Làm sao để tăng khả năng phản biện, đây là chủ đề mà anh thấy có rất nhiều bạn quan tâm. Vì khi giao tiếp hoặc chia sẻ một ý tưởng nào đó mà bị người khác dập lại, ngay lập tức bạn không biết phải làm sao để bảo vệ ý tưởng của mình.
Nhưng khi về nhà, mình lại luôn cảm thấy ấm ức, khó chịu. Và điều kỳ diệu là tối hôm đó bạn lại nghĩ ra rất nhiều cách và ý tưởng để phản biện cái người đã chặt chém ý của mình lúc sáng.
Vậy để phản xạ nhanh trong những lúc cần phản biện, chúng ta cần làm gì?
Hôm nay anh sẽ cho các bạn 4 gợi ý để khả năng phản biện của mình tốt hơn, hiệu quả hơn.
4 CÁCH TĂNG KHẢ NĂNG PHẢN BIỆN NHANH NHẠY
1. BỎ NGAY SUY NGHĨ: TÔI ĐÚNG – BẠN SAI khi tham gia phản biện.
Nếu trong đầu bạn vẫn còn suy nghĩ: “mình phải phản biện”.
Thì khi đến một buổi thảo luận nào đó, bạn sẽ luôn trong tâm thế ‘tôi sẽ tìm mọi cách chứng mình cho bạn thấy ý của tôi đúng. Nếu bạn có ý ngược lại thì nó không đúng bằng đâu! Ý của tôi hay hơn.’
Khi bạn đến với tư duy win-loses / Tôi đúng – Bạn sai như vậy.
Lúc đó bạn sẽ tự biến mình thành người cố chấp với ý tưởng của mình mà không chịu thay đổi.
Từ phía người nghe, lúc họ cảm nhận được bạn đang không muốn lắng nghe mà thay vào đó là muốn tấn công, đè bẹp ý tưởng của họ. Khi đó theo cơ chế tự vệ tự nhiên, họ sẽ ra sức bảo vệ ý kiến của mình. Và tấn công ngược lại bạn, đó là bản năng của con người.
Đó là lúc đứa nào mạnh hơn, miệng to hơn, lớn tuổi hơn, cãi giỏi hơn thì đứa đó THẮNG.
Tiếp tục vòng tròn đó, tối về bạn lại phải suy nghĩ ngày mai mình sẽ nói cái gì, dùng LỜI CHÍ MẠNG nào để dập nó.
Ngày hôm sau bạn lại đến với tâm thế thắng thua, tôi đúng bạn sai.
Cả 2 bên tiếp tục cãi nhau, dìm hàng nhau mà không có hồi kết.
Đến cuối cùng, cuộc họp thảo luận đó không chỉ KHÔNG HIỆU QUẢ cho cả 2 bên, mà còn làm tốn thời gian của những người tham gia còn lại.
Cho nên, bỏ ngay suy nghĩ TÔI ĐÚNG – BẠN SAI và chuyển nó thành suy nghĩ: “tôi muốn tìm ra một giải pháp tốt nhất cho đội nhóm”.
Để khi họp nhóm, bạn không phải vận dụng tư duy của mình chỉ để chứng minh ý tưởng mình đúng. Mà đến để tìm ra một giải pháp tốt nhất giải quyết vấn đề hiện tại cho đội nhóm.
Nếu hiểu đúng hơn, thì bản chất của phản biện là cùng lật qua lại ý kiến của nhau để có thể bóc tách vấn đề ở nhiều góc độ sâu sắc hơn. Đó là lúc càng ngày tư duy của bạn càng phát triển và tự khắc sáng tạo ra những giải pháp hiệu quả hơn ban đầu.
Và khi bạn hiểu được lý do mình học tư duy phản biện, không chỉ để phản biện lại ý của người khác. Bạn sẽ còn có khả năng tự phản biện chính mình, để bản thân có góc nhìn toàn diện và khách quan hơn.
Chứ không phải ai nói gì cũng chấp nhận, hoặc chỉ mới nghĩ ra 1 ý thấy hay, chưa kịp suy nghĩ thấu đáo mà đã nói rồi.
“Riêng anh, anh không thích từ phản biện lắm, bởi vì khi nói từ “phản biện”, bằng cách nào đó nó khiến mình đóng khung suy nghĩ trong đầu. Làm mình có suy nghĩ phải phản lại ý kiến người khác và biện hộ cho cái ý của mình mỗi khi bước vào cuộc họp.
Thay vì nói một người có tư duy phản biện, anh thích nói họ có TƯ DUY ĐA CHIỀU hơn.
Khi đó góc tự khắc bạn sẽ bỏ đi suy nghĩ PHẢN BÁC – BIỆN HỘ và cùng nhau tìm ra cách tốt nhất cho đội nhóm của mình.”
2. LẮNG NGHE QUAN ĐIỂM CỦA NGƯỜI KHÁC TRƯỚC KHI PHẢN BIỆN.
Khi người khác chia sẻ ý tưởng, chúng ta hay có xu hướng phản bác lại ý kiến của họ thay vì lắng nghe thật sự. Vì trong lúc nghe họ nói, chúng ta tưởng mình đã “lắng nghe” kĩ rồi chứ không phải không.
