19/06/2022

Tại Sao Bạn Nghỉ Việc Ở Công Ty Cũ? 3 Lỗi Sai Kinh Điển Cần Tránh

Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ? Đây là câu hỏi khá đơn giản trong phỏng vấn, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách để trả lời sao cho khéo khi vấn đáp với nhà tuyển dụng. Để bản thân tránh rơi vào thế bị động, bạn cần một sự chuẩn chỉnh […]
Duy Khương Huỳnh

Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?

Đây là câu hỏi khá đơn giản trong phỏng vấn, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách để trả lời sao cho khéo khi vấn đáp với nhà tuyển dụng.

Để bản thân tránh rơi vào thế bị động, bạn cần một sự chuẩn chỉnh chu bị để có câu trả lời hay và tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

Trong bài viết này, anh sẽ hướng dẫn cho bạn công thức để trả lời câu hỏi Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ? đúng và trúng nhất.

Tác giả: Huỳnh Duy Khương.

3 Lỗi sai kinh điển khi trả lời câu hỏi: “Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?”

Tai sao ban nghi viec o cong ty cu anh bia 1
Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?

Lỗi sai 1: Nói xấu công ty cũ

Tránh nói xấu về sếp, nói xấu về đồng nghiệp, nói xấu về chính sách trả lương, nói xấu về môi trường không được năng động,…

Tại sao lại không nên? Vì ở bất cứ công ty nào đều sẽ có những điểm tốt và những điểm chưa tốt.

Nếu bạn nói xấu về công ty, nhà tuyển dụng sẽ rất băn khoăn: “Bạn là người như thế nào mà chỉ toàn thấy những điểm không tốt như vậy?”

Khi nói ra những điểm không tốt của người khác, điều đó thể hiện cho bạn là một người có thái độ hay đổ lỗi cho hoàn cảnh. Chính thái độ đó sẽ khiến cho nhà tuyển dụng băn khoăn rất nhiều trong việc lựa chọn bạn.

Lỗi sai 2: Nói xấu về bản thân

  • “Vì chưa đáp ứng được nhu cầu bên công ty cũ nên em quyết định nghỉ việc.”
  • “Em thấy công việc không được suôn sẻ cho nên mới dừng lại.”
  • “Em thấy mình không phải là một người quá kiên trì và quyết tâm, nên có nhiều thứ biến động xảy ra khiến em không muốn làm nữa.”

Có khi nó thật là vậy. Tuy nhiên, nếu chỉ bày ra những điểm mình làm chưa tốt, đó là lúc nhà tuyển dụng sẽ rất khó để có thể nhận bạn vào làm được.

Điều đó tương tự như trong chuyện tình yêu, khi bạn gái hỏi: “Vì sao anh chia tay người yêu cũ?” và bạn trả lời theo kiểu như nói xấu về bản thân:

  • “Vì ngày xưa anh hơi lăng nhăng nên quyết định chia tay để theo một bạn nữ khác.”
  • “Lúc đó có nhiều khó khăn xảy ra trong mối quan hệ quá nên anh quyết định từ bỏ.”

Nếu là bạn, bạn sẽ cảm thấy như thế nào?

Lỗi sai 3: “Không hợp”

Hợp hay không hợp ở đây có thể là do hoàn cảnh:

  • Bạn không còn đam mê với công việc.
  • Bạn mất động lực khi đi làm.
  • Bạn cảm thấy không còn tìm được định hướng của mình ở công ty cũ đó.
  • (…)

Tất cả những lý do “không hợp” đó đều là những cảm xúc nhất thời. Và nếu bạn chỉ dựa vào cảm xúc để đưa ra quyết định xin nghỉ việc, đó là điều mà nhà tuyển dụng cũng rất trăn trở: “Liệu sau này vô công ty mới, tình trạng này có bị lặp lại hay không?”

Công thức trả lời câu hỏi: “Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?”

1. Hãy trung thực

Hãy nói thật về những chuyện đã xảy ra.

Thứ mà nhà tuyển dụng muốn nghe không phải là những chuyện cũ ở công ty cũ. Chuyện đó không quan trọng. Bởi vì dù gì đó cũng đã là chuyện trong quá khứ rồi.

Bất kể chuyện gì đã xảy ra để dẫn đến chuyện tan vỡ đó thì hãy hết sức trung thực. Đừng lươn lẹo, đừng giả dối.

2. Hãy chia sẻ bài học bạn đã rút ra

Hãy chia sẻ bài học đã rút ra được sau trải nghiệm ở công ty cũ kia.

Chúng ta có thể thất bại.
Chúng ta có thể không hoàn thành.
Chúng ta có thể làm sai.

Nhưng thông qua tất cả những lần đó, bạn đã rút ra được bài học gì cho mình? Trách nhiệm của mình nằm ở đâu? Lỗi mình sai ở điểm nào? Và dùng bài học đó để cải thiện cho công việc sau này.

Nếu trong một việc không thành bất kỳ mà bạn chỉ nhìn thấy lỗi tại hoàn cảnh, lỗi tại người này, môi trường kia,… thì cuối cùng, bạn vẫn chỉ mãi là con người cũ và bị phụ thuộc vào những yếu tố bên ngoài.

