13/10/2024

5 Cách Để Phản Xạ Nhanh Khi Phản Biện

Đã bao giờ bạn phải trải qua cảm giác mình đang có rất nhiều vấn đề, ý tưởng đã chuẩn bị để mang đến buổi thảo luận nhưng ngay khi bị ai đó phản biện lại thì đầu óc ngay lặp tức trống rỗng.Nhưng khi về nhà thì lại có hàng chục câu trả lời […]
Duy Khương Huỳnh


Đã bao giờ bạn phải trải qua cảm giác mình đang có rất nhiều vấn đề, ý tưởng đã chuẩn bị để mang đến buổi thảo luận nhưng ngay khi bị ai đó phản biện lại thì đầu óc ngay lặp tức trống rỗng.
Nhưng khi về nhà thì lại có hàng chục câu trả lời xuất hiện trong đầu.

Do đó, bài viết hôm nay sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề này để bạn có thể phản xạ nhanh hơn khi tham gia phản biện.

1. Loại bỏ suy nghĩ “Tôi đúng, bạn sai”.

Khi bạn đến với một buổi thảo luận của đội nhóm với tâm thế “phản biện”, một cách vô tình bạn sẽ tự đóng khung suy nghĩ của mình theo tư duy Win – Lose.

Đó là tư duy “Tôi đúng – Bạn sai”, những quan điểm của bạn hoàn toàn đúng và nếu có ai đó có ý kiến ngược lại thì họ sẽ không đúng bằng, quan điểm của bạn sẽ phải là đúng nhất.

phản xạ trong tranh luận

Khi đó, bạn sẽ tự biến mình trở thành một người cố chấp, và đối phương chắc chắn sẽ cảm nhận được suy nghĩ của bạn qua cách bạn cố bảo vệ ý kiến của mình, và theo một phản xạ bình thường của con người, họ sẽ làm điều tương tự đó ngược lại với bạn.

Và đó là lúc ai mạnh hơn, lý lẽ nhiều hơn, giọng lớn hơn sẽ là người chiến thắng.

2. Thiết lập tư duy đa chiều.

Anh không thích dùng từ “phản biện” lắm vì khi sử dụng từ này chúng ta luôn hiểu theo một hướng đó là sẽ “phản” lại ý kiến của người khác và “biện hộ” cho ý kiến của mình.

Nhưng thật ra “phản biện” không chỉ là phản biện với những ý kiến của người khác mà còn là phản biện lại những suy nghĩ của mình. Để có thể nhìn mọi thứ một cách toàn diện hơn.

phản biện

Vì vậy, có một tư duy anh khuyến khích các bạn nên sử dụng thay thế cho tư duy “phản biện” đó là tư duy “đa chiều”.

phản xạ nhanh
Nguồn: Core-Concepts

Bạn nên nhìn mọi sự vật, sự việc, ý tưởng của bạn và người khác theo nhiều hướng, lật đi lật lại thật nhiều lần. Xem xét trên nhiều khía cạnh để nhìn thấy những điểm mạnh, yếu khác nhau của từng vấn đề và có được một cách nhìn tổng quan hơn.

Với tư duy “đa chiều” này bạn sẽ giúp cho đội nhóm của mình hiểu là những lập luận mình đưa ra là vì:

“Mình muốn tìm ra giải pháp tốt nhất cho đội nhóm.”

Nguồn: Rawpixel

Chính tư duy đa chiều sẽ gỡ bỏ trong bạn định kiến Win-Lose (Tôi đúng, bạn sai ). Với tâm thế Win-Win mới giúp bạn quan sát nhiều góc nhìn một cách cặn kẽ, để đưa ra phản hồi đúng và chính xác.

Đó cũng là lúc bạn cũng rèn luyện cho tư duy của mình tốt hơn và có được những giải pháp hiệu quả hơn cho những vấn đề mình gặp phải.

3. Lắng nghe quan điểm của người khác trước khi tranh luận.

Khi một đội nhóm mà mọi người cùng có một ý tưởng nào đó, thường sẽ hay có tâm lý là muốn thể hiện ra ý của mình,

Vấn đề ở đây là mọi người thường bị lầm tưởng mình đã nghe rồi nhưng thật ra là khi đối phương vừa nói hết ý thì ngay lập tức bạn đã:

“Không, mình thấy như vậy là không được…”

Đó là lúc bạn sẽ làm cho đối phương có cảm giác họ không được lắng nghe.

Vậy nên, để biết rằng mình có đang “lắng nghe” quan điểm của đối phương bạn nên xác nhận lại những ý mà họ vừa nói trước khi đưa ra quan điểm của mình.

“Theo mình hiểu thì bạn có ba ý chính đúng không? Đó là ý 1,2,3.Theo mình thì mình đồng ý với ý thứ 1, nhưng với ý thứ 2 mình có suy nghĩ…, quan điểm của mình trong việc đó là…”

Nhưng đến đây, các bạn có băn khoăn không? Hình như có gì đó sai sai thì phải?

