13/10/2024

Bí quyết vượt qua sự trì hoãn (không cần động lực)

Thông thường, khi trì hoãn chúng ta có xu hướng chần chừ những việc cần làm cho đến khi không còn cách nào trì hoãn được. Khi đó, mình mới thực sự quyết tâm bắt tay vào công việc. Dần dần, điều đó tạo thành một thói quen khiến mình không thể hoàn thành bất […]
Duy Khương Huỳnh

Thông thường, khi trì hoãn chúng ta có xu hướng chần chừ những việc cần làm cho đến khi không còn cách nào trì hoãn được. Khi đó, mình mới thực sự quyết tâm bắt tay vào công việc. Dần dần, điều đó tạo thành một thói quen khiến mình không thể hoàn thành bất kì việc gì trước thời hạn và luôn trong tình trạng gấp gáp. Vậy nên, trong bài viết này anh sẽ chia sẻ cho bạn một “câu thần chú” áp dụng để vượt qua sự trì hoãn từ gốc rễ.

2 nguyên nhân chính của việc trì hoãn

Nguyên nhân 1: Việc khó

Công việc đó thường được gọi là “khó nhai”, khiến bạn bối rối không biết nên bắt đầu từ đâu. Ví dụ, nó yêu cầu phải tương tác với mọi người mà bạn có thể cảm thấy sợ hãi, phải tìm hiểu nhiều thứ khác nhau để biết cách làm. Chỉ cần nghĩ đến việc bắt đầu làm, bạn đã cảm nhận được công việc đó khó khăn và phức tạp. Do đó, bạn càng dễ bị trì hoãn.

Nguyên nhân 2: Việc chán

Nếu công việc đó quá đơn giản đến mức nhàm chán, bạn cũng sẽ dễ bị trì hoãn. Thường thì, bạn sẽ nói: “Thôi, để đến khi có động lực thì mình sẽ làm.” Ví dụ, đọc 10 trang sách trong một tuần không hề khó. Nhưng vấn đề là: “Easy to do, easy not to do.” Nghĩa là: Việc gì dễ để làm, cũng sẽ dễ để không làm. Cho nên, mọi thứ sẽ trôi như một vòng lẩn quẩn và khiến cho bạn trì hoãn làm mọi thứ.

Trì hoãn là bản năng của con người

Trì hoãn là một bản năng tự nhiên của con người. Trong tự nhiên, bộ não có mục tiêu tiết kiệm năng lượng càng nhiều càng tốt.

Ngày xưa, thức ăn không phong phú như ngày nay. Cuộc sống săn bắt, hái lượm yêu cầu sự tập trung. Bộ não không có sự khác biệt lớn giữa thời đại đó và ngày nay, bởi vì mục tiêu vẫn là tiết kiệm năng lượng. Bộ não vẫn giữ nguyên cơ chế loại bỏ suy nghĩ không cần thiết, chỉ tập trung vào công việc quan trọng.

Ở thời đại nay, trì hoãn một công việc cũng đồng nghĩa với việc làm một công việc khác, bạn liên tục cho bộ não hoạt động mà không thực sự nghĩ ngơi.

Ví dụ: Sau một ngày làm việc dài, thay vì mở laptop tiếp tục làm việc thi bạn nghĩ “Thôi, giờ mình sẽ nghỉ ngơi lướt tiktok xíu rồi làm”. Nhưng lúc đó, não bạn vẫn liên tục tiết ra Dopamine kích thích.

