16/08/2022

CÁCH TRẢ LỜI CÂU HỎI PHỎNG VẤN: “TẠI SAO TÔI PHẢI CHỌN BẠN?”

“Tại sao chúng tôi lại nên chọn bạn?" Nếu bạn đi phỏng vấn mà được nghe câu hỏi này thì sẽ trả lời như thế nào?
Duy Khương Huỳnh

Bạn xem video thay cho bài viết ngay ở đây:

“Tại sao chúng tôi nên chọn bạn?”

Nếu bạn đi phỏng vấn mà được nghe câu hỏi này thì sẽ trả lời như thế nào?

Bạn có thấy được điều mà nhà tuyển dụng thật sự muốn nghe đằng sau câu hỏi đó?

Nếu bạn băn khoăn và bối rối khi gặp câu hỏi này thì hãy đọc hết bài viết để nhìn sâu hơn vào mong muốn thật sự của nhà tuyển dụng khi đặt câu hỏi: “Tại sao tôi phải chọn bạn”

Từ đó chuẩn bị cho mình tinh thần thoải mái và đúng nhất cho một buổi phỏng vấn hiệu quả.

Tác giả: Huỳnh Duy Khương

https://www.youtube.com/watch?v=5CNS_gaH16c
Bạn xem video thay cho bài viết ngay ở đây:

Những sai lầm mà bạn hay mắc phải

Sai lầm số 1: Trả lời một cách ngây ngô

Trả lời một cách ngay ngô
Trả lời một cách ngay ngô

Khi không biết phải trả lời như thế nào thì thường nhiều bạn sẽ trả lời một cách ngây ngô, đơn giản mà không hiểu dụng ý của nhà tuyển dụng:

“Dạ hiện nay em đang cần một công việc, em thấy công ty đang đăng tin tuyển dụng nên em nghĩ là công ty đang cần người và em cũng có thể có năng lực nhận vai trò này.”

Sai lầm số 2: Cố gắng suy nghĩ ra điểm tốt nhất của mình để trả lời

Cố gắng suy nghĩ ra điểm tốt nhất của mình để trả lời
Cố gắng suy nghĩ ra điểm tốt nhất của mình để trả lời

“Tại sao họ lại nên chọn mình?”.

“Mình sẽ có điểm hay gì đặc biệt hay điểm tốt gì?”

“À em có nhiều kinh nghiệm hơn các sinh viên mới ra trường khác”

“ Dạ em là người làm việc rất là chăm chỉ.”

“Dạ em là người rất là kiên trì”

Tất cả những câu trả lời đó đều kém hiệu quả và bạn sẽ không gây được bất cứ ấn tượng gì với nhà tuyển dụng. Thậm chí sau khi bạn trả lời như vậy nhiều khi người ta đã quyết định là không chọn bạn rồi.

Bởi vì đó là câu trả lời chứng tỏ bạn thiếu sự chuẩn bị nghiêm túc cho công việc mà mình sắp làm, bạn đến với buổi phỏng vấn đầy hời hợt.

Chính sự hời hợt đó đã đánh rớt bạn.

Giả sử nếu bạn khoe về sự chăm chỉ của bản thân, thì tại sao công ty phải thuê một người chăm chỉ trong khi vai trò đó thích hợp với người năng động, hoạt bát.

Hay tại sao người ta phải thuê một người chăm chỉ trong khi công việc đó cần sự tỉ mỉ hay óc logic?

Nếu mà bạn chỉ quay về tập trung trả lời những thứ mà mình có, nghĩa là bạn chẳng biết gì về công ty hết.

Những điều mà bạn có chưa chắc là điều công ty đang cần. Và nếu mà bạn không biết công ty cần gì, thì làm sao bạn có thể trả lời câu hỏi “tại sao chúng tôi lại chọn bạn.”