Tinh thần cầu tiến, sẵn sàng học hỏi từ những thất bại, trải nghiệm của mình là thái độ mà bất cứ công ty nào cũng đều muốn nhìn thấy ở các ứng viên khi phỏng vấn.

3. Hãy chia sẻ về hành động bạn đã làm sau khi rút ra bài học

Với bài học đó, bạn đã làm gì sau khi nhận ra được?

Vì nếu đã rút ra bài học rồi nhưng chỉ để đó và không làm gì, đó mãi sẽ là những lý thuyết sáo rỗng, không có giá trị.

Mẫu trả lời câu hỏi: “Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?”

Nhà tuyển dụng: “Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?”

Đây là cách bạn có thể trả lời dựa trên công thức ở phần trên anh đã chia sẻ.

“Dạ…! Khi công ty bắt đầu phát triển hơn và cơ cấu lại quy trình làm việc thì em được cho nghỉ.

Khi tự nhìn nhận lại ở thời điểm đó, em nhận ra chỉ lo tập trung vào công việc chuyên môn của cá nhân thiếu đi sự kết nối, tương tác với các đồng nghiệp, phòng ban khác. Em đã chưa sẵn sàng nhận những trách nhiệm lớn hơn và liên tục dè chừng với chúng.

Cho nên, việc bản thân bị đào thải mặc dù là một điều không mong muốn với em nhưng lại có thể hiểu được.

Khi mà em đã nhận ra bài học đó, em thấy mình cần trau dồi kỹ năng giao tiếp, thể hiển ý tưởng và phối hợp đội nhóm để đóng góp nhiều hơn vào các vai trò khác trong công ty, bên cạnh vai trò chuyên môn của mình.

Đặc biệt là trong giai đoạn biến động, khó khăn ở thời điểm dịch bệnh này. Em nhận thực rõ hơn về mức độ quan trọng của nó.

Cho nên trong khoảng thời gian qua, em đã bắt đầu trau dồi thêm cho mình kỹ năng giao tiếp thông qua việc đăng ký tham gia một khóa học bên ngoài. Bắt đầu học và đào sâu hơn về những chuyên môn đặc thù của mình.

Ở thời điểm hiện tại, em rất sẵn sàng để ứng tuyển vào vị trí mới. Không chỉ làm đúng với vai trò, trách nhiệm của mình, mà bản thân còn có thể tương tác, phối hợp và linh hoạt gánh vác những trách nhiệm mới tùy vào bối cảnh và những biến động của thị trường.”

Khi có thể chia sẻ ra mọi thứ rõ ràng và chân thật như trên, đó là lúc bạn sẽ gây được ấn tượng rất lớn với nhà tuyển dụng về thái độ và khả năng trình bày.

Dĩ nhiên là bạn không cần bắt chước 100% những ý ở trên. Nó cần phải xuất phát từ sự chân thành, thấu hiểu về giá trị và trải nghiệm của mình.

Lời kết

Đấy là toàn bộ những điều quan trọng bạn cần nắm khi trả lời phỏng vấn cho câu hỏi: “Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?”

Nếu tại thời điểm này, bạn đang chuẩn bị cho buổi phỏng vấn của mình và băn khoăn về câu hỏi đó, anh muốn bạn hãy dành thời gian để thực sự suy ngẫm và trả lời thật thấu đáo:

  1. Lý do gì khiến bạn nghỉ việc ở công ty cũ?
  2. Bạn nhận ra được bài học gì sau sự kiện đó?
  3. Bạn sẽ làm gì sau khi nhận ra bài học đó?

Điều cuối cùng, nếu lý do bạn nghỉ việc ở công ty là vì bản thân chưa làm tốt công việc cũ, khả năng phối hợp chưa tốt,… và muốn tìm ra một nơi để trau dồi kỹ năng làm việc, nâng cao hiệu suất thì có thể đăng ký tham gia buổi Workshop Leadership của anh.

Anh sẽ chia sẻ cho bạn cách tháo gỡ những rối ren để mình trở thành một nhân viên làm việc hiệu quả và xuất sắc hơn trong công ty.

Workshop Leadership 1
Workshop Leadership: Người Giỏi Không Phải Người Làm Tất Cả

Hãy nhớ: “Người giỏi không phải là người làm tất cả.” Dù bạn có làm ở vị trí nào đi nữa, hãy học cách phối hợp và huy động nguồn lực từ những người xung quanh.

Bạn cảm thấy bài viết bổ ích chứ?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Điểm đánh giá trung bình 5 / 5. Số đánh giá 1

Không có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Khóa học cho bạn

Khóa học Kỹ năng Giao tiếp, Thuyết Trình - Public Speaking

Chương trình huấn luyện giúp bạn xây dựng sự tự tin thông qua kỹ năng giao tiếp, thuyết trình

Lộ trình

08 tuần

Hình thức

Zoom

Học phí

Liên hệ

Giảng viên: Huỳnh Duy Khương