10/09/2023

Kỹ Năng Thuyết Phục: Mô Hình Tâm Lý Và 3 Bước Rèn Luyện

Làm sao để thuyết phục người khác làm theo ý của mình? Ai trong chúng ta sẽ có trải nghiệm là mình nói nhưng người khác cảm thấy “không phục” và không làm theo như ý mà mình mong muốn. Thậm chí, khi càng cố thuyết phục, người khác càng tỏ ra căm ghét điều […]
Duy Khương Huỳnh

Làm sao để thuyết phục người khác làm theo ý của mình?

Ai trong chúng ta sẽ có trải nghiệm là mình nói nhưng người khác cảm thấy “không phục” và không làm theo như ý mà mình mong muốn. Thậm chí, khi càng cố thuyết phục, người khác càng tỏ ra căm ghét điều tốt đẹp mà bạn đang làm và nỗ lực. Mỗi lần như vậy có thể bạn sẽ cảm thấy tệ và..bất lực.

Và rất nhiều trường hợp, bạn có ý muốn tốt cho người khác nhưng lại không thuyết phục họ làm được điều mà bạn nghĩ là tốt cho họ.

Trong bài viết này, anh sẽ “thuyết phục” bạn rằng chỉ có 1 lý do duy nhất khiến bạn gặp vấn đề này: Bạn đã làm sai cách. Sau đó, anh sẽ hướng dẫn cho bạn 3 bước để nâng cao khả thuyết phục của bạn khi giao tiếp với người khác.

1 nguyên tắc cần nhớ khi thuyết phục bất kì ai

Có một người được mệnh danh là 1 trong những người có khả năng thuyết phục cực kì giỏi, là thiên tài marketing. Đó là Steve Jobs. Một phần rất lớn tạo nên thành công của ông là khả năng thuyết phục người khác. Vào buổi thuyết trình ra mắt sản phẩm mới của IPhone, hàng ngàn người xếp hàng để mua sản phẩm chỉ bởi vì khả năng diễn thuyết, thuyết phục của Jobs.

Untitled 5
Hình ảnh Steve Jobs thuyết trình về sản phẩm IPhone thời điểm mới ra mắt.

Ngay cả Steve Jobs cũng có thể thất bại trong việc thuyết phục ai đó, bởi vì…

Mặc dù ông có dẫn chứng như thế nào thì câu trả lời của một nhóm khách hàng vẫn là: Không mua! Lý do từ chối rất đơn giản: Họ là fan của Samsung, thích hệ điều hành Android – đó là những người ngay từ ban đầu đã có định kiến, không muốn mua IPhone rồi.

Trong bán hàng, có một quy tắc mà ai cũng “nằm lòng” đó là:

Không cần cố thuyết phục người không muốn được thuyết phục.

– Huỳnh Duy Khương –

Vậy nên, Steve Jobs không hề bỏ nỗ lực của mình để thuyết phục những người ngay từ ban đầu đã không muốn được thuyết phục mà ông chỉ tập trung vào đối tượng hứng thú với sản phẩm của mình.

Mục tiêu của việc thuyết phục

Hầu hết những băn khoăn anh nhận được về kỹ năng thuyết phục, có 1 điểm chung mà anh nhận ra là:

Bạn không phải muốn thuyết phục người khác, mà là
bạn muốn thuyết phục người khác làm theo ý của mình.

– Huỳnh Duy Khương –

Nghĩa là bạn đến thuyết phục người khác với tâm thế xuất phát hoàn toàn từ nhu cầu, mong đợi, mục tiêu của bản thân. Bạn nghĩ mình đang tìm cách thay đổi người khác làm theo thứ mà mình nghĩ là nó tốt cho họ. Còn thực sự có tốt hay không, bạn hoàn toàn không có cơ sở…

Nhưng sự thật là: bạn chỉ muốn tốt cho bản thân (được người khác nghe lời) chứ không thực sự tìm hiểu mong muốn của họ. Khi đó, mình sẽ không bao giờ thuyết phục được ai với bất kỳ giải pháp nào. Vậy khi nào mới thuyết phục người khác?

Nếu đọc đến đây, có thể bạn đã biết câu trả lời, đó là: Hiểu cho đối tượng mà mình muốn thuyết phục.

Dải lựa chọn trong tâm lý thuyết phục

Thử tưởng tượng…có 1 dải lựa chọn mà dựa vào đó bạn có thể “phân loại” cho từng đối tượng mà mình muốn thuyết phục.

Mỗi khi bạn thuyết phục 1 ai đó hay 1 nhóm người nào đó, nhu cầu của người nghe nằm ở 1 trong 3 yếu tố trên dải lực chọn này:

dải lựa chọn trong tâm lý của người được thuyết phục

Ví dụ, bạn là người rất quan tâm đến dinh dưỡng và tất cả những thứ được nạp vào cơ thể. Bạn tìm hiểu rất nhiều về công dụng của nhiều thực phẩm khác nhau, có thể bạn sẽ năm ở điểm thứ 3 trong dải lựa chọn: Rất thích.

