Ấn tượng đầu tiên khi phỏng vấn xin việc trước nhà tuyển dụng rất quan trọng. Ấn tượng không chỉ về phong cách, cử chỉ, mà còn về phong cách nói, đặc biệt là cách trả lời phỏng vấn.
Trong mỗi cuộc phỏng vấn, bạn sẽ gặp ít nhất 1 câu hỏi khó và không biết phải trả lời như thế nào.
Cho nên trong bài viết này anh sẽ tổng hợp những câu hỏi thường gặp và cho bạn biết tại sao (why) nhà tuyển dụng lại đặt câu hỏi đó? Thông qua những câu hỏi, họ thật sự mong muốn gì ở phía bạn? Và bạn phải trả lời như thế nào cho ấn tượng?
3 Mục đích chính của cuộc phỏng vấn xin việc.
1. Buổi phỏng vấn xin việc sinh ra là để hiểu.
Mục đích của buổi phỏng vấn là để… HIỂU.
- Hiểu về cá tính của ứng cử viên.
- Mức độ phù hợp với công việc.
- Mức độ phù hợp với công ty.
2. Buổi phỏng vấn là để hiểu đúng sự thật.
Nhà tuyển dụng sẽ đặt những câu hỏi làm sao nhận được câu trả lời đúng với sự thật.
Nếu đặt câu hỏi không khéo hoặc không đúng, có khi họ sẽ không nhận được câu trả lời thật và có thể tuyển nhầm người.
Đôi khi, người phỏng vấn sẽ ngại phải trả lời thật lòng vì sợ làm người khác không vui, hoặc cũng có khi họ không dám nói ra sự thật, vì sự thật đôi khi mất lòng. Trong giao tiếp hằng ngày, không phải ai cũng dám nói ra sự thật một cách trực diện.
Đó là lí do mà nhà tuyển dụng thường đặt ra những câu hỏi khó để người phỏng vấn thể hiện và nói ra những sự thật họ nghĩ trong đầu.
3. Buổi phỏng vấn là để hiểu về nhau.
Không chỉ nhà tuyển dụng hiểu bạn, bạn có thể đặt câu hỏi để hiểu ngược lại họ.
“Hãy đến tìm việc, chứ đừng đi xin việc”
Nhà tuyển dụng cần mình, và mình cũng cần nhà tuyển dụng.
Cho nên bạn hãy nỗ lực trau dồi bản thân, gia tăng giá trị bản thân để mình cũng có QUYỀN lựa công ty phù hợp.
Đó là lúc bạn sẽ tới với tâm thế tìm hiểu thêm công ty để đưa ra lựa chọn phù hợp và có quyền đặt câu hỏi ngược lại cho nhà tuyển dụng.
Top 9 câu hỏi phỏng vấn thường gặp.
1. Bạn hãy giới thiệu về bản thân mình đi?
Trong câu hỏi này, bạn cần lưu ý một điều:
“Em có thể giới thiệu một chút về mình không?”
Với câu này, nhà tuyển dụng không chỉ muốn biết tên bạn là gì, quê ở đâu, từng làm gì, sở thích ra sao… Mà lý do họ đặt ra câu hỏi này là vì 2 mục đích…
Mục đích 1: Mở đầu làm quen, khởi động buổi phỏng vấn (từ đó lấy đà để hỏi những câu hỏi chuyên sâu).
Mục đích 2: Dùng để thử sức ứng viên (nếu ứng viên hiểu đúng, có thể tận dụng câu hỏi này để nêu lên điểm mạnh có liên quan đến công việc của mình). Nếu bạn chia sẻ được những thứ này, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy ấn tượng và lưu tâm nhiều hơn với những câu trả lời phía sau của bạn
2. Bạn biết công việc này từ đâu?
Câu hỏi này đồng nghĩa với 2 câu dưới đây:
- Bạn có thật sự bỏ thời gian ra để tìm hiểu về công ty không?
- Đây có phải là công việc bạn đã đặt ra mục tiêu tìm kiếm hay chỉ là sự ngẫu nhiên?
Với câu này, nhà tuyển dụng muốn xem bạn có thật sự nghiêm túc và có mục tiêu rõ ràng với công việc này hay không? thông qua sự chủ động tìm hiểu của bạn về công việc này.
Nếu bạn chia sẻ cho họ về chặng hành trình, nỗ lực tìm kiếm công việc phù hợp với bản thân, điều đó Sẽ thể hiện được ứng cử viên có sự quyết tâm, nghiêm túc, cố gắng, rõ ràng trong công việc cũng như sự nghiệp.
(Dĩ nhiên bạn có làm những việc này, còn nếu bạn không tìm hiểu về công ty mà chia sẻ một cách gian dối thì họ cũng sẽ nhận ra điều đó)
3. Vì sao bạn lại hứng thú với công việc này?
Đây là câu hỏi rất rõ ràng và thẳng thắng. Bạn nêu những điểm bạn hứng thú với công việc.
LƯU Ý:
Có nhiều bạn sẽ trả lời:
“Em thích công việc này vì có môi trường làm việc năng động, phúc lợi xã hội tốt,… nên em hứng thú với nó”
Đừng chỉ nói về lợi ích, những điểm tốt đẹp mà công việc đó tạo ra vì đây là câu trả lời hết sức bình thường. Vì nhà tuyển dụng sẽ nghĩ bạn chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân nên mới hứng thú với công việc, chứ không mang lại lợi ích cho công ty.
Nên hãy thể hiện sự hứng thú không chỉ mang lại lợi ích cho mình, mà còn mang lại giá trị cho công ty.
4. Điểm mạnh của bạn là gì?
