25/04/2022

Kỹ năng thuyết trình là gì? 2 bước giúp bài thuyết trình thành công

Kỹ năng thuyết trình là kỹ năng quan trọng cần có để truyền đạt được nội dung đến thính giả. Vì vậy, hôm nay anh sẽ chia sẻ cách nâng cao kỹ năng thuyết trình.
Duy Khương Huỳnh
Kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì?

Kỹ năng thuyết trình
Kỹ năng thuyết trình là gì?

Thuyết trình là một công cụ giao tiếp bằng lời nói, trình bày trước nhiều người về một vấn đề bằng những lý lẽ và lập luận hợp lý, chặt chẽ.

Kỹ năng thuyết trình là khả năng vận dụng những kiến thức, kỹ năng cần thiết để truyền đạt một thông điệp rõ ràng, có ý nghĩa thuyết phục thính giả.

Đây là một kỹ năng quan trọng, đặc biệt trong quá trình bày một nhận định, quan điểm của bản thân; bán hàng, thuyết phục khách hàng.

Chuẩn bị cho bài thuyết trình

Mất ít thời gian để truyền tải thông tin, thính giả hiểu được thông điệp một các rõ ràng là bạn đã có kỹ năng thuyết trình. Để thuyết trình thành công, anh sẽ chia sẻ cho bạn 3 bước chuẩn bị sau:

Phân tích

Đầu tiên, bạn cần chọn chủ đề bài thuyết trình, xác định được những điểm quan trọng của chủ đề. Từ đó tránh được tình trạng buổi nói lan man và không có trọng tâm.

Hãy đặt những câu hỏi cho chính mình như:

Kỹ năng thuyết trình
Kỹ năng thuyết trình

Một người có kỹ năng thuyết trình tốt cũng là một người có tâm, luôn muốn thính giả có thể học được, áp dụng những kiến thức trong buổi thuyết trình. Nếu chưa trả lời được những câu hỏi trên, bạn nên tự hỏi mình, buổi thuyết trình này có dành cho mình không?

Nội dung thuyết trình luôn đi kèm một thông điệp, ý nghĩa nhất định bạn muốn gửi gắm đến thính giả-cũng như mục đích họ lắng nghe bạn thuyết trình.

Xác định nhóm người nghe

“Biết mình, biết người, trăm trận, trăm tháng”

Càng hiểu rõ đối tượng lắng nghe, bạn sẽ càng tự tin thuyết trình, càng dễ dàng kết truyền cảm hứng đối với khán giả của mình.

Mỗi người ở mỗi vị trí khác nhau sẽ có đặc điểm, góc quan khác nhau.

Vì vậy, cùng một chủ đề nhưng với từng đối tượng, sẽ có cách thức thiết kế và trình bày nội dung khác nhau.

Kỹ năng thuyết trình
Kỹ năng thuyết trình

Để xác định đối tượng cho buổi thuyết trình, có thể đặt các câu hỏi:

  • Họ là ai?
  • Họ đã có kiến thức hay chưa có kiến thức về nội dung vấn đề?
  • Tại sao họ lắng nghe mình thuyết trình?
  • Mục tiêu họ lắng nghe bài thuyết trình là gì?

Chuẩn bị đầy đủ thông tin, tài liệu

Là người thuyết trình, bạn cần có đầy đủ kiến thức, am hiểu sâu rộng và cần nắm vững thông tin sẽ truyền đạt.

Bạn cần tìm tòi, nghiên cứu kỹ lưỡng tài liệu, văn bản, thống kê số liệu về chủ đề bạn từ thực tế, internet hay những chuyên gia của lĩnh vực đó.

Hãy chọn lọc những ý chính, ý thích hợp nhất phù hợp với bạn từ cho buổi thuyết trình.

Xây dựng cấu trúc bài thuyết trình

Để có thể truyền đạt và quan điểm của mình một cách hấp dẫn, bài thuyết trình cần được sắp xếp theo một cấu trúc hợp lý: mở đầu, nội dung và kết luận. Bạn cần trình bày chính xác, đơn giản, không lòng vòng mà đi thẳng vào chủ đề chính.

Mở đầu bài thuyết trình

Làm thế nào để có một phần mở đầu đầy cuốn hút và thú vị? Không có cơ hội thứ hai để gây ấn tượng ban đầu. Anh sẽ bật mí cách gây ấn tượng từ những câu đầu tiên cho bạn:

  • Giới thiệu bản thân và chủ đề thuyết trình.
  • Kể một câu chuyện hoặc đặt câu hỏi có liên quan đến chủ đề thuyết trình và dẫn dắt vào nội dung.
  • Tương tác với thính giả
Kỹ năng thuyết trình
Kỹ năng thuyết trình

Nội dung bài thuyết trình

Lựa chọn nội dung quan trọng. Xác định đâu là thông tin chính mà bạn phải truyền đạt, đâu là thông tin nên biết và đâu là thông tin có thể biết để sắp xếp hợp lí.

