27/04/2022

Kỹ năng đặt câu hỏi là gì? 3 dạng câu hỏi nâng tầm trong giao tiếp

Khi đi làm hoặc đi học, chúng ta luôn được khuyến khích rằng: “Phải hỏi nhiều thì quá trình học tập mới nhanh và hiệu quả được.” Nhưng bản chất từ nhỏ tới lớn, đa phần chúng ta lại không được dạy cách để hỏi. Nên khi lớn lên, bạn có thể học tập từ […]
Duy Khương Huỳnh

Khi đi làm hoặc đi học, chúng ta luôn được khuyến khích rằng: “Phải hỏi nhiều thì quá trình học tập mới nhanh và hiệu quả được.” Nhưng bản chất từ nhỏ tới lớn, đa phần chúng ta lại không được dạy cách để hỏi.

Nên khi lớn lên, bạn có thể học tập từ thầy cô, giảng viên, sếp,… thậm chí từ một người thành công nào đó trong công việc của họ, tuy nhiên, bạn lại không biết cách làm sao để đặt được câu hỏi cho hay và hợp lí.

Trong bài viết này, anh sẽ hướng dẫn bạn cách vận dụng kỹ năng đặt câu hỏi vào trong việc giao tiếp sao cho hiệu quả nhất.

Kỹ năng đặt câu hỏi là gì?

Kỹ năng đặt câu hỏi (Questioning skills) được hiểu là cách bạn dẫn dắt một cuộc đối thoại bằng những câu hỏi đem tới không khí tích cực, giúp kéo dài cuộc trò chuyện và đảm bảo mạch câu chuyện theo dự kiến.

Đặt câu hỏi là một kỹ năng quan trọng trong nghệ thuật giao tiếp. Hỏi và đáp giúp trao đổi thông tin và nối dài cuộc nói chuyên. Nếu biết cách đặt câu hỏi, bạn sẽ có được những câu trả lời hữu ích, cần thiết.

Mục đích của việc đặt câu hỏi

Trong kỹ năng đặt câu hỏi, việc xác định rõ được mục đích để hỏi là vô cùng quan trọng. Dưới đây là 7 mục đích thông dụng nhất để hỏi trong giao tiếp:

  1. Hỏi để hiểu: dùng khi bạn muốn hỏi để hiểu rõ hơn về một chủ đề chưa biết
  2. Hỏi để làm rõ: dùng khi bạn đã hiểu chủ đề, nhưng muốn làm rõ ra hơn nữa để cho mọi người xung quanh cũng hiểu được.
  3. Hỏi để phản biện: dùng trong thảo luận đội nhóm để phản biện, có cho nhau một góc nhìn đa chiều hơn và tìm ra được giải pháp cho vấn đề mình đang nói tới.
  4. Hỏi để xã giao: hỏi kiểu qua loa cho có để tạo sự thân thiết (đây là mục đích bạn nên tránh xa).
  5. Hỏi để dạy: hỏi để gợi mở cho người bên kia có cơ hội động não suy nghĩ trước khi mình chia sẻ câu trả lời phía sau.
  6. Hỏi để biết: dùng khi bạn tò mò về một thứ gì đó mà mình đang quan tâm và muốn được biết thêm.
  7. Hỏi để làm: dùng khi bạn có những vấn đề, băn khoăn và muốn tìm một người để hỏi cho ra được giải pháp và về nhà làm được nó.

Tư duy đặt câu hỏi

1. Chất lượng câu hỏi là chất lượng câu trả lời

2 4

Đa phần mọi người thường đưa ra những câu hỏi kém chất lượng, nên hầu hết phần trả lời nhận lại luôn không thực sự thỏa mãn với nhu cầu của họ. Đôi khi, câu hỏi lại còn làm khó cho chính người đưa ra câu trả lời đó.

