11/06/2022

Burnout – 9 dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc hội chứng này

Burnout – Hội chứng “cháy sạch” là gì? Theo định nghĩa của Tổ chức y tế thế giới (WHO), Burnout là một hội chứng – một hiện tượng nghề nghiệp. Burnout là tình trạng kiệt sức về cảm xúc, thể chất, tinh thần do căng thẳng quá mức và kéo dài. Burnout diễn ra trong […]
Duy Khương Huỳnh

Burnout – Hội chứng “cháy sạch” là gì?

Burn out la gi 1

Theo định nghĩa của Tổ chức y tế thế giới (WHO), Burnout là một hội chứng – một hiện tượng nghề nghiệp.

Burnout là tình trạng kiệt sức về cảm xúc, thể chất, tinh thần do căng thẳng quá mức và kéo dài. Burnout diễn ra trong môi trường làm việc và có thể xảy ra ở bất kể lứa tuổi, ngành nghề nào.

Khi bị “cháy sạch”, hiệu suất làm việc giảm và nỗi sợ thất bại tăng lên.

Bạn sẽ cảm thấy bản thân ngày càng bất lực, vô vọng, thô lỗ và trở nên cáu gắt. Cuối cùng, bạn có thể cảm thấy như bạn không còn gì để cho đi nữa.

Câu chuyện người đàn ông và chiếc cưa

Có một người đàn ông đang đi trên đường và thấy ở góc đường có một người thợ đang ráng sức để cưa gỗ. Người này đang làm việc cực kỳ mệt nhọc, mồ hôi nhễ nhại.

Khi đi lại gần hơn, người đàn ông mới thấy hình như cái lưỡi kia của người thợ đã bị mòn hết nên dù cưa mạnh đến cỡ nào thì hiệu quả vẫn rất thấp. Người đàn ông mới hỏi người thợ:

Cua go

“Chú ơi, tui thấy hình như là cái lưỡi cưa hơi bị cùn rồi, sao chú không dành thời gian để mài cho nó sắc lưỡi cưa một xíu có phải nhanh hơn không?”

Người thợ quay sang nhìn người đàn ông với ánh mắt rất kỳ lạ và nói:

“Bị khùng hả? Ông có thấy còn bao nhiêu khúc gỗ cần phải cưa nữa không? Thời gian đâu mà mài cái này, mài cái kia. Thôi ông đi ra chỗ khác đi, để tôi cố gắng làm cho xong việc!”

Thế là người thợ vẫn tiếp tục cưa gỗ với tất cả sức lực mà mình có. Bạn có nhìn thấy bản thân của mình ở trong câu chuyện vừa rồi không?

Lưỡi cưa trong câu chuyện là hình tượng hoá cho cơ thể của mỗi người.

Đôi khi chúng ta cũng giống như là người thợ đó, bỏ bê “lưỡi cưa” của mình để cho nó bị cùn đi mất nhưng vẫn nỗ lực hết sức mình mỗi ngày nhưng chẳng thấy kết quả đâu.

Và nếu cứ tiếp tục giống như vậy, nó sẽ dẫn tới một hệ quả:

Là khi mà cưa mãi, lưỡi cưa bị cùn hết mức có thể, nó sẽ không còn là cây cưa nữa, mà nó biến thành một thanh sắt. Nếu không nhận ra sớm thì tới một lúc nào đó, bạn sẽ bị đổ gục bởi chính thanh sắt trên tay.

9 dấu hiệu chứng bỏ bạn đang mắc hội chứng Burnout

Bạn mắc bao nhiêu dấu hiệu trong số này?

