nhớ mà không phải là như trước đây nữa.

Nếu là em trước đây sau khi nghe người khác nói, em sẽ phản ứng:

“À, vậy á hả?” Xong rồi mọi thứ lại trôi tuột đi theo một hướng nào đó.

Cũng nhờ vào buổi tối hôm đó nói chuyện với cô, đến bữa hôm sau là: thứ 7 và chủ nhật.

Ngày 2: Được giáo sư chú ý, quan tâm vì có ấn tượng tốt

Thầy giáo sư (chồng của cô) có quan tâm và để ý đến em nhiều hơn, thầy bắt chuyện với em và cả hai nói chuyện với nhau rất nhiều.

Vào buổi tổng kết, có dãy chụp hình với nhau và rất đông người. Bình thường em sẽ tìm chỗ đứng ở bên ngoài, nhưng mà lần này mọi người đã ưu tiên cho em được đứng cạnh giáo sư khi chụp ảnh.

Ngày 3: Được ưu tiên đứng cạnh giáo sư khi chụp ảnh

Hình ảnh Oanh bắt chuyện thành công và được đứng bên cạnh giáo sư để chụp ảnh

Em cảm giác rất vui trong chuyến đi lần này. Em đã dám dũng cảm, chia sẻ tự tin và nói chuyện lưu loát hơn. Em cảm ơn ạ!”

Qua câu chuyện của Oanh, có vài bài học thú vị mà anh nhận ra được và muốn chia sẻ với bạn trong phần bài viết bên dưới.

Bài học 1: Không còn lo về “mình” thì mới nghĩ được cho người khác

Sai lầm lớn nhất khi bắt chuyện với người lạ: Đó là “cố để nói” và luôn đau đáu với suy nghĩ: “Người ta nói xong, mình phải nói gì đây?”

Bởi vì mình sợ rằng khi người khác nói xong thì mình lại cười, “dạ”, “ok”,..

anh minh hoa 5 1

Điều mà anh tin tưởng đó là bạn hãy tập nói trước đi đã. Khi đã quen với việc “nói” rồi thì mỗi khi muốn nói, mình sẽ nói được. Vậy nên, mình sẽ không còn lo lắng rằng “Mình nói gì bây giờ?” nữa.

Lúc đó, sự tập trung của mình sẽ được đặt vào chuyện lắng nghe và thấu hiểu người khác.

Về chủ đề “nói”, anh đã có rất nhiều video chia sẻ cho bạn. Bạn có thể tham khảo playlist tổng hợp đó tại đây: Playlist về Nghệ Thuật Giao Tiếp và Thuyết Phục

Bài học 2: Chỉ nói khi có người muốn nghe

Trong 1 lớp học sẽ luôn có 2 kiểu người:

Kiểu 1: Tự ti, nhút nhát và không dám phát biểu để nói ra suy nghĩ của mình.

Kiểu 2: Lúc nào cũng giơ tay, lúc nào cũng xung phong và nói, thể hiện rất nhiều.

Chúng ta không muốn trở thành kiểu 1, nhưng lại càng không muốn trở thành kiểu 2.

Vậy làm sao để tự tin nhưng không thể hiện quá lố?

Câu trả lời của anh là: Chỉ nói khi có người muốn nghe.

Có thể đến đây sẽ có bạn băn khoăn: “Vậy thì khi nào thì mình nên im lặng hả anh?”

Đó là băn khoăn của nhiều bạn đã có, vậy nên anh đã làm 1 video riêng để chia sẻ về chủ đề này mà bạn có thể tham khảo: Bí quyết “ĂN NÓI” của người giao tiếp GIỎI

Nỗi sợ thành công – nỗi sợ ngăn cản bạn không thể tự tin trong giao tiếp

Điều thú vị trong não bộ của một người khi họ không thể hiện bản thân ra bên ngoài: chúng ta sợ thất bại, sợ sai.

Nhưng có một nỗi sợ ngược đời mà chúng ta có: Nỗi sợ thành công.

Tại sao chúng ta lại sợ…thành công?

anh minh hoa 6 1

Nghiệm lại xem, đã bao giờ bạn suy nghĩ về cảnh tượng thành công đáng sợ với mình như thế nào chưa?

