24/06/2023

2 ĐIỂM MẠNH GIÚP HƯỚNG NỘI VƯỢT QUA SỰ RỤT RÈ, TỰ TI

Theo Susan Cain, tác giả của cuốn sách "Hướng Nội" rất nổi tiếng đã chia sẻ: "Chúng ta đang sống trong một thời đại đang ưu ái quá nhiều cho người hướng nội"
Duy Khương Huỳnh

Xã hội thường ca ngợi những lợi thế của người hướng ngoại như hòa đồng, thân thiện nhưng rất hiếm khi để ý đến điểm mạnh của người hướng nội. Tuy nhiên, trong bài này anh sẽ chia sẻ 2 điểm mạnh nổi trội nhất của người hướng nội mà không phải ai cũng có được.

Nỗi Khổ Khi Là Một Người Hướng Nội

“Nói gì đi chứ, sao lúc nào cũng im lặng vậy?”

Bạn từng nhận câu hỏi giống như vậy chưa?

Nếu câu trả lời không chỉ là có, mà còn nhiều đến mức phải tự đặt cho mình câu hỏi:

“Có vấn đề gì với mình vậy? Tại sao ai cũng dễ dàng nói chuyện và hòa đồng với mọi người trong khi mình lại cảm thấy khó khăn khi nói chuyện với người khác?”

Thì đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận lại điểm mạnh của bản thân mình.

Từ nhỏ chúng ta được dạy là cần phải tự tin và giao tiếp tốt.

Và chúng ta mặc định là tự tin và giao tiếp tốt nghĩa là mình cần phải hòa đồng, thân thiện và mạnh dạn.

Tuy nhiên, đó không phải là điều duy nhất mà chúng ta cần hướng tới.

Theo Susan Cain, tác giả của cuốn sách rất nổi tiếng: Quite – Sức mạnh của sự tĩnh lặng trong một thế giới không ngừng nói, bà đã chia sẻ quan điểm mạnh mẽ của mình rằng có 2 dạng tính cách đặc trưng trong giao tiếp: hướng nội & hướng ngoại.

huong-noi

Hướng Ngoại là tuýp người rất thoải mái trong môi trường có nhiều kích thích, mới lạ và sẵn sàng chia sẻ suy nghĩ của mình ngay lập tức.

Hướng Nội là những người ngược lại, cảm thấy thoải mái hơn trong môi trường ít kích thích, an toàn và thường suy nghĩ thật kỹ rồi mới nói.

Và dù là hướng nội hay hướng ngoại thì tính cách đó đều có điểm tốt và điểm cần phải cải thiện.

Tuy nhiên, Susan Cain cũng đã chỉ ra rằng:

TRONG MOT THE GIOI ON AO

Ví dụ, trong lớp học thầy cô thường hay nói là:

“Tụi em cứ phát biểu đi, cứ nói ra những gì mình nghĩ trong đầu. Đúng hay sai không quan trọng đâu!”

Điều đó sẽ dễ dàng hơn đối với người hướng ngoại. Bởi vì họ có xu hướng nói nhanh những suy nghĩ có trong đầu của mình ra bên ngoài.

Nhưng đối với người hướng nội, điều đó rất khó. Bởi vì họ sẽ không muốn nói ngay thứ mà mình suy nghĩ nếu họ chưa chắc chắn với chuyện đó.

Họ cần thời gian suy nghĩ, chuẩn bị, nghiên cứu để đảm bảo mình chắc chắn với quan điểm của mình. Khi đó, họ mới phát biểu.

Khi gặp một người lạ, để trở nên hòa đồng và thân thiện hơn, người hướng ngoại có thể dễ dàng lại gần và làm quen.

Nhưng với người hướng nội, đó là cuộc đấu tranh phải cố gắng hết sức, bởi vì họ cảm thấy không tự nhiên và thoải mái khi phải làm quen và bắt chuyện.

