10/06/2022

Mentor là gì? 4 bí quyết tìm kiếm Mentor dẫn dắt sự nghiệp cho bản thân

Mentor là gì? Làm sao để tìm được một người Mentor dẫn dắt mình trong công việc? Bài học lớn nhất anh nghiệm ra qua nhiều năm là đừng cố tự khám phá ra cách làm mọi thứ. Cách nhanh nhất để có được kết quả mình mong muốn là tìm một người đã làm […]
Duy Khương Huỳnh

Mentor là gì? Làm sao để tìm được một người Mentor dẫn dắt mình trong công việc?

Bài học lớn nhất anh nghiệm ra qua nhiều năm là đừng cố tự khám phá ra cách làm mọi thứ. Cách nhanh nhất để có được kết quả mình mong muốn là tìm một người đã làm được chuyện đó rồi, và để họ hướng dẫn cho bạn.

Hay nhiều chuyên gia vẫn có cho nhau lời khuyên: “Hãy tìm ít nhất 1 Mentor trong cuộc đời”.

Tuy nhiên, nếu vẫn chưa biết làm sao để tìm kiếm cho mình một người Mentor thì trong bài viết này, anh sẽ hướng dẫn cho bạn 4 bước chi tiết và dễ hiểu để thực hiện điều đó.

Mentor là gì?

  • Mentor là người cố vấn, hướng dẫn và giúp đỡ người khác phát triển, tiến bộ trong một lĩnh vực nào đó.
  • Mentee là người được cố vấn, giám sát để giúp bản thân phát triển.

Mentor la gi

Hầu hết, ai trong chúng ta cũng sẽ đều có một hoặc một số Mentor nhất định trong đời.

Ví dụ như Steve Jobs, một trong các Mentor của ông là vị thiền sư Kobun Chino Otogawa – người đã có đóng góp rất lớn đến với sự phát triển của “cha đẻ” Apple. Mối liên kết này kéo dài trong suốt 20 năm, mãi cho đến khi vị thiền sư này không còn nữa.

3 tiêu chí để chọn lựa Mentor

Tiêu chí 1: Họ đã có được kết quả bạn muốn có.

Người mà bạn mong muốn xin làm Mentor nên là người đã đạt được những kết quả mà nó giống mục tiêu của bạn.

Khi đó người Mentor sẽ dễ hướng dẫn mình hơn và cũng hiểu những khó khăn, điều cần lưu ý để phát triển bản thân, đạt mục tiêu đó.

Tiêu chí 2: Họ và bạn có giá trị chung

GIá trị chung của có thể bao gồm:

  • Quan điểm sống
  • Niềm tin
  • Phong cách sống
  • Thái độ
  • …  

Tiêu chí 3: Họ và bạn có sở thích chung

Mối quan hệ sẽ rất chán nếu giữa 2 người không có những yếu tố ngoài bên cạnh những chủ đề về công việc, sự nghiệp, hay những vấn đề chung mà bạn muốn học hỏi từ người Mentor.

Hãy nhớ rằng quan hệ giữa Mentor – Mentee là mối quan hệ lâu dài và sự chia sẻ chung sở thích là yếu tố làm mới, thú vị mối quan hệ này theo thời gian.

4 bí quyết để tìm kiếm Mentor

1. Khi bạn sẵn sàng, Mentor sẽ xuất hiện

Hãy đưa mình vào một tâm thế sẵn sàng nhất. Vậy tâm thế sẵn sàng ở đây là gì?

Đó là việc bản thân không ngừng tìm cách để tự giúp cho mình chứ không đợi để tìm ra một người giống như vậy để rồi mới trưởng thành.

Anh gặp anh Trí vào cuối năm 4 Đại học. Một cách tình cờ chiều hôm đó, anh có 2 lựa chọn:

  • 1 là anh ghé thăm hội chợ việc làm.
  • 2 là tham gia hội thảo của anh Nguyễn Hữu Trí đang tổ chức tại trường của anh.

Và anh quyết định chọn lựa phương án số 2 và tới buổi gặp gỡ đó. Và sau hồm đó, chính khoảnh khắc đó đã mở ra một con đường hoàn toàn khác trong cuộc đời của anh.

Nghe có vẻ là tình cờ giống, nhưng thật ra trong suốt 4 năm đó, anh chưa bao giờ dừng hỏi cho mình những câu hỏi:

  • Định hướng của mình là gì?
  • Mình sẽ muốn làm gì cho cuộc sống?
  • Điểm mạnh của mình là gì? Điểm yếu của mình là gì?
  • Làm sao để mà giỏi giang hơn?
  • (…)

Anh cũng đọc sách, tham gia một vài chương trình mình tìm thấy được, nỗ lực tìm kiếm dù chưa ra được kết quả gì. Nhưng chưa bao giờ anh dừng hỏi mình những câu hỏi trên.

Cho tới khi thời điểm đó xuất hiện, anh hút được đúng người Mentor có đủ 3 tiêu chí mà mình mong muốn ở trên đó.

2. Đừng nghĩ: “Mentor phải có bổn phận giúp mình.”

Đây là lầm tưởng rất nhiều bạn hay gặp phải. Người Mentor không có bổn phận sẽ giúp đỡ cho bất cứ ai nếu như họ không muốn.

Cho nên, hãy đến với một thái độ cầu thị và học hỏi. Đó là lúc bạn sẽ nhận được nhiều giá trị hơn từ họ.

3. Học cách mang lại giá trị cho Mentor

Đừng tới với nhu cầu năn nỉ, xin xỏ. Hãy đến và đặt cho mình một câu hỏi: “Làm sao để mang lại nhiều giá trị hơn cho người Mentor của mình?”

Đó là thứ nền tảng nhất trong bất kì mối quan hệ nào.

Người Mentor đầu tiên – anh Nguyễn Hữu Trí khi anh tham gia buổi hội thảo. Anh tham gia một vài chương trình nữa để tìm hiểu kĩ hơn về người thầy, về cái môi trường mà anh có nói.

Và sau đó, anh đã đầu tư để tham gia khóa học của ảnh. Sau khóa học, anh xin ở lại để được tham gia làm cộng tác viên để hỗ trợ thêm nhiều việc có liên quan tới công ty.

4. Hành động và chia sẻ kết quả với Mentor

Bạn có biết điều gì làm người Mentor vui nhất không? Đó là thấy giá trị mình chia sẻ được chuyển đổi thành kết quả bởi sự nỗ lực của người Mentee.

  • “Anh ơi, cái này hôm vừa rồi anh chỉ, em thử áp dụng và ra kết quả như vậy nè.”

Những câu nói như vậy là điều khiến người Mentor tự hào nhất vì biết được những giá trị mình đem lại cho người khác là hữu ích.

Từ đó, họ sẽ càng muốn chia sẻ, giúp đỡ, dạy bạn thêm nhiều thứ hơn bởi sự cam kết hành động, cố gắng, nỗ lực của người Mentee.

Lời kết

Hãy có Mentor cho mình, nhưng hãy tìm hiểu thật kỹ để chọn ra 1 người để học theo trong 1 lĩnh vực nhất định. Một người không chỉ có chuyên môn, kinh nghiệm mà còn có những giá trị, câu chuyện mà bạn cảm nhận và thấy phù hợp với mình.

Hiện tại, bạn đang có Mentor trong lĩnh vực nào? Chia sẻ với anh trải nghiệm của bạn ở dưới comment nhé!

Nếu bạn muốn tìm kiếm một người Mentor trong lĩnh vực giao tiếp để giúp bản thân tự tin hơn, dám thể hiện tiếng nói thông qua việc giao tiếp thì có thể tham gia Workshop “Bí quyết giao tiếp tự tin, thu hút mà không bị đánh giá” của anh tại đây để nhé.

Workshop Public Speaking Huynh Duy Khuong
Workshop Public Speaking – Bí quyết giao tiếp tự tin, thu hút mà không bị đánh giá | Huỳnh Duy Khương

Bạn cảm thấy bài viết bổ ích chứ?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Điểm đánh giá trung bình 3.5 / 5. Số đánh giá 6

Không có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Khóa học cho bạn

Khóa học Quản lý đội nhóm - The Underground Leader

Khóa huấn luyện Kỹ năng Quản lý Đội nhóm – Nâng cao năng lực giao tiếp, phối hợp.

Lộ trình

8 tuần

Hình thức

Zoom

Học phí

Liên hệ

Giảng viên: Huỳnh Duy Khương