Điều bạn có chưa chắc là điều công ty cần, không hiểu được công ty cần gì thì không thể trả lời đúng
Điều bạn có chưa chắc là điều công ty cần, không hiểu được công ty cần gì thì không thể trả lời đúng

Bạn không biết gì về công ty, thì dù bạn trả lời lưu loát, hay ho như thế nào cũng không trúng ý nhà tuyển dụng.

Tư duy bạn cần có trước khi tìm việc

Tư duy bạn cần có trước khi đi tìm việc
Tư duy bạn cần có trước khi đi tìm việc

Để trả lời câu hỏi trên bạn cần trả lời một câu hỏi khác, đó là: “Tại sao bạn nên chọn công ty này?” 

Khi đi phỏng vấn, công ty sẽ đứng trên cương vị là người lựa chọn xem ai thích hợp nhất, mang lại được nhiều giá trị nhất.

Điều tương tự cũng diễn ra ở phía ngược lại, bạn cũng có quyền lựa chọn công ty thích hợp để mình làm việc và cống hiến.

Phỏng vấn đơn thuần là một cuộc gặp gỡ để hai bên tìm hiểu nhau, và xem bên kia có phù hợp để cộng tác làm việc lâu dài không.

Bạn cũng không nên đến buổi phỏng vấn với suy nghĩ MÌNH ĐI XIN VIỆC, thay vào đó hãy dùng từ MÌNH ĐI TÌM VIỆC.,

Cho nên, hãy đến buổi phỏng vấn với tinh thần tôn trọng, mong muốn tìm hiểu công ty phù hợp thông qua nhà tuyển dụng. Hơn là việc  lo lắng, áp lực với suy nghĩ: “mình phải thuyết phục để công ty chọn mình”.

Công ty họ có quyền lựa chọn đối tác cho mình và bạn cũng có quyền lựa chọn công ty nào hợp nhất với bạn.

Bạn có quyền lựa chọn công ty phù hợp với mình
Bạn có quyền lựa chọn công ty phù hợp với mình

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn, đó là lúc bạn phải hỏi lại chính mình là “thật sự bạn có giá trị gì cho công ty mình đang tham gia  phỏng vấn không?”

Bạn đã có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm gì về công việc mình làm sắp tới chưa? 

Bản chất nằm trong năng lực của bạn, nếu bạn thật sự có năng lực bạn sẽ bước vào cuộc phỏng vấn với tâm thế khác.

Còn nếu bạn thật sự không có năng lực hay hoài nghi về năng lực của mình, thì bạn sẽ có tâm thế là phải cố thuyết phục.

Vì vậy tự hỏi lại chính mình, nếu bạn chưa đủ kỹ năng thì chậm lại, chọn nơi phù hợp với mình hơn hoặc trau dồi, phát triển bản thân.

Sau đó nhìn nhận rõ để bước vào cuộc phỏng vấn với tâm thế của một người đang đi chọn đối tác để làm việc trong thời gian sắp tới.

Lúc đó bạn là người đi tìm việc chứ không phải là đi xin việc.

Mà đã là tâm thế tìm việc nghĩa là hai bên tìm hiểu về nhau và và câu hỏi: “Tại sao tôi nên chọn bạn”, cũng nên được hỏi từ hai phía.

Khi bạn đã đặt ngược lại được câu hỏi đó rồi thì cũng là lúc bạn hiểu công ty này có gì để bạn tới đây làm việc và cống hiến, hiểu hơn nơi đó có những gì lại phù hợp với bạn.

Hiểu hơn công ty này mang lại những sản phẩm gì?

Những giá trị gì?

Vị trí tuyển dụng mà bạn muốn làm trong thời gian tới có vai trò gì?

Có cơ hội thăng tiến ra sao?

Bạn có thể cống hiến gì thông qua vai trò này?

Khi bản thân nhận thấy công ty mang lại cho bạn giá trị thì đó là lúc bạn xuất hiện mong muốn mang lại giá trị cho công ty.

Nhìn lại mình có những điểm mạnh, khả năng, kinh nghiệm gì để mang lại giá trị cho công ty này không?

