“Điểm yếu của em là em không có điểm yếu nào cả.”
“Điểm yếu của em là em quá cầu toàn, dù nó giúp công việc tốt hơn nhưng nó cũng gây hại cho em vì muốn mọi thứ phải thật hoàn hảo nên đôi khi sẽ làm mất thời gian và em sẽ khó tính với mọi người xung quanh khiến mọi người không thể yêu mến em.”
“Dạ điểm yếu của em là lười, em hay dễ nản và sau đó không biết phải làm tiếp như thế nào.”
Và đó là ba kiểu trả lời về điểm yếu chắc chắn sẽ khiến bạn mất điểm ở các buổi phỏng vấn.
“Điểm yếu của em là gì? – một câu hỏi phỏng vấn được đánh giá là khá dễ, tuy nhiên nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng, câu hỏi này sẽ là một cái “bẫy” nhà tuyển dụng đưa ra mà bạn có thể rơi vào bất cứ lúc nào.
Vậy nên, bài viết hôm nay anh sẽ chia sẻ về 3 bí quyết quan trọng nhất để trả lời câu hỏi này và gợi ý 7 mẫu trả lời về những điểm yếu thường gặp.
I. 3 bí quyết để trả lời câu hỏi “ Điểm yếu của em là gì?”
1.Hiểu mong đợi của nhà tuyển dụng
Chỉ một câu hỏi nhỏ về điểm yếu đã thể hiện được rất nhiều về những giá trị của bạn, nhà tuyển dụng họ sẽ căn cứ vào những điều đó để quyết định nên chọn bạn hay những ứng viên còn lại, và những điều mà họ muốn tìm kiếm ở bạn bao gồm:
- Mức độ tìm hiểu về công việc: khi đăng tin tuyển dụng, phía công ty sẽ đều chuẩn bị những thông tin cụ thể về vị trí đó, những yêu cầu về kỹ năng, công việc cần làm, kết quả cần đạt được,…. Do đó, nếu một ứng viên có tìm hiểu về công ty và công việc, họ sẽ biết cách điều chỉnh câu trả lời về điểm yếu một cách phù hợp.
- Mức độ hiểu về bản thân: bất cứ ai cũng đều sẽ có cho mình những điểm yếu riêng, nhưng không phải ai cũng có thể nhận thức được chúng, đặc biệt là điểm yếu có liên quan đến công việc. Do đó, nhà tuyển dụng muốn tìm người có khả năng nhìn thấy và thừa nhận những điểm chưa hoàn hảo của bản thân mình.
- Sẵn sàng cải thiện: điểm yếu là một yếu tố có thể mất đi hoặc thay đổi do đó nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rất cao nếu bạn thể hiện được bản thân là người đã, đang và sẽ luôn cố gắng cải thiện bản thân mình.
2. Thể hiện quá trình bạn cải thiện điểm yếu của bản thân
Những việc mà bạn trải qua trong quá khứ sẽ là những thứ mà nhà tuyển dụng rất quan tâm, đặc biệt là quá trình cải thiện bản thân.
Cách thể hiện tốt quá trình này đó là các bạn có thể ứng dụng phương pháp STAR – một phương pháp mang lại thành công trong tất cả các buổi phỏng vấn.
Một ví dụ cụ thể ứng dụng phương pháp STAR như sau:
Situation:
Vào kì thực tập, em có làm việc vị trí Account Intern tại một Agency, do lúc đó công ty thiếu nhân lực đột ngột nên em được đảm nhận công việc của một nhân viên chính thức. Em đã cảm thấy rất may mắn vì mình sẽ được trải nghiệm làm những công việc thực tế hơn vị trí thực tập sinh ban đầu.
Task:
“Tuy nhiên, khi vào công việc em bắt đầu mất tự tin vì để hoàn thành tốt, em cần có kỹ năng giao tiếp đặc biệt, không chỉ giao tiếp tốt với khách hàng mà còn phải giao tiếp tốt với tất cả các team còn lại của công ty để đảm bảo được kết quả đưa ra sẽ đáp ứng đúng mong muốn của khách. Và điều này đã khiến em áp lực ngay tháng đầu tiên, vì dù em có thể giao tiếp tốt với khách nhưng em lại không có khả năng truyền đạt tốt những yêu cầu của khách về cho team, em cũng không dám trực tiếp yêu cầu, thúc đẩy team làm những phần việc mà em mong muốn vì đa số anh/chị đều lớn tuổi hơn em. Vì vậy, dự án đã liên tục bị kéo dài.”
