Hướng nội và hướng ngoại là gì?
Ở xã hội hiện nay, việc thấu hiểu và phát triển bản thân là một điều vô cùng quan trọng để đạt được những thành công sau này. Tuy nhiên, đáng tiếc là rất ít bạn biết về điều này để rồi dẫn tới những băn khoăn về cách hành xử, tính cách, mối quan hệ,.. ngày càng tệ đi.
Cho nên, trong bài viết này, anh sẽ hướng dẫn cho bạn cách để thấu hiểu bản thân thông qua việc phân loại vào 2 nhóm đơn giản nhất là Hướng nội và hướng ngoại.
Cùng đọc hết bài để mình thuộc kiểu hướng nào và cách để vận dụng nó vào cuộc sống của mình nhé!
Hướng nội và Hướng ngoại là gì?
Đầu tiên, có 1 suy nghĩ cực kỳ sai lầm mà mọi người thường dùng để xác định hướng nội và hướng ngoại đó là:
- Hướng nội: thích ở một mình
- Hướng ngoại: thích tới nơi đông người
Hoàn toàn sai lầm! Vậy định nghĩa đúng là gì?
- Hướng nội là người có khả năng làm mọi việc MỘT MÌNH.
- Hướng ngoại là người có khả năng làm mọi việc NHIỀU MÌNH.
Nhớ là “có khả năng làm” chứ không nhất thiết là “có khả năng hoàn thành”, đó là 2 thứ rất khác nhau.
Ví dụ: Sắp tới có buổi Liveshow của Đen, ở đó rất đông đúc và nhiều kiểu người khác nhau. Vậy một người sẽ muốn tới và thích tham gia 1 buổi đông người giống như vậy, là hướng nội hay hướng ngoại?
Sẽ có bạn nghĩ: “Hướng ngoại chứ anh, hướng nội sẽ không thích những nơi đông người đâu!”
NHƯNG… Điều đó hoàn toàn sai lầm!
Người hướng nội vẫn sẽ thích tham gia đêm nhạc hội này, nếu họ thích chủ đề và ca sĩ ở đó. Họ vẫn rủ bạn bè đi chung, nhưng nếu bạn bè họ từ chối không đi. Thì họ vẫn sẽ đi mà không bị ảnh hưởng bởi quyết định từ người khác.
Còn người hướng ngoại sẽ có xu hướng rủ nhiều người đi cùng. Nếu những người đi cùng đó đều từ chối không đi, họ sẽ rất cân nhắc để tới tham dự đêm nhạc hội đó.
Làm sao để tự tin dù là hướng nội hay hướng ngoại?
Trong cách phân chia những loại người, Susan Cain – tác giả nổi tiếng của quyển Quiet nói về người hướng nội bán chạy số 1 thế giới sẽ có:
- 2 kiểu tính cách: hướng nội và hướng ngoại
- 2 kiểu tâm lý hành vi: tự tin và tự ti
Từ đó sẽ chia 4 kiểu người là người hướng ngoại tự tin, hướng ngoại tự ti, hướng nội tự tin, hướng nội tự ti như hình phía dưới.
Theo kinh nghiệm của anh thì có 2 con đường để trở nên tự tin.
Để dễ hiểu hơn anh sẽ ví dụ con đường người hướng nội tự ti trở thành người hướng nội tự tin.
- Đi thẳng lên hướng nội tự tin: hãy trau dồi để trở thành người rõ ràng rành mạch, không cần quá loi nhoi nhiệt tình, nhưng rất vững vàng trong cách chia sẻ quan điểm, lập trường.
- Đi đường vòng: cố gắng giống người hướng ngoại tự tin rồi hãy quay về đúng bản chất là hướng nội tự tin. Mặc dù ban đầu bạn sẽ cảm thấy không thoải mái.
Cách này có 2 điểm lợi:
- Tránh bạn chịu áp lực từ định kiến của người khác vì khi chịu rất nhiều áp lực mà còn bắt bạn bình tĩnh, chia sẻ quan điểm vững vàng thì hơi khó thực hiện.