Ngay từ ban đầu bạn có suy nghĩ đó thì khi bước vào trong cuộc phỏng vấn, câu hỏi này sẽ trở nên rõ ràng và dễ trả lời.

Cách trả lời câu hỏi khó khi bạn chưa có cơ hội làm việc

Cách trả lời câu hỏi khó khi bạn chưa có cơ hội làm việc
Cách trả lời câu hỏi khó khi bạn chưa có cơ hội làm việc

Khi nhận ra bản thân mang lại được giá trị gì cho công ty thì anh muốn bạn chuẩn bị một thứ chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ hỏi là:

“Vì sao em nghĩ mình có được những khả năng đó? Từ đâu mà em cho rằng mình có thể làm được công việc như thế này?”

Họ sẽ hỏi để kiểm chứng điều bạn nói có đúng hay không.

khi đó bạn cần chuẩn bị một câu chuyện, một thành công trong quá khứ để chứng minh cho việc mình có khả năng làm được những vai trò công ty đang cần.

Hãy chuẩn bị câu chuyện liên quan đến việc đó.

Nhưng nếu trong trường hợp bạn chưa có quá nhiều kinh nghiệm lẫn trải nghiệm thì sao?

“Hoặc thậm chí đây là công việc đầu tiên bạn làm thì sao?” 

Khi đó thay vì chia sẻ một trải nghiệm thành công, hãy chia sẻ một trải nghiệm thất bại của mình.

Và từ thất bại đó, nó dạy cho mình bài học gì?

Bạn có thể trả lời như vầy:

“Em chưa có kinh nghiệm gì nhiều, đây là công việc đầu tiên mà em làm. Nhưng vì là công việc đầu tiên, nên em rất quyết liệt với nó.

Vì là người mới nên tư duy của em có thể sẽ dễ cởi mở đón nhận góp ý từ các anh chị hơn và , sáng tạo hơn trong cách làm.

Những điều em chưa biết em chưa làm tốt em có thể rèn luyện, em rất sẵn sàng để học hỏi”.

Khi đó bạn vừa nói cho nhà tuyển dụng biết là:

“ mình có nghiên cứu, tìm hiểu để biết được nhu cầu của công ty. Và mình là 1 người biết điểm yếu, điểm mạnh của bản thân đang như thế nào”.

Cứ thẳng thắn thừa nhận những điểm yếu và thất bại của mình. Nhưng cũng đừng quên kèm theo những bài học mình có được sau những thất bại.

Bạn có thể tham khảo cách để chia sẻ điểm mạnh, điểm yếu của bạn thân chạm hơn đến nhà tuyển dụng tại bài viết này của anh: https://huynhduykhuong.vn/diem-manh-va-diem-yeu/

Nếu bạn không dám thừa nhận mình không có kinh nghiệm là tại bạn không đủ dũng cảm tại mình không thể nhìn hơn, bạn sẽ đổ lỗi cho nhiều lý do khác nhau.

Nhưng dù thế nào hãy chia sẻ sự thật, và biến nó thành điểm mạnh của mình.

Nếu bạn đang muốn tìm những bí quyết để có được một buổi phỏng vấn tốt hơn, trọn vẹn hơn.

Bạn đang rất quan tâm về chủ đề phỏng vấn, nhưng bản thân lại thấy không tự tin, không dám chia sẻ, thì có thể tìm hiểu về buổi workshop của anh  tại đây.

Workshop Public Speaking Huỳnh Duy Khương

Bạn cảm thấy bài viết bổ ích chứ?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Điểm đánh giá trung bình 0 / 5. Số đánh giá 0

Không có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Khóa học cho bạn

Khóa học Kỹ năng Giao tiếp, Thuyết Trình - Public Speaking

Chương trình huấn luyện giúp bạn xây dựng sự tự tin thông qua kỹ năng giao tiếp, thuyết trình

Lộ trình

08 tuần

Hình thức

Zoom

Học phí

Liên hệ

Giảng viên: Huỳnh Duy Khương