06/08/2022

6 ĐIỀU NGƯỜI HƯỚNG NỘI MUỐN NGƯỜI HƯỚNG NGOẠI BIẾT

Việc giao tiếp sẽ là một nỗi sợ rất lớn đối với người HƯỚNG NỘI. Chính vì thế, theo bản năng tự nhiên, người HƯỚNG NỘI tránh tiếp xúc, giao tiếp, để trốn tránh nỗi sợ của mình. Không chỉ có nỗi sợ giao tiếp, họ còn nhiều điều không biết chia sẻ như thế […]
Duy Khương Huỳnh
6 điều người hướng nội muốn người hướng ngoại biết

Việc giao tiếp sẽ là một nỗi sợ rất lớn đối với người HƯỚNG NỘI.

Chính vì thế, theo bản năng tự nhiên, người HƯỚNG NỘI tránh tiếp xúc, giao tiếp, để trốn tránh nỗi sợ của mình.

Không chỉ có nỗi sợ giao tiếp, họ còn nhiều điều không biết chia sẻ như thế nào cho mọi người hiểu, thậm chí có khi họ còn không hiểu mình đang có vấn đề gì để chia sẻ.

Nếu bạn là người HƯỚNG NỘI hãy đọc hết bài viết này để nhận ra rằng bạn chỉ là một trong rất nhiều người thấy giao tiếp là một vấn đề khó khăn và từ bài viết này bạn có thể hiểu hơn về chính bản thân mình.

Nếu bạn là người HƯỚNG NGOẠI thì có thể đọc để hiểu những người bạn HƯỚNG NỘI của mình. Từ đó kết nối, giúp đỡ, đồng hành cùng họ lâu dài hơn.

Tâm sự của người hướng nội #1: “Mình chỉ đang tập trung thôi chứ không phải căng thẳng hay khó chịu gì đâu”

Hướng nội tập trung
Tâm sự của người hướng nội #1: “Mình chi đang tập trung thôi không phải căng thẳng hay khó chịu gì đâu”

Khi người HƯỚNG NỘI TẬP TRUNG vào vấn đề nào đó, họ sẽ không còn để ý đến bất kì điều gì xung quanh mình nữa. 

Đặc biệt, với những vấn đề đó họ chưa biết, thì việc TẬP TRUNG không chỉ là vì nghiên cứu, học tập mà còn vì lo lắng nên phải bỏ rất nhiều sự quyết tâm để có thể thật sự hiểu vấn đề.

Lúc học Đại học, anh có một nhóm bạn rất thân.

Anh rất quý mối quan hệ này vì hồi cấp 3 trở về trước anh chỉ có một mình, không có ai đủ thân để chơi như nhóm bạn này.

Anh Khương và bạn Đại học
Anh và nhóm bạn thân

Mọi chuyện vẫn sẽ tốt đẹp cho đến khi kì thi đến.

Anh phải dành toàn bộ tâm huyết để ôn thi, cố gắng tập trung, căng đầu lên vì không muốn mãi lẹt đẹt cuối bảng.

Nếu đang học mà có ai tới hỏi, anh sẽ không để ý gì tới cảm xúc của người khác mà chỉ trả lời 1 cách hời hợt cho xong chuyện.

“Đi ăn trưa không mày?”

“Không đang làm.”

“À vậy mày có cần đi lấy nước không?”

“Không đang làm.”

Có khi còn không trả lời, vì anh thật sự không nghe thấy những câu hỏi của bạn đó trong lúc mình đang tập trung.

Điều đó vô tình làm người khác cảm thấy khó chịu. 

Thấy sao mày căng thẳng quá vậy?

Sao không để ý đến những người xung quanh vậy?.

Đến một lúc anh nhận ra rằng, cách hành xử như vậy sẽ làm người khác cảm thấy không thích mình. 

Nhưng nếu anh quay qua cố cười và trả lời một cách vui vẻ, rồi hùa theo nói chuyện, thì lại bị mất sự tập trung.

Lúc đó, anh bị mâu thuẫn trong việc cân bằng giữa mối quan hệ xung quanh, những cuộc vui cùng bạn bè với việc tập trung học những môn mình chưa giỏi.