  1. Làm việc nhiều nhưng kết quả chẳng bao nhiêu.
  2. Thường kết thúc công việc với một tiếng… thở dài.
  3. Hay mang việc về nhà, thậm chí sắp đi ngủ nhưng vẫn lấy laptop đem lên giường để làm việc.
  4. Hay nhận thêm việc một cách vô tội vạ và ưu tiên làm những việc của người khác, còn việc của mình thì vẫn chất đống.
  5. Bỏ lơ nhu cầu của bản thân. Ngày nào cũng chỉ có công việc, không còn những sở thích, niềm vui hay những cái chăm sóc cho bản thân về cơ thể, về tinh thần…đều biến mất.
  6. Hay cáu gắt với những người thân xung quanh bởi vì quá áp lực, căng thẳng.
  7. Lờ đờ và uể oải khi đi qua một ngày dài.
  8. Cố tỏ ra là mình ổn nhưng sâu bên trong nước mắt là… biển rộng.
  9. Bỏ mặc cả thế giới.

Trong 9 dấu hiệu phía trên, bạn mắc phải bao nhiêu cái?

7 bước để vượt qua hội chứng Burnout

Anh muốn nói với bạn một điều rằng… Đó không phải lỗi của bạn.

Vì ở thời đại này có rất nhiều áp lực xã hội đè lên người trẻ. Vì khi mới bước vào đời, đã phải đối mặt với mối lo công việc, mối suy tư cuộc sống và cả kỳ vọng của gia đình.

Đó chính là thứ đẩy bạn vào trạng thái kiệt sức về thể chất lẫn tinh thần!

Đáng tiếc nhất là không có ai dạy cho bạn biết vấn đề của mình nằm ở đâu và cần phải sửa như thế nào cho đúng, để rồi mình phải “tự bơi” giữa mớ áp lực bòng bong và vô tình đốt cháy sạch những gì mình có.

Cho nên sau đây, anh sẽ chia sẻ cho bạn chi tiết cụ thể 7 bước để vượt qua hội chứng Burn Out này. Xem và thử áp dụng vào cuộc sống của mình nhé!

Bước 1: Hãy thay chữ Burnout thành chữ Experienced Your Limit

Burn out buoc 1

Thay đổi đầu tiên là phải thay đổi trong thái độ và suy nghĩ của mình.

Thay vì nói mình vừa bị kiệt sức, mình bị kiệt quệ – Burn Out. Hãy nói là mình vừa trải nghiệm giới hạn của bản thân – Experienced My Limit.

Ai cũng nói là chúng ta cần vượt qua giới hạn nhưng các bạn đã biết giới hạn của mình là gì đâu?

Burn Out là tín hiệu đáng mừng, vì nó giúp bạn nhìn được giới hạn của bản thân mình đang ở đâu. Và khi đã thấy được, mình sẽ có thể tìm cách để vượt qua được.

Bước 2: Viết xuống tất cả những việc đang nằm trong đầu

Burn out buoc 2

Đôi khi sự rối loạn, sự băn khoăn, lo lắng bởi vì một cái gì đó rất mơ hồ và chung chung. Hãy viết xuống!

  • Cái này cần phải làm nè
  • Cái này sắp làm nè
  • Việc mình đang trốn chạy nè

Viết tất cả những việc mà nó đang luẩn quẩn trong đầu các bạn, chỉ khi viết ra, các bạn sẽ bình tĩnh và dễ dàng lắng nghe bản thân mình hơn.

Bước 3: Có cho mình NOT-TO-DO list

Burn out buoc 3

Hỏi cho bản thân mình những câu hỏi:

  • Những việc này có thực sự quan trọng không?
  • Tại sao mình phải làm nó?
  • Nếu không làm thì có ảnh hưởng gì không?

Các bạn hỏi mình những câu hỏi trên với từng việc một.

  • Nếu CÓ: thì giữ lại.
  • Nếu KHÔNG: thì gạch đi.

Các bạn sẽ loại bỏ được một phần lớn các áp lực căng thẳng không đáng có của mình đấy.

Bước 4: Đánh dấu những việc mình biết cách làm hoặc có khả năng làm

Burn out buoc 4

Còn những việc nằm trong trách nhiệm, mình cần phải hoàn thành. Hãy phân loại:

– Những việc nào là việc mình đã biết cách làm, quen làm rồi, chỉ cần sắp xếp lại là làm được thì đánh dấu, lên kế hoạch và làm nó.

