02/09/2023

5 Dấu Hiệu Chứng Tỏ Bạn Là People Pleaser Và Cách Vượt Qua

Bạn có bao giờ cố gắng làm một việc mình không thích chỉ để làm hài lòng người khác chưa? Mình làm 1 hành động nào đó mà mình biết là nếu mình không làm thì sẽ khiến cho một ai đó phiền lòng. Cho nên mình ráng “gồng” mặc dù trong lòng mình không […]
Duy Khương Huỳnh

Bạn có bao giờ cố gắng làm một việc mình không thích chỉ để làm hài lòng người khác chưa? Mình làm 1 hành động nào đó mà mình biết là nếu mình không làm thì sẽ khiến cho một ai đó phiền lòng. Cho nên mình ráng “gồng” mặc dù trong lòng mình không muốn chút nào hết.

Mỗi lần như vậy bản thân cảm thấy rất mệt mỏi, luôn có cảm giác mình phải hi sinh một điều gì đó và dần dần đánh mất chính mình. Đó là lúc bạn cần nhìn nhận xem mình có đang mắc phải hội chứng người tốt-“people pleaser” hay không. Trong bài viết này, anh sẽ giúp bạn tìm hiểu về hội chứng này và cách để vượt qua cảm giác luôn muốn làm hài lòng người khác.

People Pleaser là gì?

December 7 2017 Blog Image

Hội chứng người tốt – People Pleaser

“People pleaser” là những người luôn muốn làm hài lòng người khác. Không chỉ dừng lại ở việc thực hiện những điều tốt, họ còn chủ động điều chỉnh tính cách và hành động của bản thân vì những người xung quanh.

Một người “people pleaser” luôn mong muốn mình trong mắt người khác lúc nào cũng là một người “con ngoan trò giỏi”, biết điều, hiền hòa, dễ thương, và là một người tốt.

5 Dấu hiệu của hội chứng People Pleaser

  1. Mặc định bản thân luôn là người chịu thiệt trong các mối quan hệ
  2. Không dám thể hiện mong muốn, suy nghĩ của mình vì sợ bị đánh giá
  3. Luôn cảm thấy ngại khi phải nói ra suy nghĩ của mình hay đòi hỏi một điều gì đó
  4. Sắc mặt, thái độ của mọi người thường là “kim chỉ nam” hành động của bản thân
  5. Không dám nói lời từ chối nên thường xuyên “say yes” với những lời đề nghị của người khác

Ví dụ:

  • Cho đứa bạn mượn tiền đến khi bạn cần và muốn hỏi nhận lại, nhưng sợ họ nghĩ này nghĩ kia về mình. Nên thôi, mình tự đi tìm người khác để mượn.
  • Làm việc nhóm cho kịp deadline, nhưng hết bạn này, bạn kia bận. Không biết phải từ chối như thế nào vì sợ người ta nghĩ xấu về mình, nên thôi..quyết định ôm hết việc vào mình.
  • Trong tình cảm, đến một thời điểm bạn cảm thấy chán mối quan hệ. Đáng lẽ mình nên nói thẳng ra, nhưng vì sợ tổn thương người khác, nên “gắng gượng” ở lại trong mối quan hệ đó.

Ảnh hưởng tiêu cực của “Hội chứng người tốt”

12 Reasons People Pleasing Never Really Helps Anyone

Hậu quả của “hội chứng người tốt” này là..

Bản thân luôn phải “diễn” và không được sống đúng với những gì mình thật sự nghĩ. Tuy nhiên, bên trong lúc nào mình cũng có những suy nghĩ “nổi loạn”, ý tưởng điên khùng mà bản thân đã kiềm nén, không dám thể hiện ra.

Anh không khuyến khích bạn là “Hãy làm những điều mình mong muốn đi, đừng tử tế quá”, nhưng nếu mình không lấy những ý nghĩ khác biệt đó ra để cân nhắc, đắn đo, học hỏi mà chúng ta lại kiềm nén hết tất cả…để rồi mỗi ngày mình phải “cố gắng” tươi cười, ngoan hiền, dễ thương với tất cả mọi người.

