Kỹ năng phản biện: 3 phương pháp nâng cao khả năng tranh luận

Làm sao để phản biện một cách hiệu quả?

Đa phần chúng ta thường nghe rằng: “Muốn phát triển nhanh hơn, học giỏi hơn, bạn cần phải có một tư duy phản biện tốt.”

Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ được cách để vận dụng kỹ năng phản biện đúng cách. Thậm chí những màn cãi nhau không đáng có với đội nhóm của mình.

Vậy làm sao để vận dụng kỹ năng phản biện một cách hiệu quả?

Trong bài viết này, anh sẽ hướng dẫn cho bạn 3 điều quan trọng giúp bạn có thể phản biện đúng cách và mang lại kết quả tốt nhất khi giao tiếp.

Kỹ năng phản biện là gì?

Ky nang phan bien
Kỹ năng phản biện là gì?

Kỹ năng phản biện là kỹ năng sử dụng những dẫn chứng để đưa ra ý kiến, bảo vệ quan điểm của mình; kết hợp cùng việc đánh giá, phân tích thông tin theo những cách nhìn khác nhau nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề.

3 phương pháp phản biện hiệu quả

1. Xóa bỏ suy nghĩ: “Tôi đúng, bạn sai”

Tam the khi phan bien 1

Có một cụm từ anh thích dùng hơn nhiều so với Tư duy phản biện đó là Tư duy đa chiều. Mình tự phản biện để nhìn mọi thứ với những góc nhìn đa chiều hơn, từ đó đánh giá vấn đề một cách toàn diện và sâu sắc.

Lỗi sai lớn nhất của hầu hết mọi người khi đến với buổi thảo luận đó là muốn thuyết phục người khác phải nghe theo ý của mình. Mọi người sẽ hay cố để “vạch lá tìm sâu”, chứng minh rằng những ý kiến của nhau đang sai.

Tuy nhiên, nếu đến với tâm thế Win – Lose như vậy, sẽ rất khó để việc phản biện diễn ra hiệu quả. Vì khi đó, chúng ta sẽ rất cố chấp và thiếu đi sự lắng nghe từ người khác.

Mỗi khi chia sẻ ra, họ sẽ cảm thấy như bị tấn công vì bạn đang dùng ý tưởng của mình để đè bẹp ý tưởng của người khác. Theo bản năng của con người, họ cũng sẽ làm điều tương tự ngược lại với bạn.

Đó là lúc miệng ai cãi giỏi hơn sẽ thắng, người còn lại sẽ thua và buổi thảo luận chẳng thể nào diễn ra hiệu quả được.

Hãy chuyển sang một tâm thế Win – Win hơn.

Xoa bo suy nghi phan bien

Hướng những suy nghĩ của mình tới mục tiêu dùng để phục vụ cho kết quả cuối cùng của đội nhóm, không phải chỉ riêng của bản thân.

Đó là lúc mà tư duy của bạn sẽ ngày càng tốt hơn và sẽ có những giải pháp hiệu quả cho vấn đề mà mình đang gặp phải.

2. Lắng nghe quan điểm của người khác

Làm sao để biết mình đã lắng nghe quan điểm của người khác?

Câu trả lời: hãy xác nhận lại thứ họ đang nói trước khi đưa ra quan điểm của mình.

Cong thuc de phan bien
Công thức để đưa ra lời phản biện hiệu quả

Khi bạn cho người khác sự thấu hiểu, họ sẽ cảm thấy được lắng nghe. Đó là lúc họ sẽ ở trong trạng thái sẵn sàng để lắng nghe ngược lại. Bạn sẽ dễ dàng nói ra được ý của mình một cách hiệu quả hơn.

Vậy câu hỏi đặt ra: ai nên là người lắng nghe trước? Đối với anh:

Người giỏi hơn là người lắng nghe trước.

– Huỳnh Duy Khương –

Bởi vì người giỏi hơn là người sẽ điềm tĩnh hơn.

Họ có khả năng vững vàng, chắc chắn về quan điểm của mình nên sẽ dễ dàng để dành ý của mình lại sau cùng để lắng nghe người khác. Cho nên, ai giỏi hơn? người đó nên là người lắng nghe trước.

