24/09/2023

Làm gì khi sinh ra là người trung bình?

(Dành cho những ai đang mơ hồ trong cuộc sống…) Định nghĩa người trung bình Có 3 nhóm người điển hình trong cuộc sống: Nhóm thứ nhất, sinh ra đã nghèo hoặc rất nghèo, sau đó rất cố gắng vươn lên để trở nên giàu có. Nhóm thứ hai, gia đình đã giàu có sẵn, […]
Duy Khương Huỳnh

(Dành cho những ai đang mơ hồ trong cuộc sống…)

Định nghĩa người trung bình

Có 3 nhóm người điển hình trong cuộc sống:

Nhóm thứ nhất, sinh ra đã nghèo hoặc rất nghèo, sau đó rất cố gắng vươn lên để trở nên giàu có.

Nhóm thứ hai, gia đình đã giàu có sẵn, có nền tảng và càng ngày càng giàu hơn nữa.

Nhóm thứ ba, mắc kẹt ở mức trung bình về nhiều mặt. Đó là kiểu người không quá giỏi giang, giàu có nhưng cũng không có gì quá tệ, khó khăn hay khốn cùng để có động lực vươn lên trong cuộc sống.

định nghĩa người trung bình

Ở khía cạnh nào, bản thân cũng ở “giữa giữa” và rồi họ tự hỏi:

“Làm sao để thành công như mình mong ước?”

“Làm sao để cuộc đời của mình bớt nhạt nhẽo hơn?”

Anh nghĩ điều này bạn sẽ cảm nhận được trong cuộc sống thường ngày…Trong một lớp học, sẽ luôn có 3 kiểu người:

Kiểu 1: Người học giỏi, đi đâu cũng nổi bật và được người khác chú ý.

Kiểu 2: Học sinh quậy phá, hay chọc ghẹo người khác.

Kiểu 3: Người trung bình: học không giỏi nhưng cũng chẳng dở, chẳng để lại bất kì ấn tượng nào.

Sự khác nhau giữa 3 nhóm người trong cuộc sống

su khat biet giua nhom ngheo trung binh va giau

Nhóm thứ nhất: người nghèo

Điều mà họ có là sự khát khao bởi vì hằng ngày họ phải đối mặt với sự sinh tồn, cái đói. Họ không có quyền lựa chọn nào ngoài 2 từ “cố gắng”, nếu không cố gắng thì không có gì để ăn cả…Vậy nên, họ sẽ có động lực để vươn lên nhiều hơn, xác suất cao họ cũng sẽ thành công nếu liên tục nỗ lực như vậy.

Nhóm thứ hai: người giàu

Một cách tự nhiên, họ có những tiêu chuẩn rất cao cho nhiều mặt:

“Đi làm thì phải làm leader, phải cống hiến nhiều”

“Gặp vấn đề thì phải giải quyết chứ có gì đâu mà than vãn!”

Đó là những điều hiển nhiên trong cuộc sống. Trong suy nghĩ của họ không bao giờ có lựa chọn phải “sống” ở dưới mức tiêu chuẩn đó. Vậy nên, họ luôn cố gắng để đạt được tiêu chuẩn của mình.

Đó là những người đã có nền tảng tốt ngay từ nhỏ. Ngoài tiền bạc và điều kiện, thứ mà họ có là tiêu chuẩn cao. Khi còn nhỏ, họ đã nhìn thấy ba mẹ đọc sách, gặp gỡ bạn bè, bàn chuyện làm ăn,…Họ chưa bao giờ nghe những người xung quanh than thở, trách móc cuộc đời mà chỉ nghe về những giải pháp, những dự án mới. Những câu chuyện mà họ nghe từ nhỏ rất khác so với những người bình thường.

Nhóm thứ ba: người trung bình

Đây là kiểu người cảm thấy bản thân không có gì quá giỏi giang hay quá giàu có. Nhưng cũng không có gì quá tệ hay quá thiếu thốn.

Môi trường, hoàn cảnh đều ở mức trung bình: không có nhiều khao khát, tiêu chuẩn cũng không cao. Bởi vì họ nghĩ cuộc sống của mình vẫn đang ổn, an toàn. Cho nên, cuộc sống vẫn tiếp diễn và trôi qua một cách bình thường.

Và rồi có một khoảnh khắc nào đó, bạn giật mình nhận ra: Hình như mình đang mắc kẹt trong nhóm “người trung bình”, bản thân không có mục tiêu và đi về phía trước một cách mù mờ…

Muốn thoát khỏi nhóm trung bình, hãy ở gần 2 nhóm người còn lại nhiều hơn

Nói cách khác, nếu bạn đang ở trong nhóm người trung bình, hãy tìm cho mình 1 môi trường có nhiều người ở nhóm (1) và nhóm (2) nhiều hơn và chủ động tiếp cận họ.

Ở gần nhóm 1, bạn sẽ có được tiêu chuẩn cao hơn bởi vì ở gần nhóm người rất giàu, rất giỏi. Giàu ở đây không có nghĩa là giàu tiền bạc mà còn là giàu về năng lực, về tư duy.

Ở gần nhóm 2, bạn sẽ cảm nhận được ý chí, động lực để vươn lên. Khi đó, dần dần bạn sẽ có một cái gọi là vision – tầm nhìn mới cho bản thân mình.

Huỳnh Duy Khương – Người từng trong nhóm người trung bình

Về chuyện học hành: Từ nhỏ tới lớn, anh luôn chỉ đạt học sinh khá trong lớp. Lên cấp 3, anh đạt học sinh giỏi nhưng ở một trường làng ở huyện Hóc Môn. So với những bạn học trường chuyên như là Lê Hồng Phong, Trần Đại Nghĩa – những trường rất nổi tiếng trên Sài Gòn – thì anh chỉ là một học sinh ở trường làng, bản thân không hề có một sự tự tin nào.

Về gia cảnh: Gia đình anh không giàu, nhưng cũng không nghèo đến mức thiếu cái ăn, thiếu cái mặc.

Sau khi học hết cấp 3, anh không có bất cứ mục tiêu nào. Anh không có mục tiêu để học đại học, không thấy ý nghĩa trong chuyện học. Lý do duy nhất mà anh được học sinh giỏi ở cấp 3 là: Không học thì sẽ bị chửi, bị phê bình.

Nếu hỏi anh thích làm gì, anh sẽ trả lời: “Anh không biết.” Thời điểm đó, lựa chọn nghề nghiệp trong anh chỉ có 2 thứ: Làm văn phòng hoặc làm lao động.

Ba anh hay nói: “Ráng học đi để sau này được làm việc trong văn phòng có máy lạnh thì mới sướng!”. Nhưng với anh, ngồi văn phòng – nghĩa là làm việc giấy tờ, là một viễn cảnh rất là chán. “Thà là mình đi làm phụ hồ…” – Ở thời điểm đó anh thực sự đã nghĩ như vậy.

Nhưng rồi anh cũng thi vào đại học, bởi vì ai cũng thi nên anh cũng đi thi. Và đó là bước chuyển lớn nhất trong cuộc sống của anh.

May mà anh đậu đại học…!

thumbnail 48
Anh được thông báo trúng tuyển vào trường Đại học Khoa học Tự Nhiên & CNTT.

Anh gọi đó là sự may mắn, bởi vì trường anh nộp lấy điểm sàn 22 điểm và anh có đúng 22 điểm để vừa đậu. Nếu không đậu đại học, anh cũng chẳng biết cuộc đời của mình sẽ đi về đâu…

Bởi vì đó là lúc anh có cơ hội được nhìn thấy nhóm người thứ nhất và nhóm người thứ hai.

Anh học ở trường Đại học Khoa học Tự Nhiên & CNTT, và…

Anh gặp những bạn quê gốc ở Sài Gòn – nhà có điều kiện, rất giàu. Các bạn có máy tính, biết những công nghệ mới,…

Anh gặp nhiều bạn từ tỉnh lẻ lên Sài Gòn để học và đa số những bạn anh gặp đều là những người rất cố gắng và quyết tâm. Nhiều bạn trong nhóm đó có hoàn cảnh rất nghèo, họ đi học với một thái độ cực kì nghiêm túc.

Untitled 1 6
Hình ảnh anh và nhóm bạn đại học.

Sau đó, vô tình anh được chơi chung với một nhóm bạn rất giỏi.