Vậy thì làm sao bây giờ?

Lời khuyên thông thường

Lời khuyên mà chúng ta thường nghe: “Hãy sống là chính mình, đừng quan tâm người khác nghĩ gì. You only live once! (YOLO)”

Nếu đã từng tin theo lời khuyên này, bạn có thể sẽ gặp 1 vấn đề khác đó là: Dễ trở nên ích kỷ và nhận ra rằng: “Đôi khi được sống là chính mình cũng không thoải mái cho lắm..” Bởi vì lúc đó chúng ta chỉ quan tâm về mình mà chẳng để ý gì đến ai hết.

Cho nên: Làm sao để chúng ta sống cho bản thân mình nhưng vẫn không ảnh hưởng xấu đến những mối quan hệ xung quanh?

Cách thực sự vượt qua hội chứng People Pleaser

Trong cuốn sách “7 Thói Quen Hiệu Quả” của Stephen R.Covey, ông đề cập đến chủ đề về cách cư xử với những người xung quanh, có một mô hình rất hay mà anh đã học được:

Square 1
Mô hình về sự dũng cảm & sự cân nhắc

Mỗi người khi chúng ta tương tác với bất kể mối quan hệ nào (đội nhóm, gia đình, bạn bè, vợ chồng, con cái,…) thì có 2 yếu tố mà bạn phải luôn rèn luyện để đạt được “điểm cân bằng”: SỰ DŨNG CẢM & SỰ CÂN NHẮC

– Stephen R.Covey –
Square 6

Sự dũng cảm là điều mà một đứa nhỏ khi sinh ra đã có: đói thì khóc để được cho ăn, thích gì thì lại lấy bất kể thứ đó nguy hiểm mà không quan tâm đến mọi người xung quanh cảm thấy như thế nào.

Nhưng nếu chỉ có 1 yếu tố can đảm thì chúng ta sẽ mãi mãi là một đứa con nít, vậy nên mình cần thêm một yếu tố: sự cân nhắc.

Sự cân nhắc là điều mà đứa nhỏ lớn lên sẽ bắt đầu học được:

“Mình làm như vậy thì ba mẹ sẽ cảm thấy như thế nào?”

“Mình đi học trên trường lớp mà không tuân thủ quy định thì sẽ như thế nào?”

“Mình đi làm trên công ty mà không làm theo hệ thống, quy trình thì sẽ ảnh hưởng gì?”

“Mình đi ra xã hội, ra đường mà không biết cách quan tâm, để ý đến người khác thì sao?”

Khi lớn lên, chúng ta cần học về những luật lệ, quy tắc, chuẩn mực để trở thành một người “biết điều”. Cho nên, mỗi khi làm một việc gì đó chúng ta cân nhắc và suy tính rất nhiều trước khi ra quyết định có nên làm nó hay không.

Đó là một điều tích cực, nhưng vấn đề bắt đầu xuất hiện khi chúng ta quá cân nhắc thì khi đó mình sẽ mất đi sự can đảm, không dám làm bất cứ thứ gì. Cho nên trong mô hình của Stephen R.Covey, ông chia sẻ có 4 ô như trong ảnh bên dưới:

Square 8
Mô hình 4 kiểu mối quan hệ của Stephen R.Covey
  • Lose-Win (cân nhắc cao, dũng cảm thấp): bạn sẵn sàng chịu thiệt để hài lòng người khác, nhưng không dũng cảm thể hiện ra điều mà mình mong muốn.
  • Win-Lose (cân nhắc thấp, dũng cảm cao): bạn sống cho bản thân mình mà không quan tâm đến những người xung quanh có “win” hay không.
  • Lose-Lose (cân nhắc thấp, dũng cảm thấp): là hệ quả của 2 trường hợp trên, bởi vì trong bất kỳ mối quan hệ nào thì không có ai muốn bản thân sẽ luôn là người “lose” trong khi người khác lại “win”.