3. Thiết lập tiêu chí trước khi chia sẻ

Mọi người thường hay chia sẻ nhanh vào những ý rất chi tiết, cụ thể và “cãi nhau” dựa trên những khung tiêu chí rất khác nhau.

Cho nên, việc thiết lập với nhau một khung tiêu chí ngay từ đầu là điều vô cùng quan trọng. Từ đó, khi mọi người đã có chung một góc nhìn thì sẽ dễ để phản biện qua lại với nhau hơn.

Tình huống cụ thể:

Khi bạn cùng nhóm đang tìm một quán ăn ngon để đi chơi, thay vì phải băn khoăn “Nên chọn quán nào?”, hãy thiết lập tiêu chí với nhau trước.

Tieu chi khi chon quan an

Nên trước khi đi vào chi tiết: “Cụ thể quán nào?”, bạn cần thống nhất trước với mọi người về những tiêu chí để dễ dàng lựa chọn.

Liệt kê thật cụ thể và chi tiết. Và mỗi lời chia sẻ trong nhóm đưa ra đều sẽ dựa trên những tiêu chí đó để đánh giá.

Khi đó, mọi người sẽ dễ dàng để phản biện và thảo luận một cách có cơ sở hơn khi thông tin đã được thống nhất với nhau từ trước. Những quyết định đưa ra sẽ phù hợp hơn rất nhiều.

Hãy nhớ:

Tiêu chí càng cụ thể, rõ ràng bao nhiêu, bạn sẽ càng dễ để phản biện và thống nhất với mọi người bấy nhiêu.

– Huỳnh Duy Khương –

3 kết cục sẽ xảy ra sau khi phản biện hiệu quả

Đa số mọi người đều không biết được một buổi thảo luận hiệu quả sẽ kết thúc trông như thế nào?

Có khi là vì bản thân chưa bao giờ có cơ hội tham gia vào những cuộc thảo luận hiệu quả, hoặc do bản thân chưa đủ trải nghiệm làm việc đội nhóm,…

Và khi bạn không biết mình thảo luận, phản biện để dắt nhau đi về đâu, cuộc thảo luận sẽ trở nên rất rối rắm trong đầu của mình.

Begin with the end in mind – Thói quen xác định trước mục tiêu sẽ luôn giúp ích cho bạn trong mọi trường hợp, đặc biệt là trong những cuộc thảo luận, giao tiếp.

Anh sẽ chia sẻ tới bạn 3 kết cục phổ biến nhất của một cuộc thảo luận hiệu quả sẽ trông như thế nào? Xem ngay video dưới đây để biết nhé!

3 KẾT CỤC sẽ xảy ra khi phản biện | Nguồn: YouTube Huỳnh Duy Khương

Lời kết

Việc có cho mình kỹ năng phản biện, giao tiếp tốt là lợi thế vô cùng lớn giúp bạn dễ dàng thể hiện, phát triển bản thân và thăng tiến nhanh hơn trên bước đường sự nghiệp của mình sau này.

Nếu bạn muốn tìm kiếm một môi trường để có thể trui rèn kỹ năng giao tiếp, phản biện thì tham gia Workshop Public Speaking – Làm sao để tự tin nói trước 1 hoặc 100 người? của anh Khương tại đây để biết câu trả lời nhé.

Bạn sẽ biết được:

  • Lầm Tưởng lớn nhất về giao tiếp khiến bạn luôn gặp áp lực và nỗi sợ bị đánh giá từ người khác.
  • 3 Cách giao tiếp để lời nói của mình có trọng lượng trong đội nhóm, được mọi người tôn trọng và lắng nghe.
  • Lộ trình rèn luyện để trở thành một người tự tin, bản lĩnh trong giao tiếp mà ai cũng có có thể học và làm được.

Workshop Public Speaking Huynh Duy Khuong
Workshop Public Speaking – Bí quyết giao tiếp tự tin, thu hút mà không bị đánh giá | Huỳnh Duy Khương

Bạn cảm thấy bài viết bổ ích chứ?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Điểm đánh giá trung bình 4.8 / 5. Số đánh giá 16

Không có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *