05/09/2022

3 CÂU HỎI GIÚP BẠN GHI ĐIỂM TRONG BUỔI PHỎNG VẤN

“Anh không còn câu hỏi gì cho em nữa, em có băn khoăn hay câu hỏi gì dành cho anh và công ty không?” Khi đi phỏng vấn mà được hỏi như vậy, bạn sẽ “hỏi gì” nhà tuyển dụng?
Duy Khương Huỳnh
3 câu hỏi giúp bạn ghi điểm trong buổi phỏng vấn

“Anh không còn câu hỏi gì cho em nữa, em có băn khoăn hay câu hỏi gì dành cho anh và công ty không?”

Khi đi phỏng vấn mà được hỏi như vậy, bạn sẽ “hỏi gì” nhà tuyển dụng? 

Lúc đó bạn băn khoăn về việc phải trả lời sao để tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng? Hay bản thân thấy không biết hỏi gì?

Liệu trả lời như thế nào mới là đúng, hợp lý và giúp bạn được cộng điểm trong mắt nhà tuyển dụng?

Trong bài viết này anh sẽ chỉ cho các bạn cách để làm chuyện đó.

Tác giả: Huỳnh Duy Khương

Một tư duy khiến bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng

Một trong những lời khuyên anh hay nghe nhất là bạn phải hỏi lại, phải có câu hỏi để tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng.

Đầu tiên việc bắt buộc phải hỏi là điều không đúng.

Việc bạn không có câu hỏi nào ở cuối giờ đó không phải là một điểm trừ, đó là điều bình thường.

Bạn không được học cách đặt câu hỏi.

Đặt câu hỏi là kỹ năng nâng cao, đòi hỏi bạn phải có một trình độ kiến thức và kinh nghiệm nhất định.
Đặt câu hỏi là kỹ năng nâng cao, đòi hỏi bạn phải có một trình độ kiến thức và kinh nghiệm nhất định.

Điều bạn thường làm chỉ là học cách đưa ra câu trả lời. 

Thời bạn đi học thầy giáo sẽ đặt ra câu hỏi còn bạn đưa ra câu trả lời.

Thầy giáo có kiến thức cao hơn, có góc nhìn rộng hơn nên mới đủ khả năng để đưa ra câu hỏi để dẫn dắt, gợi mở, hay khai thác thông tin từ bạn.

Vì vậy việc bạn không có câu hỏi khi còn là một ứng cử viên là một chuyện bình thường.
Nhà tuyển dụng sẽ không trừ điểm việc bạn không đặt câu hỏi, mà chỉ đơn thuần là xác nhận bạn có còn băn khoăn gì chưa rõ để giải đáp thôi.

Trừ những công việc đòi hỏi khả năng vận dụng, giải quyết vấn đề tốt và nhà tuyển dụng muốn nghe được tư duy của bạn từ việc bạn đặt câu hỏi thì lúc này việc trả lời sao cho đúng mới thật sự quan trọng.

Gần như 90% những ứng cử viên ban đầu sẽ không có băn khoăn nên nó sẽ không phải là một điểm trừ.

2 câu hỏi vô lý không nên hỏi

Câu hỏi vô lý số 1: “Ăn cơm ở đâu, nghỉ trưa, để xe ở đâu?”

Nếu đây là những băn khoăn bạn hỏi không sao, nhà tuyển dụng cũng không đánh giá thấp hay cao về bạn, họ chỉ biết là thực tế bạn đang quan tâm đến những vấn đề này.

Câu hỏi của bạn sẽ thể hiện cho nhà tuyển dụng biết bạn đang quan tâm, ưu tiên điều gì.
Câu hỏi của bạn sẽ thể hiện cho nhà tuyển dụng biết bạn đang quan tâm, ưu tiên điều gì.

Nên thay vì hỏi nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn, bạn có thể hỏi những người xung quanh khi được nhận vào công ty, hoặc tự mình quan sát.

Nó là những thứ rất là đơn giản để chúng ta có thể tự tìm hiểu.

Câu hỏi vô lý số 2: Hỏi về chi tiết là mình sẽ làm những gì khi nhận công việc này.

“Dạ công việc của em sẽ làm như thế nào, có vấn đề gì phát sinh hay có làm thêm giờ gì không?”

Nếu công việc bạn nhận mang tính chất làm theo quy trình có sẵn, bạn phải làm theo, không được góp ý hay thay đổi thì cần phải hỏi rõ để biết mình cần làm gì, tránh chuyện mập mờ, dẫn đến nhiều thiệt thòi cho bạn về sau.

Nhưng nếu các bạn làm một công việc ở khối văn phòng như làm thiết kế, lập trình, kế toán, tư vấn,… 

Những thứ cần có sự sáng tạo, cần kỹ năng mềm, đóng góp cống hiến.

Thì câu hỏi này sẽ khiến nhà tuyển dụng biết được tư duy của bạn chỉ đang quan tâm là công việc này sẽ làm cái gì và tốn sức bao nhiêu.

Nhà tuyển dụng sẽ bắt đầu băn khoăn về bạn.

Nhà tuyển dụng luôn muốn bạn tạo ra kết quả, giá trị cho công ty nhiều hơn khuôn khổ đề ra.
Nhà tuyển dụng luôn muốn bạn tạo ra kết quả, giá trị cho công ty nhiều hơn khuôn khổ đề ra.