Cần bằng trong cuộc sống
Mâu thuẫn giữa mối quan hệ và việc cần tập trung

Anh chỉ mong sao những người bạn xung quanh có thể hiểu những gì đang diễn ra trong anh.

Nhưng thật sự không biết nói sao cho tụi nó hiểu gương mặt lúc đó là gương mặt tập trung, có một chút sự sợ hãi và lo âu chứ không phải cố tình tỏ ra căng căng hay khó chịu.

Đó là TRẠNG THÁI BÌNH THƯỜNG của người HƯỚNG NỘI.

Nên lúc đó mọi người xung quanh không cần phải quan tâm hay trò chuyện gì với họ đâu. Điều họ cần là để họ một mình trọn vẹn trong khoảng thời gian đó.

Sau khi làm xong công việc rồi thì cuộc nói chuyện sẽ thoải mái và vui vẻ trở lại.

Tâm sự của người hướng nội #2: “Mình thật sự rất thích món quà và ý tưởng của bạn”

hướng nội thích thú
Tâm sự của người hướng nội #2: “Mình thật sự rất thích món quà và ý tưởng của bạn”

Anh có 1 đứa cháu hướng ngoại và 1 đứa cháu hướng nội. 

Đợt vừa rồi trong dịp giáng sinh, vợ chồng anh có tặng cho tụi nó món quà. 

Vợ anh đại diện tặng cho con bé hướng nội 1 đôi giày dễ thương, xinh xinh, nhỏ nhắn. Cháu anh nhận xong cũng im im không nói gì, mặc dù tụi anh biết nó rất thích đôi giày đó. Đôi giày đồng bộ với cái váy ba con bé mua cho. 

Mẹ con bé kêu: 

”Cám ơn chú Khương, cô Vi đi con.” 

Con mang thử rồi đi qua đi lại 1 vòng xem sao.”

Mẹ bắt gì thì bé làm đó. Lúc đó nhìn cháu anh không thoải mái gì cả, anh và vợ cũng không quan trọng và mong đợi là con bé thể hiện ra theo kiểu đó. Mà quan trọng là con bé có dùng đôi giày đó không? Tụi anh chỉ cần nó dùng và biết nó thích là được rồi

Nhưng có nhiều người lại không hiểu chuyện đó, bởi vì bạn không thể hiện bất kỳ biểu cảm gì ra ngoài hết. Nên đôi khi khiến người khác hiểu lầm. 

Đặt ra trường hợp nếu món quà đó tặng cho đứa cháu hướng ngoại của anh, nó sẽ chủ động nói với một gương mặt háo hức:

“Con cảm ơn cô Vi, chú Khương nha. Sao cô Vi biết con thích đôi giày này hay dữ vậy. Con thích lắm luôn á, tối nay chắc con ôm nó ngủ luôn quá”. 

Đôi khi thực ra cách nói đó cũng chỉ để làm vui lòng người khác chứ không hẳn nó thích đến mức đó. Nhưng đó là cách nói chuyện khiến người khác thấy vui vẻ, vừa lòng.

Người hướng nội sẽ khó thể hiện cảm xúc của bản thân hơn người hướng ngoại. Cả những cảm xúc hào hứng, vui vẻ họ cũng không thể hiện nhiều trong biểu cảm của bản thân, làm người khác đôi khi hiểu lầm là người hướng nội cảm thấy không thoải mái với chuyện đó.

Mặc dù họ không thể hiện sự hào hứng trên khuôn mặt.

Không có nghĩa là người hướng nội không thích nó, không có nghĩa là họ vô cảm. 

Họ có sự yêu thích trong lòng của mình, có khi là sôi sục bên trong rất là lớn. 

Nhưng nó lại không thể hiện qua lời nói, gương mặt, tinh thần năng lượng.

Nếu bạn để họ 1 mình, họ sẽ bộc lộ ra sự hăng hái của mình một cách không một chút ngần ngại. 