Vì sao bạn lại không hỏi được? – Có 3 kiểu:

  1. Không quan tâm: bạn không quan tâm đến phần chia sẻ đó nên chỉ nghe cho qua, thông tin không đọng lại được gì trong đầu nên cũng không biết hỏi gì.
  2. Không có gì để hỏi: “Ừ! Biết là vậy rồi nhưng sao nữa?”
  3. Không biết hỏi như nào: đây là lúc bạn có băn khoăn muốn được hỏi nhưng chưa biết phải trình bày như thế nào cho rõ.

2. Đặt câu hỏi không chỉ là HÀNH ĐỘNG, mà là một KỸ NĂNG

3 7

Cách đặt câu hỏi là cách bạn đang đưa ra cho người khác một đề bài để giải. Việc thiết kế đề bài như thế nào để người khác có thể giải đúng được mục tiêu mình mong đợi là cả một kỹ năng cần phải học hỏi.

Thông thường sẽ có 2 dạng đề phổ biến đó là: tự luận và trắc nghiệm. Khi còn là học sinh, bạn thích nhận được loại đề bài nào hơn?

26
Phân biệt giữa 2 dạng đề trắc nghiệm và tự luận

1. Số lượng

  • Tự luận: chỉ có một vài câu hỏi nhưng học sinh phải trả lời rất nhiều.
  • Trắc nghiệm: có rất nhiều câu hỏi nhưng học sinh thì chỉ cần trả lời rất ít và ngắn gọn.

2. Chất lượng

  • Tự luận: phụ thuộc vào người chấm bài phải có kiến thức chuyên môn để hiểu được tư duy, suy luận của học sinh trong cách trả lời đã rõ ràng hay chưa?
  • Trắc nghiệm: phụ thuộc vào người ra đề. Người chấm bài chỉ đơn giản so kết quả A,B,C,D với đáp án. Nhưng, người ra đề phải suy nghĩ để đặt ra câu hỏi đủ hay và sâu sắc cho bên kia trả lời.

3. Dạng đề

  • Tự luận: dễ soạn đề nhưng khó chấm điểm.
  • Trắc nghiệm: khó soạn đề nhưng dễ chấm điểm.

Đặt câu hỏi là lúc bạn đang đưa cho người khác một đề bài để giải. Nên, hãy cố gắng đưa cho họ đề bài dễ trả lời nhất có thể.

Thông thường, chúng ta hay đưa cho người khác một câu hỏi tự luận. Đó là lúc, nỗ lực của người đặt câu hỏi là rất thấp, nhưng nỗ lực của người trả lời lại rất nhiều.

Nếu muốn trở thành một người đặt câu hỏi hiệu quả, bạn phải học cách đưa cho người khác một câu hỏi trắc nghiệm. Đó là lúc, bạn có thể biết được nhiều thông tin nhất, cũng như người khác sẽ rất thoải mái để trả lời cho bạn.

3 dạng câu hỏi phổ biến

Lấy ví dụ bạn vừa xem xong đoạn video “Hướng Nội và Hướng Ngoại đi xem show khác nhau như thế nào?” dưới đây của anh:

1. Câu hỏi Yes/No

Câu hỏi Yes/No được dùng khi bạn muốn Xác nhận – Confirm lại một điều gì đó là đúng hay sai? Câu trả lời sẽ xoay quanh 2 đáp án là “có” hoặc “không”.

Lấy ví dụ sau khi xem xong video, bạn có băn khoăn và muốn hỏi anh:

28

Câu trả lời của anh trong tình huống này là: “Yes! Chính xác.”

Ở câu trên, người hỏi phải đưa rất nhiều nỗ lực, suy nghĩ, sắp xếp để truyền đạt thông tin ra ngoài. Có rất nhiều bước cần phải làm, không đơn giản chỉ là bật ra một câu hỏi vu vơ nào đó. Đó mới là một câu hỏi hiệu quả.

Cho nên, khi muốn xác nhận lại một thông tin để xem mình đã hiểu rõ được tường tận hay chưa? Hãy sử dụng câu hỏi Yes/No.

