Khi kết thúc một ngày làm việc, đây là thứ mà nếu bạn làm, mình sẽ hạn chế tối đa chuyện bị burn out, bị quá tải, bị cháy sạch trong công việc.
Đây là thứ sẽ giúp cho bạn đỡ bị áp lực và ôm đồm quá nhiều công việc khi ai đưa cái gì cũng nhận.
Thì đây là thứ sẽ giúp cho bạn đỡ hơn trong việc nói lời từ chối với người khác nếu mình thấy mình đã quá bận rồi.
Và nó sẽ giúp cho bạn tăng hiệu quả công việc của mình lên 1 cách mà mình thực sự rất bất ngờ.
Đó là gì?
Đó là review and plan.
Review lại ngày cũ và plan cho ngày mới bạn sẽ làm cái gì?
Nghe thì có vẻ quá quen thuộc đúng không? Lời khuyên mỗi ngày sẽ review lại và sau đó chúng ta sẽ plan và lên kế hoạch cho mỗi ngày.
Ai cũng biết như vậy nhưng mà rồi bao nhiêu người sẽ thực sự làm nó?
Số lượng sẽ rất ít. Anh biết bởi vì anh cũng đã từng có khoảng thời gian không làm nó. Mình làm 1 hồi mình quen thì mình thấy đây là một việc rất bình thường và mình bị cuốn vào trong công việc.
Người ta hay nói là: “You plan a day or the day plan you.”
Các bạn lên kế hoạch cho 1 ngày hay cái ngày đó lên kế hoạch cho bạn.
Bạn sẽ bị cuốn theo 1 ngày đó. Sự việc gì trước mắt của mình mà mình bị cuốn dần theo nó.
Thì chúng ta phải bắt đầu lấy lại sự chủ động của mình. Và anh ý thức được rõ ràng hơn bao giờ hết qua cái kinh nghiệm được làm việc chung với team Singapore trong cái dự án tụi anh phối hợp với nhau để xây dựng cái trung tâm cho học sinh cấp 2, cấp 3 nhiều năm về trước.
Và họ có 1 thứ ở trong công ty dành cho tất cả những nhân viên, những đối tác lần đầu tiên phối hợp với nhau.
Trong văn hóa, họ sẽ làm 1 thứ gọi là: Daily success challenge.
Cái lần đầu tiên anh làm gọi là 30 days challenge. Nghĩa là gì?
Nghĩa là họ sẽ có 1 template, đó là cái anh sẽ chia sẻ cụ thể với bạn sau bài viết này.
Bạn sẽ cần biết chính xác là cần plan cho cái gì? cần review cho cái gì?
Ngày hôm đó anh sẽ có 1 template và mỗi ngày chúng ta sẽ điền cái công việc trong ngày của mình vô.
Và cuối mỗi ngày sẽ làm 1 việc là review lại. Cái nào làm được rồi? Cái nào chưa làm được? Cái nào còn dang dở?
Và sau đó mình rút ra bài học. Mình học được gì sau buổi ngày hôm nay? Ngày hôm sau mình sẽ cải tiến điều gì?
Và rồi lên kế hoạch cho ngày mới.
Và sau khi mình làm cái đó xong, sẽ có 1 quy luật nho nhỏ là gởi chung cho những người chung team với mình đã thống nhất trước với nhau rồi.
Trước 1 cái deadline là trước 7 giờ sáng ngày hôm sau sẽ gửi lại cho mọi người. Và sau khi gởi xong là xong.
Mình sẽ làm liên tục trong 30 ngày. Và có 1 cái luật nho nhỏ để khiến cho cái Challenge này vui hơn là khi làm giống như vậy, bất cứ khi nào mình có 1 ngày bị quên thì
Thứ 1 sẽ nộp 1 khoản tiền phạt vào quỹ chung của nhóm. Tùy các bạn thống nhất. Có thể là 50 chục ngàn, 100 ngàn,….