Và khi họ đã thích thì họ sẽ xài. Nên những ai tặng quà cho người hướng nội cũng khoan buồn vì cách thể hiện đó. Họ sẽ rất trân trọng và sử dụng món quà của bạn đấy.

Tâm sự của người #3: “Mình không từ chối bạn, mình chỉ từ chối cuộc chơi thôi”

hướng nội từ chối
Tâm sự của người hướng nội #3. “Mình không từ chối bạn, mình chỉ từ chối cuộc chơi thôi”

Người hướng nội sẽ không giỏi trong việc nắm bắt cảm xúc người khác. 

Người hướng nội nghĩ rằng ko muốn đi thì từ chối đi thôi. 

Nhưng về phía bên kia sẽ bắt đầu suy nghĩ:

“Sao mày từ chối vậy?”

“Mày không thích chơi với tao hả?”

“Sao từ chối thẳng thừng quá vậy?”

“Sao mày cứ ở nhà như đồ tự kỉ mãi vậy?”

Đối với người hướng nội, “Không” có nghĩa là Không chứ không có ghét bỏ gì bạn hay bất cứ một ý nghĩa nào khác hết.

Hoặc khi họ đi chơi mà không tham gia tương tác nhiều thì không phải bởi vì họ ghét bỏ hay khó chịu gì bạn đâu.

ctnpRfHBtAg4g XJ4ECPqXzp7vLXXbKPt yV71edsfClMvI1F0VMBXt

Đối với những nhóm bạn thật sự thân thì lại khác. Họ có thể chơi thâu đêm suốt sáng, kết nối vô tư.

Bạn có thể học cách tiếp cận, trò chuyện với những người lạ, cố gắng hòa nhập với những người không quá thân.

Nhưng 1 cọng dây thun giãn quá cũng sẽ bị đứt. Vì vậy đến một mức độ nào đó bạn phải học cách nói “Không!”. Nếu muốn có thể giải thích thêm cho người khác hiểu rồi quay lại không gian riêng của bản thân. 

Bạn có thể xem thêm về cách từ chối khéo léo mà không gây mất lòng người khác tại đây: https://huynhduykhuong.vn/cach-tu-choi-kheo-leo/

Nếu cắt đứt mọi liên hệ mà không giải thích bất cứ điều gì, người khác sẽ bị hiểu lầm, hoặc thậm chí dẫn đến họ thấy bạn là một người xấu tinh.

Hãy để cho mọi người hiểu bạn chỉ đang sạc lại năng lượng của bản thân chứ không có ý gì khác.

Tâm sự của người #4: “Mình rất ổn khi ở một mình”

huong noi o mot minh
Tâm sự của người hướng nội #4: “Mình rất ổn khi ở một mình”

Ở 1 mình để đọc sách, đọc truyện, xem phim,… là chuyện rất ổn đối với người hướng nội. 

Đừng hỏi họ những câu: “Đi một mình vậy, có buồn không?”

Nhưng đôi khi đi một mình bạn lại có cảm giác khó chịu vì áp lực với mọi người xung quanh.

Sao ai cũng đi chung với người thân, bạn bè vậy?

Rồi họ vui vẻ, năng động quá mình cứ đi 1 mình vậy có ổn không?

Bạn cảm thấy mình đang là một người lập dị, không giống ai.

Bạn không biết bản thân dành thời gian cho chính mình là có đúng hay không?

Nếu có cảm giác đó thì bạn không lập dị đâu, việc bạn muốn ở 1 mình là một nhu cầu hiển nhiên của người hướng nội.

Nhưng việc ở 1 mình ở đây ko có nghĩa ở 1 mình cả đời, mà đơn giản là lúc đó mình cần không gian riêng để nghỉ ngơi và sạc lại năng lượng,

Tất nhiên người hướng nội cũng có nhu cầu muốn kết bạn, khám phá vui chơi, nói chuyện, kết nối với cộng đồng, và việc này xảy ra sau khi họ nạp năng lượng xong.

Nếu ai thấy người hướng nội đang ở 1 mình thì hãy tôn trọng. Việc bạn thấu hiểu cho người hướng nội thì họ sẽ rất vui, xin cứ để họ như vậy rồi tự họ cũng sẽ tái hòa nhập với cộng đồng.