Vậy nên để trả lời câu hỏi “Làm sao để chúng ta sống cho bản thân mình nhưng vẫn không ảnh hưởng xấu đến những mối quan hệ xung quanh?”

Thì câu trả lời của anh là: Tư duy Win-Win.

Square 9
Mô hình 4 kiểu mối quan hệ của Stephen R.Covey

Tư duy Win-Win = Can đảm cao + Cân nhắc cao

Để cân bằng giữa 2 yếu tố can đảm & cân nhắc, chúng ta cần:

  1. Liên tục tự hỏi để biết mình muốn gì và cách làm sao để thể hiện điều mình muốn mà không phải thỏa hiệp. Nếu đó là mong muốn hợp lý, mình sẵn sàng để đòi hỏi và nỗ lực để có được điều đó.
  2. Cân nhắc là “Nếu mình có được điều này thì người kia (trong mối quan hệ với mình) sẽ có được điều gì?” Từ đó, đưa ra giải pháp “win-win” cho cả hai.

Đương nhiên, để áp dụng tư duy này ngay lập tức sẽ không dễ..

Bởi vì 2 lý do:

  1. Nếu ai cũng cân bằng được cả 2 yếu tố “can đảm-cân nhắc” trong mọi trường hợp thì sẽ ít người cảm thấy bế tắc, tiêu cực, đau khổ trong các mối quan hệ ⇒ đừng mong đợi có được công thức này xong bạn sẽ áp dụng được liền cho mọi trường hợp.
  2. Cách ứng xử hài hòa, cư xử khéo léo với mọi người là điều mà chúng ta cần phải học liên tục bởi vì thực tế sẽ phức tạp hơn.

Nhưng khi chúng ta đã có “công thức” trong tay thì ít nhất mình cũng sẽ rõ ràng hơn: mình đang ở đâu trong mối quan hệ xung quanh, mình đang thiếu sự cân nhắc hay can đảm,…để liên tục nhìn nhận và thay đổi cho phù hợp.

Anh từng là người Lose-Win trong một khoảng thời gian dài…

Từ nhỏ, anh là “con ngoan trò giỏi” chính hiệu. Không bao giờ bị viết tên vào sổ đầu bài, quay cóp, quậy phá… vì anh nghĩ đó là điều mà thầy cô, ba mẹ cấm!

Anh rất sợ hình ảnh của những học sinh quậy phá. Nên luôn nói với mình “phải hiền lành”, mặc dù bên trong anh cũng có sự nổi loạn nhất định.

Thói quen đó đi theo anh suốt đến những năm đầu đi làm. Anh rất ngại khi phải hỏi người khác, thể hiện mong muốn của mình, nhờ sự trợ giúp của một ai đó,…Lúc nào cũng không dám thể hiện chính kiến, quan điểm, suy nghĩ của mình.

Dần dần, khi trải nghiệm nhiều và nhận ra điều này thì anh bắt đầu lấy lại sự can đảm của mình. Bắt đầu tìm hiểu mình muốn gì, học cách trau dồi mục tiêu, giao tiếp, thể hiện bản thân và nhiều thứ khác. Cho đến khi anh đã khá tự tin và đang có “đà” khi mới lấy lại sự can đảm đó, anh đã vô tình bước vào ô “Win-Lose” – thời điểm anh chỉ nghĩ cho bản thân mình.

Đỉnh điểm là vào đám cưới của vợ chồng anh, tụi anh tổ chức nhưng không phụ thuộc vào ba mẹ hai bên.

image
Hình ảnh đám cưới của vợ chồng anh.

Vợ chồng anh chủ động thiết kế đám cưới của mình hơi khác so với những đám cưới mà mọi người thường thấy, bởi vì nó sẽ không có: hoạt động cắt bánh kem, mở sâm banh. Hay một người MC đứng nói những câu “sáo rỗng” mà đám cưới nào chúng ta cũng nghe.