“5 phút nữa thôi” – Câu thần chú giúp bạn vượt qua sự trì hoãn

Để thực sự vượt qua sự trì hoãn, hãy chia nhỏ việc cần làm. Bởi vì bất kỳ việc gì bạn thấy nó “nhiều” thì bạn sẽ chần chừ để làm vì bạn nghĩ “mình cần nhiều thời gian hơn để làm, nên thôi để lát nữa tập trung làm sau.”

de
kho
hung

Để vượt qua sự trì hoãn: Hãy học cách chia nhỏ công việc và bắt đầu 1-2 việc để tạo đà và tiếp tục làm thêm việc thứ 3 và việc thứ 4,…Thật ra, đó là nguyên tắc bạn đã áp dụng.

solution

Ví dụ, sáng thức dậy bạn muốn nằm thêm 5 phút, 10 phút nữa. Và bạn làm liên tục 10 lần như vậy: 10 x 5 = 50 phút. Bạn sẽ không cảm thấy tội lỗi bằng việc “Thôi, mình sẽ ngủ thêm 1 tiếng nữa.”

Đó là cách mà chúng ta đã “tiêu” hết 1 tiếng đồng hồ. Và bạn không hề có cảm giác 1 tiếng đồng hồ đã trôi qua. Mà bạn chỉ cảm giác là mình mới ngủ thêm 5 phút nữa thôi. Nhưng thực tế là: Đặt mục tiêu 6h dậy, nhưng 7h30 mới ra khỏi giường.

Tương tự, khi bạn cần làm một bài thuyết trình PowerPoint. Hiện lên trong đầu bạn là một bài gồm 30 slides. Nghĩ xong, bạn nhìn lại đống thứ cần chuẩn bị. Tự nói: “Chắc phải cần tập trung trong khoảng thời gian dài. Thôi, giờ mình lướt tiktok tầm 5 phút rồi làm.” Thông thường, bạn sẽ không dừng lại ở 5 phút, mà sẽ kéo dài cả tiếng. Điều kì diệu là bạn cảm giác như mình mới lên mạng xã hội có 5 phút thôi! Lý do là bởi vì: Bạn nghĩ mình sẽ chơi 5 phút thôi, nhưng lại nghĩ mình sẽ làm việc 3 tiếng.

Vậy nên, bạn chỉ cần đổi ngược lại công thức “5 phút nữa thôi” cho công việc. Ví dụ, thực sự ngồi xuống và nghĩ về bài báo cáo ngày mai và viết ra những đầu mục mình muốn làm và tự nói:

“Mình sẽ làm 5 phút nữa thôi rồi tính tiếp!” Khi đó, bạn sẽ thấy công việc đủ nhỏ để có thể hoàn thành. Thông thường, khi bạn đã có một cái đà để làm một điều gì đó. Bộ não chúng ta sẽ có xu hướng muốn làm thêm. Bởi vì đó là cảm giác cho bạn “Dopamine từ việc get things done” – khi bạn hoàn thành xong một việc gì đấy và bạn cảm thấy một cảm giác sảng khoái tức thời.

Lúc này, bộ não sẽ tiếp tục muốn làm thêm việc đó “thêm một xíu nữa đi.” Dần dần, bạn sẽ hoàn thành được công việc của mình.

timeline

Vậy nên, với mỗi việc bạn làm, hãy chia nhỏ mọi thứ và bắt tay vào làm. Khi đó, bạn sẽ tạo được một đà để tiếp tục đến khi hoàn thành. Đó chính là cách để vượt qua trì hoãn từ gốc rễ.

Lời kết

Ngay bây giờ, có việc gì bạn đang cần làm những bản thân vẫn còn trì hoãn?

Hãy lấy giấy viết ra hết và đặt mục tiêu “Mình sẽ làm 5 phút thôi rồi tính tiếp!”. Anh tin là khi bạn đã thực sự thành thạo thói quen này, bạn sẽ vượt qua được việc trì hoãn một cách gốc rễ và làm được nhiều việc hơn.

Đọc thêm bài viết trên website:

Sự công nhận là gì mà ai cũng đi tìm?

Làm gì khi sinh ra là người trung bình?

Điểm yếu của hướng nội trong một xã hội “cuồng” hướng ngoại

Bạn cảm thấy bài viết bổ ích chứ?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Điểm đánh giá trung bình 4.8 / 5. Số đánh giá 5

Không có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Khóa học cho bạn