2. Câu hỏi điền vào chỗ trống

Đây là dạng câu hỏi được dùng để Làm rõ – Clarify hơn một ý nào đó nghe vẫn còn mơ hồ. Bạn có thể đặt câu hỏi bằng cách trích dẫn lại lời của người vừa chia sẻ và cho họ thấy đâu là chỗ mình chưa hiểu.

Ví dụ trong video, anh có đề cập về định nghĩa người hướng nội: “Người hướng nội là người có khả năng làm việc một mình.”

Nếu băn khoăn ở ý đó, đây là cách bạn có thể hỏi lại:

29

Khi đó, người nhận câu hỏi sẽ hiểu cụ thể trong hàng loạt thông tin họ vừa chia sẻ, đâu là mà ý bạn chưa hiểu.

Đừng hỏi một cách chung chung: “Em thấy định nghĩa hướng nội của anh chưa rõ lắm. Anh giải thích lại được không?”

Đây là lỗi sai rất nhiều bạn hay gặp phải. Khi hỏi một câu quá chung chung, người nhận cũng sẽ trả lời lại với chất lượng tương tự như vậy.

3. Câu hỏi ứng dụng thực tế

Đây là câu hỏi dùng để đem kiến thức về ứng dụng cho những nhu cầu thực tế bên ngoài của mình

Ở dạng câu này, bạn cần phải là người chủ động để tự tìm kiếm câu trả lời trước, sau đó trình bày chúng về phía bên kia để họ có thể góp ý, bổ sung, chỉnh sửa cho mình.

Đây là ví dụ cho một câu hỏi chưa hiệu quả:

30

Trong câu hỏi trên, bạn đã liên hệ được kiến thức từ bài giảng video của anh vào trong thực tế.

Nhưng, để tốt hơn, bạn nên cho bên kia thấy được sự chuẩn bị. Mình đã bỏ ra nỗ lực, chủ động để tìm kiếm câu trả lời trước, chứ không chỉ hỏi một cách lười biếng, vừa mới suy nghĩ ra xong đã hỏi liền để mong nhận được đáp án.

Nên ở câu hỏi, để hiệu quả hơn, bạn có thể bổ sung thêm như sau:

31

Đây là lúc bạn cho phía người trả lời thấy được mình rất quan tâm đến kiến thức mà họ vừa chia sẻ.

Khi đó, họ sẽ càng muốn trả lời cho bạn hơn, bởi vì, hầu hết chúng ta đều rất muốn giúp những người đã tự nỗ lực giúp bản thân mình trước.

Lời kết

Hãy nhớ: “Người hỏi phải bỏ ra 90% nỗ lực để chuẩn bị, hệ thống, sắp xếp và đưa ra quan điểm, thông tin một cách rất rõ ràng. Và người trả lời, hãy chỉ nên mong đợi họ sẽ bỏ ra thêm 10% nữa để trả lời cho mình.”

Đó là lúc, bạn sẽ dễ nhận được câu trả lời mà mình mong muốn hơn rất nhiều.

Kỹ năng đặt câu hỏi để học hỏi, chia sẻ là một kỹ năng rất quan trọng trong nhóm kỹ năng giao tiếp cơ bản. Nếu bạn muốn tìm cho mình một môi trường để rèn luyện kỹ năng giao tiếp hiệu quả, thì có thể tham khảo về Workshop Public Speaking của anh tại đây nhé.

WS PS 2

Bạn cảm thấy bài viết bổ ích chứ?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Điểm đánh giá trung bình 5 / 5. Số đánh giá 3

Không có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Khóa học cho bạn

Khóa học Kỹ năng Giao tiếp, Thuyết Trình - Public Speaking

Chương trình huấn luyện giúp bạn xây dựng sự tự tin thông qua kỹ năng giao tiếp, thuyết trình

Lộ trình

08 tuần

Hình thức

Zoom

Học phí

Liên hệ

Giảng viên: Huỳnh Duy Khương