Tuy nhiên, nếu mọi người xung quanh không quan tâm và hứng thú về chủ đề này cho lắm. Họ sẽ ở điểm thứ 2 – trung lập.

Câu cửa miệng của nhóm người này là: “Em thấy dinh dưỡng cũng tốt nhưng mà chắc cũng không cần thiết tìm hiểu nhiều lắm!”

Đó là lúc bạn cần cân nhắc: “Liệu bạn có khả năng đưa họ vào nhóm thứ 3 – là trạng thái hứng thú và tò mò về chủ đề đó không?”

anh minh hoa 1 1

Thông thường cách đa số mọi người sẽ làm là:

❌ Cố gắng khuyên bảo họ rất nhiều với mong muốn họ tốt lên, kết quả là họ ghét luôn khía cạnh mà mình muốn giúp đỡ họ.

Đã bao giờ bạn trải qua câu chuyện tương tự như vậy chưa?

Nhiều khi, bạn không nhất thiết phải cố thuyết phục họ dịch chuyển từ giai đoạn “trung lập” sang “cực thích” ngay lập tức. Thay vào đó, bạn chỉ cần đạt được 1 mục tiêu duy nhất:

✅ Đừng đẩy họ về điểm “rất ghét” là được. Đừng để họ ghét cái thứ mà mình nghĩ là tốt cho họ.

Vậy thì làm cách nào để mình đạt được mục tiêu đó, có 3 bước mà anh muốn chia sẻ với bạn trong phần bên dưới.

3 bước thuyết phục người khác theo ý của mình

Bước #1: Làm gương

2 1

Bạn có 1 điều gì đó muốn thuyết phục người khác làm theo giống như mình, có nghĩa là bạn đã rất tâm đắc với chủ đề đó rồi. Vậy nên trước khi nói về cái đó hay, cái đó tốt như thế nào. Hãy dồn 100% sức lực và tâm trí của mình để làm chính điều mà bạn muốn thuyết phục họ.

Bạn có 1 điều gì đó muốn thuyết phục người khác làm theo giống như mình, có nghĩa là bạn đã rất tâm đắc với chủ đề đó rồi. Vậy nên trước khi nói về cái đó hay, cái đó tốt như thế nào. Hãy dồn 100% sức lực và tâm trí của mình để làm chính điều mà bạn muốn thuyết phục họ.

Nếu bạn muốn khuyên người khác giảm cân, hãy kiên trì giữ thói quen ăn uống lành mạnh và tập luyện.

Nếu bạn muốn khuyên người khác đọc sách, hãy thực sự tạo được thói quen đọc mỗi ngày, áp dụng kiến thức đó và đời sống và có kết quả tích cực từ đó.

Bởi vì khi bạn thuyết phục người khác, họ không tin những gì bạn nói mà là nhìn vào những gì bạn đã làm.

Bước #2: Dẫn dắt họ tham gia những hoạt động nhỏ trước

Khi đó, bạn không cố ép họ thực hiện một cam kết nào đó quá lớn mà khơi gợi và cho họ sự lựa chọn để được tự do khám phá chủ đề đó.

3

Đừng bắt họ phải cam kết những việc quá lớn ngay từ giai đoạn đầu tiên:

“Một ngày mày phải tập thể dục 1 tiếng”

“Mày phải tạo thói quen đọc 50 trang sách mỗi ngày thì mới được.”

Mà tốt hơn hết, hãy cho họ cơ hội tham gia vào những hoạt động nho nhỏ trước.

❌ Thay vì: “Mày tạo thói quen đọc sáng mỗi ngày đi, đọc sách tốt lắm.”

✅ Thì hãy: “Cuốn sách có 1 đoạn này tao đọc thấy cũng hay, mày muốn đọc thử đoạn đó không?”

Bước #3: Lắng nghe một cách tò mò, chân thành

4

Sau khi đã làm gương và dẫn dắt họ tham gia vào hoạt động nho nhỏ mà bạn tin là sẽ tốt cho họ, lúc này bạn cũng đừng khuyên…

Ngược lại, cứ tiếp tục lắng nghe, quan tâm, và thể hiện sự chân thành với người đó.

Mục đích không phải để họ nghe theo 100% lời mình nói, mà là để thấu hiểu mong muốn, nhu cầu và suy nghĩ của họ trước.

Chúng ta luôn muốn ở gần với những người thấu hiểu mình, cho nên chỉ cần họ cảm thấy có dấu hiệu là bạn đang áp đặt thì họ càng ngày càng xa lánh mình. Thậm chí, tránh xa luôn khía cạnh mà bạn muốn giúp họ tốt lên.

