07/08/2023

Tập Từ Chối – Làm Sao Vẫn “Được Lòng” Khi “Nói Không”?

“Mình đã từng mất đi một mối quan hệ chỉ vì một lần đưa ra cách từ chối “thẳng thừng” và rồi từ đó mình đã không dám từ chối bất cứ một ai, một lời đề nghị nào nữa.” Và anh tin, không ít lần chính bạn là người đã rơi vào tình huống […]
Duy Khương Huỳnh

Mình đã từng mất đi một mối quan hệ chỉ vì một lần đưa ra cách từ chối “thẳng thừng” và rồi từ đó mình đã không dám từ chối bất cứ một ai, một lời đề nghị nào nữa.”

Và anh tin, không ít lần chính bạn là người đã rơi vào tình huống tương tự. Đó là một ai đó đưa ra lời đề nghị, đó có thể là nhờ vả hay một lời mời đi đâu đó. Nhưng tại thời điểm đó, bạn không muốn nhận vì một lí do nào đó.

Bạn biết vậy, đã nhiều lần bạn thử để đưa ra lời từ chối phù hợp, nhưng rồi bạn luôn lo sợ đối phương sẽ bị tổn thương hay giận dỗi.

Vì vậy mà kết quả lúc nào cũng là “YES”.

Hiểu được điều này, bài viết hôm nay sẽ mang đến cho các bạn 3 cách để dù nói “không” nhưng vẫn “được lòng”.

Không từ chối cục ngủn, cộc lốc.

từ chối

Khi ai đó mang đến một lời đề nghị dành cho bạn, lúc này họ đang ở thế chủ động do đó chắc chắn lúc nào họ cũng sẽ có sự nhiệt huyết và thành tâm.

Nhưng, sau những lời đề nghị đầy nhiệt tình đó chỉ được đáp trả bằng một từ “KHÔNG”.

Vậy, nếu là bạn, bạn có cảm giác tổn thương hay không? Nếu là anh, thì chắc chắn là có.

Ngay thời điểm đó, bạn đã làm mất lòng người khác vì cách ứng xử thiếu tinh tế này của mình.

Cho họ biết mình từ chối vì không thể giúp.

Có thể việc từ chối những mối quan hệ không quan trọng sẽ dễ dàng hơn. Vì họ không quá quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.

Nhưng đối với những mối quan hệ thân thiết, gần gũi và có sự ràng buộc, lời từ chối phải cần có nhiều sự cân nhắc.

Do đó, thông điệp quan trọng nhất bạn cần truyền tải đó là giúp đối phương hiểu không phải là bạn không có ý giúp đỡ mà là bạn muốn giúp nhưng không thể, bởi vì một số lý do nào đó vào thời điểm này.

Công thức đơn giản: Hiện nay, mình đang có công việc A,B,C do đó mình không thể làm công việc X,Y,Z mà bạn nhờ được.

TIPS: Cách truyền đạt tốt sẽ giúp người khác không hiểu lầm về mình.

Dưới đây là hai cách trả lời, dù cũng một hoàn cảnh nhưng các bạn có thể cảm nhận sự khác biệt:

SeIewrvifYrRrH1Tt4YJrsKX5u241EjGJyUZBwr9f 5oCRbq BDFw6WnRfWCX8gckGhZevVG6MSFbleI dGptjl305VaEdwkbGrwdMOF dW19Y9xtJInGYtmda2lQMgrUNmBfn1tItIap JGtEYaKVY

Không từ chối họ mà từ chối LỜI ĐỀ NGHỊ của họ.

Hãy đặt bản thân mình vào tình huống khi bị từ chối lời đề nghị:

“Ê ngày mai đi xem phim với tui hông?”

“Tui không đi được!”

Có phải ngay lập tức bạn sẽ có cảm giác:

“Là sao, người đó không thích mình hả?”

“ Sao người đó không muốn dành thời gian với mình , vậy chắc bản thân mình đang có vấn đề gì đó rồi!”

“Hay mình không đủ tốt?”

“Hay mình không có đủ giá trị để người khác muốn giữ mối quan hệ với mình?”

Vậy nên, đứng ở góc nhìn này chắc bạn đã biết được rằng khi đưa ra một lời từ chối, bạn cần giúp họ hiểu được bản thân bạn đang không hề từ chối họ.

Mà chỉ đang từ chối lời đề nghị của họ mà thôi.

2

Và hãy giúp họ biết rằng nếu có một lời đề nghị khác phù hợp hơn, chắc chắn bạn sẽ không ngần ngại mà “SAY YES”.

Khi làm được điều này, bạn có thể giữ gìn được những mối quan hệ xung quanh và luôn tự tin rằng những lời từ chối sẽ không mang lại cảm xúc và kết quả tiêu cực về sự liên kết giữa bạn và họ.

Lời kết

Đôi khi chúng ta nghĩ chỉ là một câu nói thì không có sự ảnh hưởng gì đến cuộc sống của mình cả.

Nhưng điều quan trọng là nếu câu nói đó không được đưa ra đúng cách, đúng lúc thì sẽ mang lại một hệ quả về lâu dài mà không có cách nào bạn có thể nhận ra.

Anh không mong chỉ vì bỏ qua những cách giao tiếp đơn giản mà bỗng một ngày, bạn nhìn lại và tự hỏi:

“Sao xung quanh mình chẳng còn ai vậy?”

Bạn cảm thấy bài viết bổ ích chứ?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Điểm đánh giá trung bình 5 / 5. Số đánh giá 2

Không có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Khóa học cho bạn