Chia nhỏ các ý chính. Để có thể dễ quan sát và nắm bắt ý chính, những luận điểm chính thường được chia thành 2 đến 5 phần nhỏ.

Kỹ năng thuyết trình
Kỹ năng thuyết trình

Sắp xếp các nội dung theo trình tự logic như: trình tự thời gian, quá trình bắt đầu cho đến khi kết thúc,… để khán giả có thể xâu chuỗi lại các nội dung có liên kết với nhau.

Phân bổ thời gian phù hợp. Tránh trường hợp nội dung chính quá ít thời gian để thuyết trình và ngược lại, mà hãy tuỳ theo độ quan trọng, độ dài ngắn mà phân chia thời gian nói hợp lí.

Giới thiệu những nội dung chính của bài thuyết trình để thính giả có thể nắm bắt được nội dung họ sẽ nghe.

Hãy để những câu chuyện, ví dụ, thống kê, minh hoạ giúp buổi thuyết trình của bạn phong phú và sinh động hơn. Khéo léo gửi gắm thông điệp vào câu chuyện giúp khán giả hiểu rõ được thông điệp và dễ dàng nhớ được nội dung.

Giọng nói của bạn cần đủ để người ngồi xa nhất vẫn có thể nghe, phát âm rõ ràng, không nói quá nhanh hoặc quá chậm, ngữ điệu thay đổi phù hợp tuỳ với từng tình huống, hoàn cảnh của bài thuyết trình

Bên cạnh lời nói, hãy sử dụng ánh mắt, nụ cười tươi, ngôn ngữ cơ thể, chắc bạn sẽ ghi đểm trong mắt người nghe.

7 2
Kỹ năng thuyết trình

Trình bày một cách đơn giản, dễ hiểu nhất để những nội dung có thể đi vào tai thính giả một cách tự nhiên và đáng nhớ nhất.

Muốn nổi bật, phải có nét riêng biệt, đặc trưng. Bài thuyêt trình của bạn muốn hay, được bàn luận sôi nổi luôn có những điểm nhấn như cởi nút thắt,…

Sự tương tác của diễn giả và thính giả là một yếu tố giúp bầu không khí thêm sôi nổi, bớt nhàm chán. Trong khi thuyết trình, bạn có thể đan xen đặt một số câu hỏi liên quan đến nội dung đang phân tích. Điều này giúp người nghe giải đáp được thắc mắc, tò mò, vừa giúp họ nhớ lâu hơn về kiến thức của buổi thuyết trình.

Tổng kết bài thuyết trình

Kết luận lại nội dung của bài thuyết trình giúp người lưu lại thông tin quan trọng. Đây cũng là phần bạn trình bày thông điệp qua buổi thuyết trình muốn gửi gắm đến người nghe.

8 3
Kỹ năng thuyết trình

Hãy bày tỏ biết ơn khán giả đã lắng nghe buổi thuyết trình của bạn và dành một chút thời gian để thính giá đưa ra ý kiến, lời nhận xét và trình bày quan điểm của mình về chủ đề. Đồng thời, giải đáp những băn khoăn của họ vì không phải ai cũng có thể hiểu ngay kiến thức mới mẻ.

Câu trả lời không thoả mãn người nghe cũng để lại thất bại, ấn tượng xấu cho buổi thuyết trình. Vì vậy cần có câu trả lời tương xứng với những câu hỏi khác nhau.

Nếu gặp câu hỏi khó, hãy cố gắng bình tĩnh. Bạn có thể tìm cách có thêm thời gian để suy nghĩ như: uống nước hoặc xin thính giả một vài giây. Với trường hợp bạn không đủ kiến thức để trả lời câu hỏi khó, thay vì tránh né, hãy thẳng thắn thừa nhận: “Hiện tại tôi không có câu trả lời nhưng tôi sẽ tìm hiểu thêm. Hi vọng anh chị có thể cho tôi thông tin, tôi sẽ liên lạc sau”.

Lời kết

Qua bài viết, anh hi vọng bạn đã hiểu rõ hơn về và có thể cải thiện được kỹ năng thuyết trình giúp bạn thuyết phục, truyền cảm hứng cho những người xung quanh. Để có một buổi thuyết trình thành công, bạn nên rèn luyện kỹ năng thuyết trình hằng ngày.

Nếu bạn vẫn loay hoay tìm cho mình một nơi tập luyện kỹ năng thuyết trình cũng như kỹ năng giao tiếp uy tín, các bạn có thể tham khảo Workshop Public Speaking: “Bí quyết để giao tiếp tự tin, thu hút” của anh Huỳnh Duy Khương.

Bạn cảm thấy bài viết bổ ích chứ?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Điểm đánh giá trung bình 5 / 5. Số đánh giá 3

Không có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Khóa học cho bạn

Khóa học Kỹ năng Giao tiếp, Thuyết Trình - Public Speaking

Chương trình huấn luyện giúp bạn xây dựng sự tự tin thông qua kỹ năng giao tiếp, thuyết trình

Lộ trình

08 tuần

Hình thức

Zoom

Học phí

Liên hệ

Giảng viên: Huỳnh Duy Khương