Ví dụ, thành công trong chuyện giao tiếp, thể hiện, nổi bật giữa đám đông.

Thử tưởng tượng, nổi bật là khi mình “bật” lên trong khi người khác “bình thường” thì: “Người ta sẽ nghĩ gì về mình?”

Mình sợ mình chơi trội, bị ghét, không ai chơi cùng..

Mặc dù bạn muốn nổi bật nhưng khi nghĩ đến sự nổi bật, bạn lại sợ!

Vậy nên:

“Thà là một người bình thường không nổi bật còn hơn là nổi bật xong rồi lại thất bại.”

“Thà là học sinh trung bình, học sinh giỏi xong xuống học sinh trung bình thì u cha, lại nhục.”

“Thà là đứa bình thường, không nổi bật chứ nổi bật xong mọi người lại gắn mác mình giỏi. Rồi lúc mình làm không được như kì vọng thì lại quê!”

Qua 2 bài học đó, có 2 action cụ thể mà bạn có thể bắt đầu áp dụng cho trường hợp của riêng mình:

Action 1: Chỉ giao tiếp với những người muốn giao tiếp

Người tự tin không phải là người gặp ai cũng bắt chuyện, bởi vì:

Bạn có khả năng bắt chuyện, nhưng chắc gì người khác muốn nói chuyện với mình?

– Huỳnh Duy Khương –

Giả sử, bạn vào một quán ăn và hỏi cô chủ quán: “Cô ơi, cô bán ở đây lâu chưa cô?”

Trong khi quán ăn đang rất đông và cô chủ quán bận phục vụ khách.. thì đó là lúc người khác không sẵn sàng giao tiếp với mình.

Vậy nên, người tự tin là người nhận ra điều này và chỉ giao tiếp với những ai thực sự muốn giao tiếp.

Action 2: Đưa mình vào trạng thái sẵn sàng được bắt chuyện

Dành cho những bạn trầm tính, ít nói và chưa quen với việc bắt chuyện:

Hãy chủ động để được người khác chủ động bắt chuyện với mình.

– Huỳnh Duy Khương –

Trong một nhóm đông người, nếu bạn sẵn sàng muốn được người khác bắt chuyện, hãy cho người khác thấy 1 dấu hiệu rằng “I’m ready to talk!”. Đó có thể là một nụ cười khi bạn nhìn họ, một sự chủ động ngồi gần,..

Đó cũng là một cách để bạn có thể được người khác bắt chuyện mà không cần phải “cố”.

Lời Kết

Sau bài viết này, có 5 điều mà bạn có thể nhớ:

  1. Sai lầm lớn nhất khi bắt chuyện với người lạ là chỉ tập trung vào bản thân mình mà không thực sự lắng nghe họ.
  2. Hãy tập nói trước, bởi vì khi mình không còn lo về bản thân thì mình mới có thể nghĩ về người khác.
  3. Chỉ nói khi người khác muốn nghe.
  4. Chỉ giao tiếp với những người muốn giao tiếp với mình.
  5. Đưa mình vào trạng thái sẵn sàng được bắt chuyện.

Đọc thêm bài viết về chủ đề Giao Tiếp:

4 Cách Giao Tiếp Giúp Phối Hợp Hiệu Quả Với Sếp

1 Cách Chữa Bệnh Phản Xạ Chậm Trong Giao Tiếp

2 Cách Thể Hiện Sự Tức Giận Không Gây Mất Lòng

Mô Hình 7 Yếu Tố Cho Người Giao Tiếp Hiệu Quả

Bạn cảm thấy bài viết bổ ích chứ?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Điểm đánh giá trung bình 4.3 / 5. Số đánh giá 19

Không có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Khóa học cho bạn

Khóa học Kỹ năng Giao tiếp, Thuyết Trình - Public Speaking

Chương trình huấn luyện giúp bạn xây dựng sự tự tin thông qua kỹ năng giao tiếp, thuyết trình

Lộ trình

08 tuần

Hình thức

Zoom

Học phí

Liên hệ

Giảng viên: Huỳnh Duy Khương