Và cách chúng ta hay thường nghe như vầy…
Bạn bè/ Đồng nghiệp vừa nói xong ý của mình, ngay lập tức bạn sẽ nói:
“À… nhưng mà tao thấy cái này hay hơn nè, mày chưa nghe tao nói hả!
Ủa, tao nghe rồi mà, thôi mày nói lại đi.”
Ngay lập tức mình phản biện lại bằng chữ “NHƯNG”, đối phương sẽ cảm giác mình không lắng nghe họ.
Để người khác biết là mình đã lắng nghe và hiểu đúng ý của họ, hãy XÁC NHẬN lại ý tưởng/ định hướng hoặc giải pháp họ đang nói trước khi chia sẻ và yêu cầu người ta nghe theo hướng của mình.
Ví dụ:
“Tao hiểu rồi, ý của mày có 3 thứ đúng không?
Trong 3 thứ đó, tao đồng ý với số 1, nhưng cái số 2 tao cảm thấy là…..” Bắt đầu chia sẻ ra.
Khi bạn cho người khác sự thấu hiểu trước và được chia sẻ những băn khoăn rồi. Họ sẽ không còn phòng thủ và đưa bản thân vào trong trạng thái sẵn sàng để lắng nghe nhất.
Khi đó bạn nói ra ý của mình hiệu quả hơn.
Có nhiều bạn sẽ băn khoăn:
“Tại sao người kia không phải người lắng nghe mình trước?”
Theo quan điểm của anh, NGƯỜI NÀO GIỎI HƠN SẼ LÀ NGƯỜI LẮNG NGHE TRƯỚC. Vì đó là người có sự điềm tĩnh hơn, người không sợ bị lung lay, sẵn sàng giữ ý của mình lại để lắng nghe người khác thật tâm và cùng nhau phân tích, tìm ra cách tốt nhất.
Xem thêm: Cách người nói giỏi sử dụng nghệ thuật lắng nghe.
3. THIẾT LẬP TIÊU CHÍ TRƯỚC KHI CHIA SẺ QUAN ĐIỂM.
Điều này vô cùng quan trọng!
Một cuộc thảo luận hay xảy ra tranh cãi thường bắt đầu từ việc mỗi người trong team lần lượt chia sẻ những chi tiết khác nhau thay vì cùng nói về cái tổng quan chung.
Và sau đó, mỗi người dựa vào tiêu chí đúng – sai của riêng mình để đánh giá góc nhìn, giải pháp nào đúng với cả team.
Ví dụ:
Thảo luận về việc đi ăn.
Khi leader team bạn nêu ý kiến: Sau khi hết dịch chúng ta sẽ cùng nhau đi ăn 1 buổi để họp mặt team luôn, mọi người thấy đi ăn ở đâu là phù hợp? Và ai cũng háo hức chia sẻ địa điểm ruột của mình.
Sẽ có người đề xuất quán này ngon, có món này đặc biệt,…
Người khác lại bảo: tao thấy quán này ngon hơn!
Khi đó, họ sẽ tìm cách phản biện và so tài thuyết phục xem quán của ai ngon hơn.
Đó là lúc cãi nhau hoặc không tìm được quán nào vừa lòng cả team.
Nhưng nghĩ lại xem, lúc đó các bạn chưa thiết lập tiêu chí ngon là như thế nào?
Là quán đồ Á hay Âu, đồ khô hay đồ nước, mặn hay ngọt, không gian như thế nào? tới để ăn ngon thôi hay 1 nơi có không gian thoải mái trò chuyện được với nhau?…
Nếu chưa xác định được tiêu chí chung, thì làm sao cả team đồng thuận được.
Cho nên, trước khi đi vào chi tiết quán nào cụ thể. Các bạn cần thống nhất với nhau tiêu chí để lựa chọn.
Khi thống nhất tiêu chí rồi, thì buổi chia sẻ này ra sẽ dựa trên tiêu chí đó. Và lấy nó làm cái chung để xem xét ý tưởng nào là tốt nhất với nhóm, với quan điểm từng người.
4. LẶP LẠI TIÊU CHÍ KHI NÓI VỀ QUAN ĐIỂM
thống nhất rồi thì nếu có 1 cái quán vừa gần mn, vừa châu á, vừa nơi ngồi lại thoải mái, t thấy 2 quán này phù hợp nhất, quán 1 là .., quán 2… tụi bây thấy sao.
Khi bạn nhắc lại tiêu chí, đó là lúc bạn khẳng định cho cả team biết thứ mình đang nói không bị lạc đề.
Khi đó họ sẽ lắng nghe bạn với một cái đầu mở. Đây là điều đơn giản nhưng mọi người rất hay bỏ qua.
LỜI KẾT
Và trên đây là 4 tips đơn giản để bạn “phản biện” tốt hơn trong các cuộc chia sẻ thảo luận.
Nếu đây là chủ đề bạn rất quan tâm, muốn học hỏi nghiêm túc chuyên sâu. Thì nhấn link này để tham gia một buổi webinar chia sẻ sâu về chiến lược, mindset và cách giao tiếp rõ ràng thuyết phục.