Action:
Để khắc phục vấn đề này, em bắt đầu tìm hiểu những cộng sự của mình nhiều hơn qua những buổi đi ăn hoặc nghỉ trưa, để hiểu được tính cách của mọi người. Sau đó, em bắt đầu xin lời khuyên của chị Leader về những tips chị ấy đã áp dụng trong việc phân chia công việc, lúc nào cần nhẹ nhàng và lúc nào cần dứt khoát để đảm bảo được tiến độ công việc. Bên cạnh đó, em cũng tìm đọc những video hoặc bài viết hướng dẫn cách để giao việc hiệu quả để học hỏi theo.
Đọc thêm: 5 Bí quyết giao việc giúp nhân viên làm việc hiệu quả.
Result:
“Sau 2 tuần tìm hiểu và áp dụng, em bắt đầu lấy được sự tự tin cho mình trong việc giao tiếp với các team, biết cách giao việc cho những anh/chị lớn hơn mình mà vẫn đảm bảo được sự tôn trọng. Nhờ vậy, dự án được đẩy tiến độ nhanh hơn và hoàn thành ngay trong vòng 1 tháng sau đó.”
3. Hãy chân thành!
Trong một buổi phỏng vấn, ngoài việc cân nhắc tất cả những yếu tố về kỹ năng, kinh nghiệm,…thì còn một điều quan trọng để nhà tuyển dụng chọn bạn đó là sự chân thành.
Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ đón nhận một người dám thừa nhận những điều mình làm chưa tốt và mong muốn cải thiện chúng chứ không phải là một người chỉ cố giấu giếm vì nếu ngay từ đầu đã không chân thành thì sẽ không thể đồng hành lâu dài được.
Do đó, việc bạn cần làm đó chính là hãy trả lời bản thân câu hỏi: “Điểm yếu của mình là gì?”
Sau đó bắt đầu tìm những cách bạn có thể áp dụng để khắc phục chúng.
- Nếu thiếu kinh nghiệm chuyên môn, hãy học hỏi nhiều hơn, đọc sách nhiều hơn.
- Nếu yếu giao tiếp, hãy ra ngoài nhiều hơn, gặp gỡ nhiều hơn, tương tác nhiều hơn hoặc ngồi xuống và xem video của anh ở đây:7 Thói Quen Của Người Giao Tiếp Hiệu Quả (chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên) | Huỳnh Duy Khương
Và chỉ khi đã làm được điều này, những điều bạn nói trong buổi phỏng vấn mới có thể mang đến sự chân thành thật sự và khiến nhà tuyển dụng có thể tin tưởng bạn.
Sẽ không khó để các bạn có thể tìm được những câu trả lời mẫu gợi ý trên mạng ví dụ như phần tiếp theo của bài viết này.
Nhưng nếu các bạn chỉ nói một cách “thuộc lòng” những gợi ý có sẵn mà bản thân vẫn chưa thật sự làm hoặc có ý định làm, bạn sẽ chỉ trở thành một ứng viên bị đánh giá thấp vì cách nói không chân thật.
Do đó, chỉ nên tham khảo và đừng áp dụng một cách rập khuôn.
II. 5 điểm yếu thường gặp và mẫu câu trả lời chi tiết.
1.Thiếu tính tổ chức
2. Nói chuyện lan man
3. Hướng nội
4. Thiếu kinh nghiệm thực tế
5.Hạn chế về kỹ năng tin học văn phòng
Lời kết.
Mặc dù là câu hỏi về điểm yếu nhưng nếu khéo léo bạn sẽ thể hiện được những giá trị khác của bản thân với nhà tuyển dụng như khả năng nhận thức, sự chân thành và mong muốn phát triển của mình.
Có nghĩa là đúng hơn thì đây là một cơ hội giúp bạn có thể ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng chứ không hoàn toàn là câu hỏi khiến bạn mất điểm vì những tính cách hay kỹ năng chưa hoàn hảo của mình.
Do đó, hãy thực sự hiểu bản thân mình để có được câu trả lời phù hợp nhất giúp bạn có thể đến gần với cơ hội làm việc hơn.
Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo những bí quyết cho để trả lời những câu hỏi thường gặp khác để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn của mình tại đây:
“ĐIỂM MẠNH CỦA BẠN LÀ GÌ?”- Bật mí câu trả lời thuyết phục
CÁCH TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỚI THIỆU BẢN THÂN (HƯỚNG DẪN CHI TIẾT TỪ A-Z)