Có rất nhiều lý do để chúng ta rời bỏ một công việc, nhưng sẽ chỉ có hai kiểu nghỉ việc đó là “chủ động” hoặc “bị động”.
Chắc hẳn trong tất cả chúng ta, không ai muốn mình rơi vào trạng thái “bị động”. Nhưng khi làn sóng sa thải xuất hiện, nó đã “cuốn” đi cơ hội làm việc của rất nhiều người, đẩy họ vào tình thế “bị động” này.
Và nếu bạn là “nạn nhân” của làn sóng sa thải thì sao? Bạn có đang cảm thấy thất vọng, mất tự tin cho con đường tiếp theo?
Liệu phải nói như thế nào khi công ty mới hỏi về lý do bạn rời “nơi cũ”?
Liệu mình có bị đánh giá thấp về năng lực khi nói thật rằng mình đã bị sa thải?
3 điều nhà tuyển dụng muốn nghe khi hỏi “Tại sao bạn nghỉ việc tại công ty cũ?” .
Khi đặt ra câu hỏi “Tại sao bạn nghỉ việc tại công ty cũ?”, nhà tuyển dụng không những muốn nghe được những điều đã xảy ra để dẫn đến “tan vỡ” giữa bạn và công ty đó mà còn muốn nhìn thấy được tư duy, tính cách của bạn nhìn nhận vấn đề như thế nào.
Nếu nằm trong danh sách của đợt sa thải hàng loạt, bạn có thể đã đánh mất đi sự tự tin khi bước vào buổi phỏng vấn. Và cách bạn trả lời ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng,
Vậy nên, anh hướng dẫn 3 điều sau các bạn có thể tuân thủ theo để nói “đúng ý” nhà tuyển dụng:
1.Hãy nói thật về những chuyện đã xảy ra.
Bạn cần chia sẻ một cách thật lòng về lí do bạn không thể tiếp tục cộng tác với nơi cũ, không cần cố gắng nói khác đi.
Vì làn sóng sa thải là một vấn đề chung của rất nhiều công ty hiện nay, nhà tuyển dụng họ có thể hiểu và thông cảm cho bạn nhưng trước tiên bạn hãy là một người thành thật.
2.Chia sẻ về bài học mà bạn nhận ra.
Tiếp đến, sau trải nghiệm tại công ty cũ, bạn đã có được bài học gì cho bản thân của mình.
Vì các bạn có thể thất bại, không hoàn thành được công việc, có thể làm sai, có thể đã đánh mất đi cơ hội nhưng điều quan trọng là sau những chuyện đó bạn có rút ra được bài học nào cho bản thân mình hay không.
Bạn có nhìn thấy được những điểm “chưa hoàn hảo” ở mình để dẫn đến việc bị sa thải hay chỉ nhìn thấy các yếu tố khách quan bên ngoài đã gây ảnh hưởng đến bạn?
3. Bạn đã làm gì sau khi nhận ra bài học đó?
Sau khi hiểu được lý do đưa mình đến hoàn cảnh hiện tại, bạn có hướng giải quyết nào hay không?
Nếu một người chỉ có thể nói tất cả các vấn đề một cách lý thuyết và sáo rỗng, chắc chắn sẽ không được đánh giá cao.
Vì để thuyết phục được nhà tuyển dụng, bạn cần thể hiện được bản thân đã làm gì để cải thiện bản thân sau khi nhận ra bài học đó.
Điều đó chứng tỏ bạn là một người sẵn sàng thay đổi, luôn cố gắng để tốt hơn và hứa hẹn có thể mang đến giá trị cho công ty trong tương lai.
Mẫu trả lời cho câu hỏi “Tại sao bạn nghỉ việc tại công ty cũ?”
Những bài viết khác về chủ đề phỏng vấn
> [Mới Nhất 2023] 8 Điều Cần Biết Trước Khi Đi Phỏng Vấn
> Cách Trả Lời Câu Hỏi Giới Thiệu Bản Thân (Hướng dẫn chi tiết từ A-Z)
> “Điểm yếu của bạn là gì?”- 5 mẫu câu trả lời chi tiết.
> “Điểm mạnh của bạn là gì?”- Bật mí câu trả lời thuyết phục
Lời kết
Mặc dù việc trở thành nạn nhân của làn sóng sa thải có thể không phải hoàn toàn là lỗi của bạn, nhưng phần nào bạn cũng có những điểm chưa phù hợp với công ty ở thời điểm khó khăn.
Do đó, trước tiên hãy thật sự hiểu về vấn đề đã qua, cân nhắc và chọn cho mình một câu trả lời “đúng ý” nhưng vẫn đảm bảo không “gian dối” để bạn có thể được đến đúng nơi dành cho bạn.