Cách trả lời câu hỏi này. Bạn phải biết:
Nếu bạn chưa tìm ra được điểm mạnh của mình và cũng chưa biết nên trả lời như thế nào để không bị xem là khoe mẽ.
Thì có thể tham khảo thêm video dưới đây của anh.
5. Vì sao chúng tôi nên tuyển bạn?
Câu hỏi số 5 cũng tương tự câu hỏi số 4: “bạn có điểm mạnh gì để chúng tôi phải tuyển bạn” – Đây là câu hỏi gián tiếp, khó hơn để xem người ứng viên hiểu bản thân có gì hay hay không và hiểu được bản chất của buổi phỏng vấn hay không?
6. Hãy kể về thử thách bạn từng có ở công việc trước đây?
Câu hỏi số 6 tương tự câu hỏi số 4. Kể lại điểm mạnh/ thành tựu trong quá khứ thông qua những trải nghiệm. Bạn có thể áp dụng tương tự với điểm yếu của bản thân, từ đó rút ra được bài học gì và đã khắc phục điểm yếu hay chưa.
Cách tìm kiếm điểm mạnh của bản thân:
7. Mục tiêu trong công việc của bạn là gì?/ Bạn thấy mình trong 5 năm nữa sẽ như thế nào?
2 câu hỏi nhiều bạn ứng viên sợ nhất, lúc trả lời có khi chém gió đại cho xong. Câu hỏi rất khó với bất kì ai. Nhưng có khi nhà tuyển dụng cũng không muốn biết định hướng của bạn là gì đâu. Vậy tại sao họ lại hỏi?
Có 2 mục đích chính họ muốn biết:
Mục đích 1: Bạn đã từng nghĩ về chuyện đó hay chưa?
Mục đích 2: Họ muốn xem bạn chân thành đến mức nào?
Bạn có học thuộc lòng câu trả lời không, cách phản hồi câu hỏi khó của bạn ra sao, bạn có điềm tĩnh khi trả lời câu hỏi không?
8. Điểm yếu của em là gì?
Việc đầu tiên bạn cần làm, đó là phải hiểu được mong đợi của nhà tuyển dụng là gì để từ đó có cách trả lời thuyết phục mà vẫn chân thật.
Dưới góc nhìn nhà tuyển dụng, khi hỏi câu điểm yếu của bạn là gì. Có 3 thứ họ muốn biết:
8.1. Bạn đã tìm hiểu kỹ về công việc chưa?
Hãy tìm hiểu về công việc mà mình đang được phỏng vấn, mọi công việc đều đòi hỏi bạn cần có một tố chất, điểm mạnh hay thậm chí là điểm yếu để xác định công việc ấy có được vận hành một cách trơn tru hay không. Một người tìm hiểu trước về công việc chắc chắn sẽ biết rõ mình nên làm gì.
8.2. Người này có hiểu về bản thân của mình không?
Một người nhìn ra được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân nghĩa là họ đã nhận thức được những ảnh hưởng của bản thân đến công việc. Lúc này nhà tuyển dụng sẽ hiểu bạn là một người có nhận thức tốt trong công việc.
8.3. Bạn sẽ làm gì để cải thiện điểm yếu?
Đừng “GIẤU DỐT”. Hãy nói cho mọi người biết thứ mình chưa biết, để có cơ hội được chỉ dạy và học hỏi. Chắc chắn không ai là hoàn hảo, nhà tuyển dụng luôn mong muốn có được nhân viên biết nhận ra khuyết điểm hơn là một người hoàn hảo. Đừng “HỌC THUỘC LÒNG”. Hãy trả lời một cách chân thành.
9. Bạn có câu hỏi nào dành cho chúng tôi không?”
Khi đến khoảnh khắc được hỏi câu này, đa phần mọi người đều không có câu hỏi hoặc hỏi đại một câu gì đó cho có, bởi vì chúng ta không hiểu đúng mục tiêu của buổi phỏng vấn. Quay lại ban đầu chúng ta có 3 mục tiêu, đó là hiểu, hiểu đúng sự thật, hiểu đúng về nhau. Khi chúng ta hiểu đúng bản chất, trau dồi sự tự tin.
Bạn có đặt câu hỏi với 2 câu hỏi này:
Câu đầu số 1.
Khi bạn biết được tiêu chuẩn của công ty ra sao để mình có thể phấn đấu đến vị trí ưu tú. Nếu bạn THẬT SỰ tò mò và muốn trở thành nhân viên xuất sắc. Sẽ ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng rằng bạn là người có ý chí cầu tiến, luôn luôn học hỏi.
Câu hỏi số 2.
Đây là câu hỏi muốn họ góp ý liền về những thiếu sót của bạn. Nó thể hiện ý chí cầu tiến và tinh thần hợp tác. Sẵn sàng nhận lời góp ý chân thành hoặc khó nghe từ nhà tuyển dụng.
Đặc biệt, có một từ thể hiện tinh thần này. Đó là coachable (Tạm dịch: Dễ dạy). Dễ dạy ở đây, có nghĩa bạn sẵn sàng cởi mở để được chỉ dạy, học hỏi nhiều hơn từ mọi người xung quanh.
Lời kết.
Trong phần số 7, anh có đề cập đến việc trau dồi kiến thức, kinh nghiệm, sự tự tin. Đặc biệt, là sự tự tin.
Sự tự tin ở đây không chỉ về ngoại hình hay phong thái, thứ anh muốn nhấn mạnh ở đây là tự tin qua cách ăn nói, để có thể ghi điểm trong mắt của bất kì ai, chứ không chỉ với nhà tuyển dụng.
Nếu bạn không biết bắt đầu rèn luyện sự tự tin về mặc giao tiếp ở đâu, anh có thể giúp bạn. Hãy ghé ngang, tìm hiểu về buổi worksop public speaking của anh tại đây nhé