28/07/2023

5 thói quen cư xử giúp hướng nội được yêu quý hơn khi đi làm

Tại sao phải khiến người khác yêu quý mình? Khi đi làm, người hướng nội đôi khi sẽ không để ý nhiều đến mọi người xung quanh, việc này làm cho người khác cảm thấy khó chịu về mình. Vậy nên, làm sao để mình có những cách cư xử đúng để người khác yêu […]
Duy Khương Huỳnh

Tại sao phải khiến người khác yêu quý mình?

Khi đi làm, người hướng nội đôi khi sẽ không để ý nhiều đến mọi người xung quanh, việc này làm cho người khác cảm thấy khó chịu về mình. Vậy nên, làm sao để mình có những cách cư xử đúng để người khác yêu quý mình để giúp cho công việc thuận lợi hơn?

Có thể bạn sẽ nghĩ: “Tại sao em phải cố gắng để người khác yêu quý mình? Có cảm giác như mình đi nịnh nọt và hài lòng người khác vậy!”

Nhưng trong bài viết này, anh muốn chia sẻ rằng việc khiến người khác yêu quý không phải là mục đích sau cùng, mà là chúng ta có những thói quen ứng xử đúng để biến việc yêu quý mình là hệ quả mà người khác lựa chọn.

Qua những thói quen cư xử đúng, họ sẽ cảm thấy yêu mến mình hơn và tránh được trường hợp chúng ta vô tình làm cho họ khó chịu.

Thói quen 1: Đừng im lặng và làm lơ người khác

Khi phối hợp công việc với người khác, nhiều bạn thường mặc định “im lặng là đồng ý”. Ví dụ, khi có người đồng nghiệp đến và nói: “Em nhớ chỉnh sửa lại file tài liệu này nha”, thay vì trả lời xác nhận lại thì mình lại lẳng lặng đi chỉnh sửa file. Điều này khiến cho người khác bối rối là không biết bạn có lắng nghe không, có đồng ý với đề xuất đó không.

Vậy nên, việc bạn im lặng làm cho người khác không biết là bạn đang suy nghĩ gì và cảm giác như “bị lơ”. Làm lơ người khác là hành động bất lịch sự và làm tổn thương người khác.

Hãy tập cho bản thân thói quen phản hồi bất cứ khi nào nhận được một thông tin nào đó.

Ví dụ, khi đồng nghiệp đề xuất: “Em nhớ chỉnh sửa lại file tài liệu này nha.” Nhiều bạn sẽ chỉ react tin nhắn hay thậm chí là “seen”:

anh minh hoa 7

Trong trường hợp này, bạn có thể xác nhận lại rằng: “Dạ em đã nhận thông tin, em sẽ chỉnh sửa và gửi lại chị trước 5h chiều nha.”

Hoặc nếu chưa chắc chắn về câu trả lời, hãy cũng phản hồi: “Dạ em nhận thông tin, cho em xin 15 phút check lại rồi sẽ phản hồi lại cho chị nha.”

Thói quen 2: Nét mặt vui vẻ, thoải mái

thumbnail 11

Có 1 điều thường thấy là: Với những bạn ít nói và trầm tính, đôi khi mình sẽ có nét mặt trông giống nét mặt “đuổi khách”, không có sự tươi vui và kết nối với mọi người. Đặc biệt là những ngày mà mình cảm thấy mệt mỏi, tâm trạng không tốt nên sẽ rất dễ để mình bộc lộ điều đó qua nét mặt không thoải mái.

Nên khi đồng nghiệp đến để phối hợp và trau đổi thì mình lại “trưng” nguyên nét mặt khó chịu đó ra bên ngoài sẽ khiến cho người khác có cảm giác: “Hình như bạn không muốn nói chuyện với tui hả?” hoặc là “Sao bạn lại mang sự tiêu cực đó để ập lên đầu tui?”

Đôi khi, bạn không cố ý để làm người khác khó chịu nhưng việc mình có nét mặt không thoải mái đó lại gây ảnh hưởng đến người khác. Có thể sự khó chịu đó họ không nói ra nhưng họ sẽ “để bụng” mà bạn có thể không nhận ra. Dần dần, việc này làm cho mối quan hệ càng trở nên tệ hơn.

Hãy luyện tập để giữ nét mặt thoải mái khi có việc cần phải giao tiếp, phối hợp với người khác.

Thói quen 3: Giọng điệu hào hứng

hình ảnh trò chuyện cùng học viên trong khóa Public Speaking

Gia Nguyên – 1 bạn học viên trong khóa Public Speaking của anh đã chia sẻ: trong quá trình học bạn nhận được góp ý là bản thân nói chuyện còn hơi lầm lì, giọng “ngang phè phè”.

