Một trong những câu hỏi vẫn luôn được đánh giá là “khó nhằn” trong buổi phỏng vấn. Lý do dễ hiểu vì đây là một câu hỏi mở do đó ứng viên sẽ có rất nhiều cách để trả lời khác nhau, việc được đánh giá cao hay không đều phụ thuộc vào tư duy trả lời của ứng viên về câu hỏi này.
Thật không may, đây là một câu hỏi cũng sẽ chiếm phần quan trọng khá cao đến quyết định của nhà tuyển dụng.
Do đó, trước khi đến với buổi phỏng vấn, hãy luôn chuẩn bị thật kỹ những thứ bạn sẽ trả lời.
I. Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn “Tại sao công ty phải chọn em?”
Khi đặt ra câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết được bạn có đang hiểu bao nhiêu về công việc bạn đang ứng tuyển, bạn có gì nổi bật hơn những ứng viên còn lại, bạn có sự phù hợp như thế nào với văn hóa công ty.
Lúc này câu trả lời của bạn cần tập trung vào những vấn đề sau:
- Kinh nghiệm và thành tựu: bạn đã đóng góp được những gì tại nơi làm việc cũ, những việc bạn làm đã đạt được kết quả như thế nào (cần có một con số cụ thể).
- Trình độ và kỹ năng: nếu bạn có tất cả các kỹ năng mà vị trí đang cần, đây là sẽ một cách để chứng minh được độ “match” giữa bạn và nhà tuyển dụng. Ngoài ra, nếu bạn là một sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn có thể tận dụng những thế mạnh về kỹ năng mà mình đã tích lũy ở Đại Học trả lời cho câu hỏi này.
- Đam mê và động lực: đây sẽ là một điểm cộng mà nhà tuyển dụng sẽ dùng để lựa chọn nếu có hai ứng viên có cùng một trình độ và kỹ năng như nhau. Chắc chắn người có niềm đam mê với công việc, năng động, hòa đồng để phù hợp với văn hóa công ty sẽ là người được ưu tiên lựa chọn hơn.
II. 2 cách trả lời sai thường gặp
1.Kiểu ngây thơ
Đây là lúc mà bạn không có sự chuẩn bị nào từ trước và khi được hỏi đến bạn sẽ cứ vô tư trả lời theo những gì bạn suy nghĩ.
Ví dụ:
“Do em đang cần một công việc, em thấy công ty mình tuyển dụng nên em ứng tuyển.”
“Em thấy công việc có những yêu cầu ABC, em nghĩ em làm được nên em ứng tuyển.”
2. Kiểu liệt kê
Lúc này, bạn cố gắng tìm ra những điểm đặc biệt của mình để thể hiện ra với nhà tuyển dụng theo kiểu liệt kê ra hết những cái mình có.
Ví dụ:
“Dạ em nghĩ là em có nhiều kinh nghiệm hơn những bạn sinh viên mới ra trường khác.”
“Dạ em là người làm việc rất chăm chỉ, hòa đồng và chịu khó.”
“Dạ em rất kiên trì, cố gắng để làm việc.”
Cả hai cách trả lời này chắc chắn đều giúp bạn có được điểm trừ, vì với câu hỏi mở sự mong đợi của nhà tuyển dụng sẽ khá cao nhưng bạn lại mang đến một câu trả lời ngắn gọn không để lại được bất cứ ấn tượng gì.
Do đó sẽ dễ bị đánh giá là không có sự nghiêm túc tìm hiểu về công việc.
IV. 3 mẫu ví dụ trả lời câu hỏi “ Tại sao công ty phải chọn em?”
1. Dành cho người chưa có kinh nghiệm
Vị trí Copywriter
2. Dành cho người ít kinh nghiệm
Vị trí Social Media Executive
3. Dành cho người đã có nhiều kinh nghiệm
Vị trí Chuyên viên Marketing
V. 4 chủ đề khác về kinh nghiệm phỏng vấn
[Mới Nhất 2023] 8 Điều Cần Biết Trước Khi Đi Phỏng Vấn
Cách Trả Lời Câu Hỏi Giới Thiệu Bản Thân (Hướng dẫn chi tiết từ A-Z)
“Điểm yếu của bạn là gì?”- 5 mẫu câu trả lời chi tiết.
“Điểm mạnh của bạn là gì?”- Bật mí câu trả lời thuyết phục
Lời kết
Như đầu bài anh có nói đây là một câu hỏi khá quan trọng quyết định phần lớn mức độ thành công cho buổi phỏng vấn của bạn, do đó hãy bình tình và suy nghĩ thật kỹ về những gì mình sẽ trả lời.
Anh chắc chắn một điều rằng dù bạn đã có kinh nghiệm hay chưa thì chắc chắn bạn cũng có những giá trị của riêng mình. Đừng mất niềm tin vào điều đó, hãy tìm ra chúng và thể hiện chúng theo cách của bạn tại buổi phỏng vấn.