Mà đám cưới sẽ có: những trò chơi mà người tham dự có thể chơi cùng nhau, MC là một người bạn rất thân của anh có những chia sẻ chân thật về câu chuyện và tình cảm của 2 đứa. Đó là một trải nghiệm mà khi nhớ lại, anh cực kì tự hào!

Untitled 2
Hình ảnh đám cưới của vợ chồng anh.

Nhưng có một hoạt động mà anh đã vô tình gạt bỏ khiến cho anh vô cùng hối tiếc khi nhìn lại, đó là: Mời quan viên hai họ lên chia sẻ cảm nghĩ. Cả đám cưới đó, chỉ có dấu ấn của anh và những người tổ chức mà không hề có dấu ấn của ba mẹ và những người thân của mình,..làm cho họ cảm thấy không có được niềm vui trọn vẹn.

image 1

Lúc đó anh cứ nghĩ đó là sự tự tin, là không quan tâm đến người khác nghĩ gì. Nhưng vài tháng sau khi nhìn lại, anh mới cảm thấy là thời điểm đó mình hơi quyết liệt và thiếu đi sự cân nhắc.

Nên nếu được quay lại, anh sẽ tổ chức đám cưới của mình theo một hướng khác là kết hợp hiện đại với truyền thống. Những gì mình muốn làm mình vẫn làm, những thứ đúng là không có ý nghĩa với mình nhưng lại có ý nghĩa với những người quan trọng của mình thì vẫn sẽ tìm cách để cho việc đó được diễn ra…

Nếu làm được điều đó, anh đã có được thứ mình mong muốn nhưng cũng làm cho ba mẹ và những người thân của mình vui vẻ, hạnh phúc hơn nhiều. Vậy nên:

Học cách để trau dồi sự dũng cảm và sự cân nhắc, thiếu cái nào mình trau dồi cái đó!

– Huỳnh Duy Khương –

Phạm 1-2 lỗi lầm thì không sao hết, chúng ta sẽ rút kinh nghiệm cho những lần sau. Để dần dần, mình chạm đến một cột mốc là: “Hey, những gì tui muốn làm thì tui thể hiện được rồi đó, và rồi tui sẽ cân nhắc điều quan trọng nào liên quan đến những mối quan hệ của mình để tìm ra giải pháp thực sự win-win!”

Lời Kết

Điều cuối cùng mà anh muốn bạn nhớ sau khi đọc xong bài viết này là:

Mỗi khi làm một việc nào đó, hãy thử hỏi: “Điều này tôi làm thì có lợi cho bản thân, nhưng nó có làm hại đến ai không?”

Nếu câu trả lời là không, bạn có thể làm nó để tăng sự can đảm của mình lên. Sau đó, liên tục nhìn nhận lại sau mỗi hành động để càng ngày càng tiến tới được giải pháp trọn vẹn cho những mối quan hệ của bạn trong cuộc sống.

Anh chúc bạn sẽ sớm tiến đến được cột mốc Win-Win đó!

Đọc thêm bài viết về chủ đề Giao Tiếp:

4 Cách Giao Tiếp Giúp Phối Hợp Hiệu Quả Với Sếp

1 Cách Chữa Bệnh Phản Xạ Chậm Trong Giao Tiếp

2 Cách Thể Hiện Sự Tức Giận Không Gây Mất Lòng

Mô Hình 7 Yếu Tố Cho Người Giao Tiếp Hiệu Quả

Bạn cảm thấy bài viết bổ ích chứ?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Điểm đánh giá trung bình 5 / 5. Số đánh giá 2

Không có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Khóa học cho bạn

Khóa học Kỹ năng Giao tiếp, Thuyết Trình - Public Speaking

Chương trình huấn luyện giúp bạn xây dựng sự tự tin thông qua kỹ năng giao tiếp, thuyết trình

Lộ trình

08 tuần

Hình thức

Zoom

Học phí

Liên hệ

Giảng viên: Huỳnh Duy Khương