– Những việc còn lại Ask for help – Yêu cầu sự giúp đỡ.

Nếu bạn làm những bước trước đó rồi, bạn sẽ bình tĩnh hơn, biết cái nào là cái mình làm được, cái nào là cái mình chưa làm được và lý do tại sao?

Và sau đó hãy đề xuất với sếp/đồng nghiệp để được sự hỗ trợ. Khi đó các bạn sẽ ngạc nhiên là khi mình rõ ràng, mình chủ động với công việc khi nó vẫn chưa tầy huầy ra thì người ta sẵn sàng hỗ trợ mình đấy.

Bước 5: Ăn mừng

Burn out buoc 5

Đã bao lâu rồi các bạn không ăn mừng?

Chúng ta rất dễ nhìn thấy những điểm yếu, những điều mình chưa làm tốt. Và khi dừng việc ăn mừng, chúng ta dễ chìm vào những cảm xúc tiêu cực.

Vì thế, chỉ cần làm được 1 việc nhỏ hãy nói với bản thân “Yes, mình đã hoàn thành xong 1 việc” tinh thần đó sẽ khiến các bạn đi tiếp trong những bước tiếp theo dễ hơn rất nhiều.

Bước 6: Say “NO”

Burn out buoc 6

Từ chối với những việc không phải nhiệm vụ, trách nhiệm của mình, những việc chúng ta chưa có khả năng hoàn thành tại thời điểm này.

Cách đơn giản nhất để từ chối một cách khéo léo là rõ ràng và chân thành.

Ví Dụ: “À mình rất muốn giúp bạn trong chuyện này nhưng hiện nay mình đang có 1 cái deadline này cần phải hoàn thành xong trong ngày hôm nay khi nào mình xong rồi mình mới có thể hỗ trợ bạn. Không biết lúc đó được không?”

Bước 7: Learning – Học 1 điều mới

Burn out buoc 7

Dành 5 phút – 10 phút mỗi ngày để học hỏi một điều gì đó mới cho bản thân của mình.

Đôi khi chỉ là đọc 1 trang sách và sự khác biệt của 1 trang sách và 0 trang sách là gì? Một tháng các bạn đã đọc được 30 trang rồi đấy.

Không phải rảnh hơn thì mình mới trau dồi bản thân mà trau dồi bản thân thì từ từ mình mới rảnh hơn!

Và đó là những cách giúp bạn dần dần, từng bước vượt qua được nó. Không phải 1 ngày 1 đêm mà mình bị Burnout cho nên cũng đừng mong đợi là 1 ngày 1 đêm mà chúng ta thoát khỏi trạng thái này.

3 Cách Để Học Tới Đâu Nhớ Dai Tới Đó Mà Không Phải Mất Nhiều Thời Gian

Lời kết

Điều cuối cùng bạn cần lưu ý đó là: không phải 1 ngày 1 đêm mà mình bị Burnout cho nên cũng đừng mong đợi là 1 ngày 1 đêm mà chúng ta thoát khỏi trạng thái này. Hãy xem nó như một cơ hội để cho bản thân thoát khỏi vùng an toàn của mình và trở nên giỏi hơn, trưởng thành hơn.

Và nếu như bạn đang tìm kiếm một nơi để trau dồi bản thân của mình, cũng như áp dụng bước số 7 – Learning thì chương trình anh chuẩn bị chia sẻ sắp tới đây chính xác là dành cho bạn.

Chương trình đó là Workshop Training Người Giỏi Không Phải Người Làm Tất Cả.

Để từ đó đưa ra cho bạn chiến lược cụ thể từng bước trở thành một người làm việc hiệu quả, chứ không để mình phải “tự bơi” nhé.

Workshop Leadership
Workshop Training Người Giỏi Không Phải Người Làm Tất Cả.

Bạn cảm thấy bài viết bổ ích chứ?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Điểm đánh giá trung bình 5 / 5. Số đánh giá 6

Không có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Khóa học cho bạn