“Tại sao mình phải lắng nghe chứ?”

Việc này sẽ tùy vào các bạn, nhưng theo quan điểm của anh thì:

WEB TN 2

Bởi vì người chịu lắng nghe họ là người có được sự bình tĩnh. Họ hiểu rõ những ý kiến của mình và quan trọng là họ tự tin vào khả năng truyền đạt thông tin, không sợ quên, không sợ bị lung lay trong quá trình phản biện.

Vậy nên, vấn đề không phải bạn sẽ được nói nhiều hay nói ít, trước hay sau mà là bạn sẽ nói những gì cách bạn truyền đạt có đủ sức thuyết phục hay không?

4. Thiết lập tiêu chí trước khi tranh luận

Đây là một việc vô cùng quan trọng trước khi các bạn đưa ra những ý kiến, đề xuất với nhau.

Nếu vẫn chưa thể thống nhất được với nhau về tiêu chí ban đầu, thì sẽ rất khó để buổi thảo luận đó trả về một kết thúc tốt đẹp.

Nếu các bạn cùng làm một đồ án với nhau, quyết tâm cùng làm cho thật tốt vậy thì thống nhất trước với nhau về:

  • Kết quả đồ án như thế nào mới được gọi là tốt?
  • Những tiêu chí thầy/cô sẽ chấm điểm là như thế nào?
  • Những tiêu chí quan trọng nhất để hoàn thành đồ án là gì?

Khi đó bước vào thảo luận, mọi thứ sẽ diễn ra một cách suôn sẻ hơn.

5. Lặp lại tiêu chí trước khi bước vào tranh luận.

Cách cuối cùng này sẽ giúp cho bạn khi đưa ra ý kiến sẽ đủ sức thuyết phục mọi người hơn.

Lỗi sai của hầu hết mọi người là khi tham gia phản biện thường sẽ đi thẳng vào quan điểm mình:
”Mình thấy cái này chưa phù hợp.”

”Mình thấy cái này chưa hay.”

Nhưng khi đó, những lời nói này của bạn sẽ không đủ sức thuyết phục được mọi người vì nó chỉ dựa trên những quan điểm cá nhân của bạn.

Vì vậy để thuyết phục được người khác, một điều bạn cần làm đó là lặp lại những tiêu chí đã thiết lập từ trước.

WEB TN 3

Thay vì vậy, hãy nhắc lại những tiêu chí ban đầu và sau đó đưa ra ý kiến của mình:

“Theo ba tiêu chí chấm điểm mà thầy đã đưa ra sáng nay, tui nghĩ mình sử dụng dữ liệu A,B,C này sẽ giúp đồ án được đầy đủ và tốt hơn.”

Lúc này, bạn đã thể hiện được với đội nhóm là bạn đang đi đúng vào vấn đề, không hề nói một cách ngẫu hứng và thiếu căn cứ. Từ đó, những lập luận của bạn sẽ có giá trị hơn với người nghe.

Lời kết.

Anh tin với nhận thức mới về tư duy đa chiều và 3 bước thực hành như chia sẻ trên, trong mọi cuộc tranh luận bạn sẽ cảm thấy thích thú và thoải mái.

Vì ở đó không có sự đối kháng, mà là tinh thần hợp tác để cùng nhau đưa ra nhiều góc nhìn. Chính thái độ đó sẽ giúp bạn nâng được vị thế của mình và cả những người bạn trong đội nhóm.

Nếu bạn đã đọc được những bài viết của anh, hiểu những điều anh truyền tải nhưng không có cách nào có thể áp dụng được, anh nghĩ bạn cần chậm lại một bước để hiểu rõ về mình nhiều hơn, biết mình cần những gì và cách nào sẽ giúp bạn thoát ra được khỏi “giới hạn” về giao tiếp đó tại buổi của anh nhé.

Một số mẹo giao tiếp khác tại đây:

1 Cách Chữa Bệnh Phản Xạ Chậm Trong Giao Tiếp

GÓP Ý “THẲNG THẮN” NHƯNG VẪN “KHÉO LÉO” TRONG LÀM VIỆC ĐỘI NHÓM.

Tập Từ Chối – Làm Sao Vẫn “Được Lòng” Khi “Nói Không”?


Bạn cảm thấy bài viết bổ ích chứ?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Điểm đánh giá trung bình 1 / 5. Số đánh giá 1

Không có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Khóa học cho bạn

Khoá học Kỹ năng Giao tiếp, Thuyết Trình - Public Speaking

Chương trình huấn luyện giúp bạn xây dựng sự tự tin thông qua kỹ năng giao tiếp, thuyết trình.

Lộ trình

8 tuần

Hình thức

Zoom

Học phí

Liên hệ

Giảng viên: Huỳnh Duy Khương