Sau khi trao đổi với đội ngũ trợ giảng, bạn cảm thấy rằng khi bạn nói chuyện “lố” lên về mặt cảm xúc, câu chữ thì bạn cảm thấy điều đó hơi “kì kì”, nhưng với người khác khi lắng nghe chia sẻ của bạn thì cảm thấy đó là một điều bình thường.

Sau lần đó, bạn bắt đầu luyện tập nói chuyện một cách hào hứng hơn và cảm nhận được là bạn dễ kết nối với mọi người hơn, nói chuyện người khác phản hồi tích cực hơn.

Nếu muốn lắng nghe toàn bộ câu chuyện của bạn học viên, bạn có thể tham khảo từ phút 9:12 trong video mà anh đã chia sẻ bên dưới:

Vậy nên trong của mình, các bạn học viên của anh có những bài thực hành để luyện tập về ngữ điệu của mình sao cho thật hào hứng, quyết liệt. Bởi vì có thể bạn sẽ cảm thấy không có vấn đề gì với giọng nói “ngang phè phè” của mình nhưng đối với người khác, họ sẽ cảm thấy bạn không có một chút năng lượng nào.

Thói quen 4: Đừng nói chuyện cộc lốc

Ví dụ, khi người khác đề xuất với bạn:

anh minh hoa 1 4

Trong tình huống này, nếu bạn trả lời “ừm”, “à” sẽ rất dễ khiến người khác cảm thấy khó chịu. Có thể bạn sẽ nghĩ: “Em không phải là người dài dòng, em thích đi thẳng vào vấn đề hơn.” Nhưng bạn cần phân biệt giữa việc nói dài dòng, không cần thiết và việc nói ngắn, làm người khác hiểu sai.

Vậy nên, hãy học cách nói đủ thông điệp và cảm xúc để làm cho người khác hiểu đúng. Dù mình nói gì thì mục tiêu cuối cùng vẫn là: giúp người khác hiểu đúng cảm xúc mình muốn mang lại và điều này tạo nên mối quan hệ và “cảm giác” của người khác về mình.

Thói quen 5: Việc của mình đừng làm phiền đến người khác

thumbnail 9

Ngày xưa khi làm quản lý, anh nhận ra một điều là việc mình làm liên quan đến rất nhiều các phòng ban khác nhau.

Chẳng hạn như liên quan đến phòng ban kế toán: Mỗi lần đi công tác về, quản lý như anh đều có rất nhiều hóa đơn cần nộp lại cho bạn kế toán để bạn có thể tổng hợp lại và gửi lên cấp trên.

Và anh nhận ra 1 điều: Sau khi công tác mệt mỏi trở về, các bạn quản lý khác rất hay trì hoãn việc nộp lại hóa đơn này cho bạn kế toán, đến nỗi bạn phải hối thúc: “Anh ơi, anh gửi cho em thông tin để cho em tổng hợp lại nha.”

Các bạn quản lý cũng “Dạ dạ, ờ ờ” nhưng rồi lại gửi trễ. Điều này làm ảnh hưởng không tốt đến tiến độ công việc của phòng ban kế toán.

Vì nhận ra chuyện này nên mỗi lần đi công tác về, anh đều ưu tiên ghé qua phòng kế toán đầu tiên để gửi lại danh sách hóa đơn đó. Việc này cũng không mất nhiều thời gian của anh nhưng lại giúp cho phòng ban khác không bị ảnh hưởng công việc.

Vậy nên: Mình hãy cứ làm tốt việc của mình, nhưng hãy để ý và đừng làm ảnh hưởng đến công việc của người khác. Nếu không, người khác sẽ cảm thấy khó chịu khi làm việc cùng với mình.

Lời kết

Vậy nên, bên cạnh khả năng chuyên môn, bạn cũng đừng bỏ qua việc trau dồi khả năng giao tiếp công việc bởi vì giao tiếp hiệu quả cũng sẽ làm cho công việc bạn trơn tru hơn rất nhiều.

Đọc thêm bài viết về chủ đề Hướng Nội:

1 kiểu vui chơi giúp người hướng nội kết nối với người khác

6 lý do khiến bạn nói chuyện khó hiểu, thiếu logic (kèm giải pháp)

3 Kiểu Ứng Xử Giúp Người Hướng Nội Nổi Bật

Bạn cảm thấy bài viết bổ ích chứ?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Điểm đánh giá trung bình 3.4 / 5. Số đánh giá 7

Không có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Khóa học cho bạn

Khóa học Kỹ năng Giao tiếp, Thuyết Trình - Public Speaking

Chương trình huấn luyện giúp bạn xây dựng sự tự tin thông qua kỹ năng giao tiếp, thuyết trình

Lộ trình

08 tuần

Hình thức

Zoom

Học phí

Liên hệ

Giảng viên: Huỳnh Duy Khương