Tâm sự của người #5: “Mình chỉ nói những thứ mà mình thật sự quan tâm”

Hướng nội quan tâm
Tâm sự của người hướng nội #5: “Mình chỉ nói những thứ mình thật sự quan tâm thôi”

Trong 1 cuộc trò chuyện, mọi người trò chuyện với nhau rất vui và thấy một bạn hướng nội im lặng từ đầu đến giờ.

Thì có khi chủ đề đó người hướng nội không thực sự quan tâm, hoặc không hiểu biết về nó.

Người hướng nội đã nói chuyện là phải nói thật sâu, chứ không thể dừng lại ở việc “nói sao cũng được”. 

Người hướng nội thích đào sâu, chi tiết, nghiền ngẫm, biết 10 thì nói được 7, còn nếu không biết thì không thể nói được. 

Đơn giản họ không hứng thú chủ đề đó lắm, họ không có kiến thức chuyên môn hay kinh nghiệm.

Bạn thấy họ là người ít nói, nhưng không,, họ sẽ nói rất nhiều về những vấn đề mình thật sự quan tâm, thật sự am tường.

Tâm sự của người #6: “Càng có áp lực phải nói, mình lại càng không nói được”

Hướng nội áp lực
Tâm sự của người hướng nôi #6: “Càng áp lực phải nói, mình càng không nói được”

Nếu mọi người không hiểu được tính cách hướng nội của bạn và họ thấy tính cách này thật là kì cục cần cải thiện để bạn hoạt bát, vui vẻ hơn, tốt hơn.

Họ sẽ bắt đầu khơi gợi, khuyến khích, động viên để bạn nói chuyện.   

Nhưng càng khuyến khích, càng cố ép thì bạn, càng không chia sẻ được, mà  điều đó chỉ làm tăng thêm âu lo cho người hướng nội mà thôi. 

Không chỉ là những áp lực về những lời khuyến khích động viên nhiệt tình, đầy năng lượng.

Mà ngay cả những lời nhẹ nhàng học cũng cảm thấy áp lực.

Họ nghĩ họ là học sinh yếu, cá biệt. 

Càng làm cho họ cảm thấy họ yếu kém.

Càng cố ép, người hướng nội lại càng cảm thấy họ có vấn đề.

Họ cảm thấy mình đang làm phiền người khác, mình làm người khác tốn công tốn sức lắng nghe mình. 

Chính áp lực đó làm họ căng người lên và có khi làm mọi thứ rối lên. Từ đó họ thấy bản thân mình thật tệ và dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực.

Đừng gây áp lực dù là tiêu cực hay tích cực, dù là sự khơi gợi hay động viên.

Mà chỉ cần đừng tập trung vào họ, để họ có không gian của riêng mình, khi nào có thứ muốn chia sẻ thì họ chia sẻ, không thì thôi. 

Khi mà được hiểu như vậy, họ được gợi bỏ gánh nặng trong lòng:”Cần phải nói gì đây?”.

Khi không có áp lực, người hướng nội cũng sẽ vui vẻ, thân thiện và trở thành một phần của đội nhóm nhanh hơn.

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc cải thiện khả năng giao tiếp của mình và cần một người có kinh nghiệm dẫn dắt thì tham gia vào buổi Workshop “Bí quyết giao tiếp tự tin, thuyết phục mà không lo bị đánh giá” của anh Khương – Mentor của hơn 2000+ học viên trong cộng đồng PS chính là dành cho bạn.

Đăng ký giữ chỗ .

Bạn cảm thấy bài viết bổ ích chứ?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Điểm đánh giá trung bình 4.7 / 5. Số đánh giá 33

Không có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Khóa học cho bạn

Khóa học Kỹ năng Giao tiếp, Thuyết Trình - Public Speaking

Chương trình huấn luyện giúp bạn xây dựng sự tự tin thông qua kỹ năng giao tiếp, thuyết trình

Lộ trình

08 tuần

Hình thức

Zoom

Học phí

Liên hệ

Giảng viên: Huỳnh Duy Khương