2 Điểm Mạnh Giúp Hướng Nội Trở Nên Nổi Bật, Tự Tin

Người hướng nội cảm thấy rất ổn khi ở một mình, cho nên chúng ta cần hiểu và tận dụng những đặc tính trong tính cách của mình để không cảm thấy mình phải “gồng” lên để trở thành một người hướng ngoại.
Có 2 điểm mạnh nổi trội mà người hướng nội cần nhận ra và tận dụng chúng:

#1 Sự Cô Độc

5

Sức mạnh của người hướng nội đó là: Chúng ta không cảm thấy buồn khi ở một mình.

Người hướng ngoại sẽ sạc năng lượng bằng cách ra bên ngoài và kết nối với mọi người.

Còn người hướng nội ở một mình thì không phải là xa lánh xã hội mà là chúng ta cần thời gian để sạc lại năng lượng bằng cách: yên lặng và kết nối với bản thân của mình.

Cho nên:

Sẽ rất ổn nếu bạn chọn ở nhà đọc sách, thay vì đi quẩy vào cuối tuần.

Sẽ rất ổn nếu bạn thích đi ăn một mình, thay vì rủ rê nhiều đồng bọn.

Và cũng sẽ rất ổn nếu bạn chỉ có một vài người bạn thân, thay vì kết giao với nhiều người mới.

#2 Khả Năng “Sâu-Đíp”

6 1

Người hướng nội thích suy nghĩ rõ ràng và kỹ lưỡng trước khi nói ra quan điểm của mình.

Cho nên:

Thay vì đặt mục tiêu có thể xung phong giơ tay phát biểu thật nhiều cho lớp, hãy đặt mục tiêu là chỉ đóng góp cho những môn mình thực sự quan tâm.

Thay vì tập trung vào số lượng, hãy tập trung vào chất lượng. Chúng ta sẽ không thoải mái nếu cứ nghĩ gì nói nấy. Vậy thì hãy cho bản thân thời gian suy nghĩ đủ sâu để chia sẻ quan điểm của mình.

Thay vì cố gắng làm quen với thật nhiều bạn mới, hãy đặt mục tiêu là chỉ làm quen với những người trong lĩnh vực mà bạn thật sự quan tâm. Chuẩn bị thật kỹ những thứ liên quan trước khi đến nói chuyện với những người đó.

Thay vì cố gắng nói thật nhiều trong buổi họp nhóm, hãy đặt ra những câu hỏi và lắng nghe quan điểm của những đồng đội và bạn bè. Sau đó, mới chia sẻ về những nghiên cứu, chuẩn bị và tổng hợp lại quan điểm mình đã nghe trước đó.

Lời Kết

Dù là hướng nội hay hướng ngoại, ai cũng sẽ có những điểm mạnh riêng.

Với người hướng nội, họ chỉ cảm nhận được sức mạnh của mình khi bắt đầu nhìn vào những gì mình có và tận dụng chúng, thay vì cố gắng trở thành một “con bướm xã hội” như tính cách của người hướng ngoại.

Muốn tự tin và tận dụng được những gì mình đang có, người hướng nội cần hiểu được sự tự tin này đến từ đâu. Anh có một bài viết về 5 nguồn gốc của sự tự tin, bạn có thể tham khảo tại đây để nhận biết và luyện tập sự tự tin từ bên trong cho bản thân mình.


Video mới nhất về chủ đề hướng nội trên kênh Huỳnh Duy Khương:

Bạn cảm thấy bài viết bổ ích chứ?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Điểm đánh giá trung bình 5 / 5. Số đánh giá 3

Không có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Khóa học cho bạn

Khóa học Kỹ năng Giao tiếp, Thuyết Trình - Public Speaking

Chương trình huấn luyện giúp bạn xây dựng sự tự tin thông qua kỹ năng giao tiếp, thuyết trình

Lộ trình

08 tuần

Hình thức

Zoom

Học phí

Liên hệ

Giảng viên: Huỳnh Duy Khương