Có lẽ, không ít lần bạn đã từng nghe đến hai chữ peer pressure trong khi nói chuyện với bạn bè hay trên các diễn đàn mạng xã hội.
Peer pressure hay còn gọi là áp lực đồng trang lứa là tình trạng phổ biến mà hầu hết các bạn trẻ hiện nay đều đang bị mắc phải. Và nếu không hiểu biết đủ về loại hội chứng peer pressure này, nó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự nghiệp cũng như tâm lý của bạn trọng chặng hành trình phát triển của bản thân.
- Vậy peer pressure là gì?
- Làm sao để vượt qua peer pressure một cách hiệu quả nhất?
Đây là thứ anh sẽ đề cập đến với bạn thông qua bài viết này dựa trên những kinh nghiệm cá nhân đã từng trải qua.
Tác giả: Huỳnh Duy Khương
Peer pressure là gì?
Peer pressure – áp lực đồng trang lứa là thuật ngữ trong chuyên ngành giáo dục, tâm lý học dùng để nói về một nỗi sợ với những người bạn ngang hàng, phải lứa với mình.
Ngước nhìn xung quanh với những người bạn ngang hàng phải lứa…
Họ cũng bằng tuổi mình.
Gia cảnh cũng giống như mình.
Học hành ngày xưa cũng y chang mình.
Chẳng có gì quá đặc biệt! Nhưng, tại sao ngày hôm nay…
Họ lại có kết quả này?
Họ đạt được thành tựu kia?
Mình thì mãi vẫn chưa có gì hết!
Khi đó, những áp lực khiến cho bạn bắt đầu nghi ngờ về bản thân của mình. Sự nghi ngờ càng lớn khiến cho cơ thể càng trở nên mệt mỏi, suy sụp thậm chí đánh mất động lực để bạn tiến lên phía trước.
Nguyên nhân xuất hiện peer pressure
Năm 1953, giáo sư Solomon Asch đã làm một trong những cuộc thí nghiệm kinh điển nhất về tâm lý học. Ông cho 7 người tình nguyện viên xem 1 tờ giấy với đề bài như sau:
Bạn nghĩ câu trả lời sẽ là C? Tuy nhiên, buổi thử nghiệm đã không diễn ra một cách dễ dàng giống như vậy. Xem chi tiết buổi thí nghiệm đó qua video dưới đây:
Con người là dạng sinh vật của xã hội nên dễ có xu hướng bị kéo theo đám đông. Chúng ta sợ bị lạc loài với cộng đồng và luôn muốn có cảm giác mọi người phải thích mình để không trở thành một cá thể khác biệt.
Điều đó sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới những lựa chọn và áp lực của bạn khi đối diện trong cuộc sống này.
Cách vượt qua peer pressure
1. Doubt your Doubt – Doubt your Skill
- Doubt your Doubt (D.O.D): nghi ngờ chính “nghi ngờ” của mình
- Doubt your Skill (D.O.S): nghi ngờ về kỹ năng của mình
Khi bị Peer Pressure, bạn sẽ bắt đầu nghi ngờ bản thân. Tuy nhiên, thay vì nghi ngờ bản thân, hãy tập cách nghi ngờ chính những “nghi ngờ bản thân” của mình.
- Liệu những kỹ năng, kiến thức bạn hiện có đã đủ tốt hay chưa?
- Học 4 năm Đại học, điểm cao chót vót liệu đã đủ khả năng để đáp ứng cho công việc?
- (…)
Nghi ngờ kỹ năng (D.O.S) để thấy được những điểm cải thiện của bản thân và tiếp tục trau dồi nó.
Còn tại sao phải D.O.D? Bởi vì đôi khi những nghi ngờ của bạn chưa thực sự đúng.
- Liệu những nghi ngờ bạn tự chì chiết lên mình có đúng không?
- Những đứa bạn cùng ngành ra trường lương cao ngút, liệu có thực sự chỉ là do bạn thiếu may mắn?
- (…)
Trong thí nghiệm Asch ở trên, người tình nguyện viên nếu có thể nghi ngờ lại chính mình, đặt ra những hoài nghi về những người xung quanh, có khi anh sẽ sáng suốt để đưa ra quyết định đúng đắn hơn nhiều.
Khi biết cả 2 điều này, đó là lúc mà bạn sẽ tự nhìn nhận mọi chuyện một cách khách quan và bình an hơn rất nhiều.
2. Tin vào khả năng Learn & Grow
Hãy tin vào việc ai cũng có thể học hỏi và trưởng thành. Ai cũng đều có thể học được. Chỉ có điều, mỗi người sẽ có một lộ trình và tốc độ phát triển riêng.
Khi học, bạn bắt đầu trang bị cho mình những kỹ năng, kiến thức cần thiết. Đó cũng là lúc bản thân sẽ từ từ trưởng thành hơn.
- Tuần sau của mình sẽ giỏi hơn tuần nay.
- Tháng sau của mình sẽ trưởng thành hơn tháng nay.
- (…)
Tin vào điều đó để bắt tay vào hành động. Và khi đã liên tục hành động rồi nhìn nhận lại, bạn sẽ bất ngờ khi thấy bản thân mình đã tiến bộ và giỏi hơn rất nhiều so với trước đây.
Lời kết
Peer pressure – Áp lực đồng trang lứa là thứ sẽ xuất nhiều lần trong suốt giai đoạn phát triển của một người. Hãy dùng những thứ anh đã chia sẻ ở trên, tích hợp cho bản thân nhiều kỹ năng hơn, bạn sẽ tự tin và đủ điềm tĩnh để vượt qua được nó.
Nếu bạn hỏi anh một kỹ năng cụ thể để học và giúp bản thân vượt qua peer pressure một cách hiệu quả nhất, câu trả lời của anh chính là Public Speaking – Kỹ năng giao tiếp.
Nên, nếu bạn muốn có một hệ thống bài bản về chương trình giảng dạy và có người Mentor đi theo để hỗ trợ thì có thể tham khảo chương trình Workshop “Bí quyết giao tiếp tự tin, thu hút mà không bị đánh giá“ dưới đây.