Và sau cuối tuần, nhóm có thể tổng kết lại và tổ chức 1 cái tiệc nho nhỏ để chúc mừng cho cả nhóm đã hoàn thành.
Và cái thứ 2 quan trọng hơn rất nhiều là chúng ta sẽ bắt đầu lại từ ngày 1.
Nếu bạn làm liên tục từ ngày số 1 tới ngày thứ 7. Tới ngày thứ 8 bị quên thì những lần làm về sau không được đếm tiếp ngày 8, ngày 9,… mà phải bắt đầu đếm ngược lại từ ngày 1.
Bởi vì đây là 30 ngày liên tiếp nhau. Không có lủng 1 chỗ nào hết.
Không có cho đếm tiếp tục mà phải đếm lại từ đầu cho đến khi nào liên tiếp không sót 1 ngày nào hết. Rất là thú vị!
Và với bản thân anh, anh cũng bị lủng 3 lần sau đó cũng hoàn thành được.
Có nhũng người làm hoài tới 6 tháng trời mới có thể hoàn thành được. Thì đó là cái mà chúng ta nếu follow 1 cách liên tục và đều đặn thì chúng ta sẽ có được sự kỷ luật, sự thấu hiểu bản thân của mình.
Bên cạnh đó, việc bạn làm chung với 1 nhóm thì sẽ dễ để cho chúng ta chịu trách nhiệm hơn rất rất là nhiều.
Đó là 30 ngày thử thách mà anh đã từng trải qua.
Để mà sau đó nó khiến cho anh ý thức rất rõ mỗi ngày mình cần làm gì và review lại công việc của mình.
Không đo lường, không phát triển
Đó chính là khả năng ĐO LƯỜNG – MEASURE.
Hầu hết mọi người đều không đo lường công việc của mình.
Nhiều bạn sẽ hay than rằng:
– “Em bận lắm!”
– “Tuần này nhiều việc quá, không làm được cái này, không làm được cái kia.”
Nhưng…
– Bận là bận như thế nào?
– Nhiều việc là bao nhiêu việc?
– Việc đó cụ thể bao gồm những gì?
– Cần tốn bao nhiêu thời gian để hoàn thành?
Đa số mọi người đều không trả lời được.
Đó là một suy nghĩ rất chung chung và sẽ làm rối loạn đầu óc của mình hơn.
Hãy nhớ:
“Đo lường được là kiểm soát được.”
Chỉ khi bạn đo lường được, bạn mới có thể kiểm soát, tác động vào được công việc của mình.
Có như vậy thì bản thân mới có thể làm việc tốt hơn, năng suất hơn được.
Không chỉ như vậy, đo lường được còn giúp bạn rất dễ để phối hợp với người khác.
Khi một người nào đó tới để cùng phối hợp với bạn, mình có thể rà soát lại:
– “Hôm nay mình chỉ còn 2 việc thôi. Nên vẫn có thể ưu tiên để tham gia được.”
– “Nay còn tận 3 việc lớn chưa hoàn thành , mình sẽ chưa thể tham gia được.”
Bạn sẽ rất rõ ràng khi ra quyết định.
Còn 1 người thiếu đi khả năng đo lường, Họ sẽ mãi dậm chân tại chỗ và luôn hỏi mình 1 cách ngu ngơ rằng: “Tại sao mình vẫn mãi là như vậy?”
Lời kết
Cho nên, hãy tự làm thử hoạt động này xem. Bạn có thể tải xuống mẫu Template này
Và chưa cần phải bắt đầu liền ở con số 30 ngày đâu. Bạn có thể bắt đầu trước với 7 ngày. Nếu 7 ngày làm được rồi thì có thể tăng lên 14 ngày. Từng bước từng bước một để dần dần mình tăng cái độ khó của nó lên.
Khi bạn bắt đầu ở nhà, có thể rủ đội nhóm làm chung với nhau. Chia sẻ bài viết này tới nhiều người và cùng nhau thực hiện nó.