- Bạn có được sự lựa chọn thể hiện mình.
Có những chuyện bạn phải linh hoạt kết nối với mọi người nhiệt tình như người hướng ngoại tự tin thì công việc sẽ diễn ra thuận lợi hơn bản tính hướng nội.
Áp dụng tương tự để từ người hướng ngoại tự ti phấn đấu thành hướng ngoại tự tin. Không quan trọng bạn người hướng nào, quan trọng là hãy phấn đấu trở thành người tự tin!
12 điều người hướng ngoại làm cực giỏi
Những người có xu hướng Hướng ngoại là những người năng động. Họ thường thích dành thời gian với mọi người vì đây là cách mà họ phục hồi sau những khoảng thời gian ở một mình chăm chỉ làm việc hay tập trung.
Đối với họ, việc được tương tác giống như được tiếp thêm năng lượng, càng tương tác nhiều thì năng lượng càng lớn.
Khi ở trong đám đông, họ sẽ giao tiếp bằng mắt và mỉm cười, trò chuyện nếu có cơ hội, và những nguồn năng lượng như vậy giống như những điều tích cực và vui vẻ mà họ muốn được cảm nhận mỗi ngày.
- Nhiệt tình
- Tinh thần phối hợp đội nhóm
- Sâu sắc trong các mối quan hệ
- Hãy cứ quan tâm dù không biết nói gì
- Không quạo khi thức dậy
- Không để bụng
- Giỏi kết nối
- Có niềm vui khi giao tiếp với con người, tập trung vào người đang giao tiếp
- Dễ được bắt chuyện
- Khả năng kể chuyện thu hút
- Không tặng quà đại trà
- Kỹ năng quan trọng hơn vẻ bề ngoài.
Xem chi tiết các đặc điểm đó tại đây:
12 điều người hướng nội làm cực giỏi
Những người có xu hướng Hướng nội trông có vẻ khó hiểu, vì dường như thật dễ dàng để chúng ta đánh giá họ là những người rụt rè, nhút nhát, trong khi thực ra chỉ là họ cảm thấy mệt mỏi khi phải ở cạnh quá nhiều người.
Đối với người Hướng nội, được ở một mình và chìm đắm trong những suy nghĩ riêng tư có chức năng phục hồi giống như một giấc ngủ, và có chức năng nuôi dưỡng giống như một bữa ăn.
- Lắng nghe giỏi
- Khả năng sống một mình
- Có kiến thức sâu về chủ đề mình thích và mình quan tâm
- Thuyết trình rất giỏi
- Rất tập trung vào mục tiêu đề ra
- Ít bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh
- Ít bị cảm xúc xung quanh ảnh hưởng
- Khả năng đặt câu hỏi
- Dễ trở thành một nhóm trưởng giỏi
- Khả năng suy nghĩ và tổng hợp
- Bình tĩnh khi đối diện với một vấn đề
- Rất lì đòn
Xem chi tiết các đặc điểm đó tại đây:
Lời kết
Hướng nội hướng ngoại là 2 cách đơn giản nhất để thấu hiểu bản thân. Nhưng, đừng biến “hướng” của mình trở thành những lý do để đổ thừa cho những hạn chế bản thân chưa thực hiện được. Thấu hiểu để từ đó tìm cách để phát triển bản thân giỏi, tự tin hơn.
Nếu bạn muốn mình trở thành một người tự tin ở bất kì nơi nào mình muốn. Tham gia Workshop “Bí quyết giao tiếp tự tin, thu hút mà không bị đánh giá” của anh Khương tại đây nhé!
Bạn sẽ biết được:
- Lầm Tưởng lớn nhất về giao tiếp khiến bạn luôn gặp áp lực và nỗi sợ bị đánh giá từ người khác.
- 3 Cách giao tiếp để lời nói của mình có trọng lượng trong đội nhóm, được mọi người tôn trọng và lắng nghe.
- Lộ trình rèn luyện để trở thành một người tự tin, bản lĩnh trong giao tiếp mà ai cũng có có thể học và làm được.