Nếu bạn hỏi như vậy thì bạn chưa nhìn ra được cuộc chơi của người đi làm, mà chỉ quan tâm về những thứ bạn cần làm.

Sau đây anh sẽ chia sẻ các bạn 3 câu hỏi đúng mà các bạn có thể tạo ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng.

3 câu hỏi giúp bạn ghi điểm trong buổi phỏng vấn

Câu hỏi số 1: “Cần có những tố chất gì để trở thành nhân viên xuất sắc của bên mình?”

Câu hỏi số 1: "Cần có những tố chất gì để trở thành nhân viên xuất sắc nhất bên mình"
Câu hỏi số 1: “Cần có những tố chất gì để trở thành nhân viên xuất sắc nhất bên mình”

Câu hỏi này thể hiện việc bạn đang muốn biết những tiêu chuẩn ở công ty để bản thân mình có mong đợi đúng. Từ đó cố gắng nỗ lực trở thành một hình mẫu giống như vậy.

Đó cũng là lúc thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy mình đang nhắm đến vị trí nhân viên xuất sắc nhất.

Bất cứ một công ty nào cũng mong muốn ứng cử viên của mình có tinh thần này hết.

Câu hỏi này thể hiện sự khát khao, tò mò, thể hiện bạn là người có tiêu chuẩn cao, có ý chí phấn đấu vươn lên.

Câu hỏi này cũng thể hiện sự thông minh, khi bạn đặt câu hỏi này nhà tuyển dụng phải ngẫm lại nhân viên xuất sắc nhất ở chỗ họ như thế nào rồi trả lời cho bạn. 

Đó là một điểm cộng mà các bạn đã có trong mắt nhà tuyển dụng.

Câu hỏi số 2: “Anh/chị có góp ý gì để em cải thiện thêm không ạ?”

Câu hỏi số 2: "Anh/chị có góp ý gì để em cải thiện thêm không ạ?"
Câu hỏi số 2: “Anh/chị có góp ý gì để em cải thiện thêm không ạ?”

Đây là một câu hỏi đầy thiện chí mà nhà tuyển dụng rất thích, để rõ lý do vì sao bạn có thể nghe anh chia sẻ ở video dưới đây.

@huynhduykhuongofficial

Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn: “Em có câu hỏi gì cho anh/ chị không?” #huynhduykhuong #hoccungtiktok #tiktokmentor #learnontiktok

♬ original sound – Huỳnh Duy Khương – Huỳnh Duy Khương

Tinh thần hợp tác và cởi mở đó chính là điều công ty muốn thấy.

Không nhiều người có khả năng nhận lỗi sai hay lắng nghe những phản hồi không tốt về mình.

Nếu nếu ngay trong buổi phỏng vấn bạn đã thể hiện được tinh thần đó cho nhà tuyển dụng thấy rồi thì họ sẽ đánh giá cao bạn.

Câu hỏi số 3: “Có điều gì khiến anh chị không chắc chắn về những thứ em chia sẻ không ạ?”

Câu hỏi số 3: "Có điều gì khiến anh chị không chắc chắn về những thứ em chia sẻ không ạ?"
Câu hỏi số 3: “Có điều gì khiến anh chị không chắc chắn về những thứ em chia sẻ không ạ?”

Tinh thần của câu hỏi này cũng giống như câu số 2 là bạn thật sự cởi mở.

Nhà tuyển dụng sẽ luôn có trong mình những băn khoăn, đánh giá bạn sau buổi phỏng vấn, nhưng đôi khi họ sẽ không chia sẻ thẳng thắn với bạn.

Nếu bạn thể hiện sự cởi mở của mình, sẵn sàng lắng nghe những băn khoăn đến từ nhà tuyển dụng, dù đó có là tốt hay xấu.

Thì việc đó đã tạo cho bạn một điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng rồi.

Đó cũng sẽ là cơ hội mà bạn có thể giải thích thêm về những băn khoăn mà nhà tuyển dụng đang có.

Phần nào giúp nhà tuyển dụng, hiểu rõ, hiểu đúng hơn về bạn và khả năng họ chọn bạn sẽ cao hơn.

Lời kết

Đó là 3 câu hỏi mà bạn có thể hỏi cuối buổi phỏng vấn của mình.

Nếu như công việc của bạn đòi hỏi phải có tư duy và tầm nhìn thì 3 câu hỏi này sẽ tạo nên cho bạn sự chủ động rất lớn tác động vào việc bạn có đậu phỏng vấn hay không.

Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn, lo lắng về việc phỏng vấn dù rằng mình đã đọc hết bài viết này và cũng chuẩn bị mọi thứ rất kỹ rồi.

Bạn thấy mình vẫn còn chưa TỰ TIN về bản thân thì bạn có thể tham gia workshop của anh tại đây để rõ hơn về băn khoăn của mình và chuẩn bị sự tự tin cho buổi phỏng vấn sắp tới của bạn.

Workshop Public Speaking Huỳnh Duy Khương

Bạn cảm thấy bài viết bổ ích chứ?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Điểm đánh giá trung bình 4.6 / 5. Số đánh giá 11

Không có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Khóa học cho bạn

Khóa học Kỹ năng Giao tiếp, Thuyết Trình - Public Speaking

Chương trình huấn luyện giúp bạn xây dựng sự tự tin thông qua kỹ năng giao tiếp, thuyết trình

Lộ trình

08 tuần

Hình thức

Zoom

Học phí

Liên hệ

Giảng viên: Huỳnh Duy Khương