Nếu bạn muốn khuyên người khác bỏ một thói quen xấu, hãy thử ngồi lại và lắng nghe lý do tại sao họ cứ “mắc kẹt” mà chưa thể thay đổi.

Câu chuyện thực tế

Có đợt trong công ty, anh và các bạn nhân sự cùng học về dinh dưỡng để rèn luyện cách ăn uống cùng với nhau. Nếu bạn có theo dõi kênh Youtube Huỳnh Duy Khương thì sẽ thấy là anh có chia sẻ về cách mà anh đã giảm được 15kg.

Untitled 1 5

Tham khảo chuỗi video anh chia sẻ tại: Playlist Sống Healthy

Một bạn nhân sự trong team anh cũng áp dụng theo và giảm được gần 20kg. Ở nhà bạn cũng thường nấu ăn theo công thức, xay sinh tố rau – những chất liệu tốt cho sức khỏe.

Có hôm, vì bận đi làm không sắp xếp kịp nên bạn nhờ mẹ: “Mẹ ơi, mẹ xay sinh tố giùm con theo công thức này được không?” Vài lần như vậy, mẹ bạn bắt đầu tò mò và hỏi bạn về cách ăn uống đó. Vậy nên, bạn mới kể cho mẹ nghe về cách ăn uống tốt mà bạn học được.

Khoảng vài tháng sau, mẹ bạn bất ngờ: “Trời, từ một đứa rất là mập mà giờ mày giảm cân được hay vậy?” Mẹ bạn bắt đầu hứng thú hơn về dinh dưỡng. Đôi khi, mỗi lần nấu nướng giúp bạn vài món dinh dưỡng nào đấy thì bà cũng trích ra một phần:“Thôi, để tao ăn chung với mày luôn!”

Bạn chia sẻ với anh: “Em không hề muốn cố thuyết phục mẹ thay đổi nhiều. Em biết là cách ăn uống này tốt cho sức khỏe, đặc biệt cho những người lớn tuổi. Nhưng mà khi mà bà thấy em có kết quả rõ rệt, cho nên là cũng hứng thú và dần dần thay đổi từng chút, từng chút một.” Vậy nên, đó là điều mà anh gọi là làm gương. Có khi, kết quả sẽ đến vượt cả mong đợi của bạn.

Trước khi thuyết phục ai đó, hãy nhớ lại điều này..

Chỉ cần hiểu và làm tốt 3 bước trên, thì bạn đã có một tư duy tiếp cận đúng khi thuyết phục người khác.

Nhưng còn 1 điều mà anh nhận ra khi học về sự thuyết phục, đó là:

Đôi khi, không thuyết phục cũng là 1 món quà. Bởi vì bạn đang cho họ
quyền được trải qua sai lầm, thất bại hoặc là những nỗi buồn.

– Huỳnh Duy Khương –

Cách mà chúng ta không cố thay đổi người khác cũng là đang cho họ 1 món quà rất là quan trọng, đó là:

Quyền tự chịu trách nhiệm trong cuộc sống của họ: trách nhiệm với những sai lầm, thất bại.

Ai cũng có quyền trải qua sai lầm. Bởi vì chúng ta trưởng thành hơn là do mình phạm lỗi sai, khi mình vấp ngã. Đương nhiên, mình vẫn sẽ quan tâm và chia sẻ với họ để ít nhất khi họ phạm sai lầm thì cũng có người bên cạnh nâng đỡ.

Nhưng họ sẽ chỉ nhận sự giúp đỡ của mình nếu họ biết mình lắng nghe, không áp đặt và cố thay đổi họ. Đó mới là điều quan trọng nhất.

Lời Kết

Chốt lại, cách kém hiệu quả nhất để thuyết phục người khác.

Đó là: Chỉ thuyết phục những gì mình biết, mình thấy hay mà không quan tâm liệu họ có cần mình thuyết phục mình hay không.

Vậy nên, bạn có thể dựa vào nguyên tắc đầu tiên mà anh đã chia sẻ: Không cần cố thuyết phục người không muốn được thuyết phục.

Đọc thêm bài viết tương tự:

6 Kiểu Giao Tiếp Dễ Bị Ghét

3 Bài Học Về Sự Ít Nói Giúp Bạn Tự Tin Hơn

1 Nỗi Sợ Khiến Bạn Không Thể Bắt Chuyện Với Người Lạ (Dù Rất Muốn)

Bạn cảm thấy bài viết bổ ích chứ?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số đánh giá 0

Không có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Khóa học cho bạn

Khóa học Kỹ năng Giao tiếp, Thuyết Trình - Public Speaking

Chương trình huấn luyện giúp bạn xây dựng sự tự tin thông qua kỹ năng giao tiếp, thuyết trình

Lộ trình

08 tuần

Hình thức

Zoom

Học phí

Liên hệ

Giảng viên: Huỳnh Duy Khương