Đặc biệt, anh gặp được người bạn thân đầu tiên trong cuộc đời – người đã “khai sáng” cho anh nhiều điều. Bạn quê ở Kiên Giang và từng là học sinh của trường Lê Hồng Phong. Bạn là người nhanh nhạy, nhiệt tình, thông minh, vui vẻ, dũng cảm và tự tin.

Untitled 2 4
Hình ảnh anh và người bạn thân (bên trái) thời đại học.

Về gia cảnh, bác của bạn là bác sĩ và có những dự án kinh doanh riêng. Khi có cơ hội ghé nhà bạn chơi, anh nhìn thấy nhà cửa, xe cộ, nhìn thấy cách dạy con cái, tính cách của bác nó. “Wow, hèn chi đứa bạn của mình nó có những tố chất, tính cách hay như vậy.” – anh nghĩ.

Và rồi, anh có tiêu chuẩn cho bản thân càng ngày càng lớn hơn…

Anh luôn tự nói với mình rằng:

“Mình muốn có sự lanh lẹ, nhiệt tình, tự tin đó giống đứa bạn thân”

“Mình muốn có được sự cố gắng hết mình, sự phấn đấu vươn lên như những đứa bạn có gia cảnh không tốt.”

Tất cả những con người, những trải nghiệm đó đã mở mang hoàn toàn cho anh, như một sự khai phá! Cho đến khi…

Anh gặp người mentor đầu tiên là anh Nguyễn Hữu Trí – một người rất trẻ, thành công và đem lại rất nhiều nguồn cảm hứng cho người khác.

120949442 3653543551357711 3954574146560408332 n 1

Thế là anh tiếp tục đặt mục tiêu: “Mình nhất định phải có được khả năng, đam mê và kết quả mà anh Trí đang có.”

Cứ như vậy, tầm nhìn của anh ngày càng mở rộng. Tiêu chuẩn của anh tăng cao hơn, anh không chấp nhận những thứ nằm bên dưới tiêu chuẩn đó. Anh tin vào việc mình sẽ đạt được những thành tựu mong muốn, và anh sẽ không dừng lại cho đến khi đạt được nó.

Đó là một hành trình rất dài…

Để rồi từ đó mở ra cho anh chặng hành trình hơn 11 năm làm việc ở học viện Awaken Your Power và có được những kết quả như này hôm nay.

>> Đọc thêm về câu chuyện của anh

Mọi sự sẽ đổi thay khi bạn thay đổi môi trường của mình

Thử tưởng tượng…

Nếu mỗi ngày bạn thức dậy, bạn đều nhìn thấy những ngôi nhà, những con người, những tiêu chuẩn cũ thì làm sao để bạn cố gắng hơn mức đó được?

Cho nên, khi bạn ở gần và chủ động tiếp cận với 2 nhóm người còn lại nhiều hơn thì cũng là lúc sự thay đổi xuất hiện. Càng tiếp xúc nhiều, bạn sẽ càng muốn tìm cách, tìm công cụ để đạt được mục tiêu của mình.

Thời đại này, việc tìm môi trường đã dễ hơn rất nhiều…

Thời của anh không hề có Facebook, thậm chí internet còn chưa phát triển quá nhiều. Mọi thứ về thông tin, kiến thức,…đều còn rất hạn chế.

Nhưng ngày hôm nay, bạn có nhiều cơ hội hơn rất nhiều. Không những được gặp gỡ con người thật, môi trường thật mà bạn còn một nơi lý tưởng không kém – Môi trường ảo.

social media world drawing style

Bạn có thể ấn nút “follow” kênh của một người nào đó mà bạn thấy hay, thấy ngưỡng mộ.

Bạn có thể học hỏi từ bất kỳ chuyên gia hàng đầu trên thế giới thông qua sách, qua video trên Youtube.

Bạn có thể tham gia những câu lạc bộ – nơi có những người cũng mong muốn phát triển một lĩnh vực nào đó.

Cho nên, bạn không hề thiếu môi trường để phát triển.

Điều quan trọng là, bạn có thật sự muốn thoát khỏi viễn cảnh “bình bình” đang diễn ra mỗi ngày của mình không?

Bạn cảm thấy bài viết bổ ích chứ?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Điểm đánh giá trung bình 4.7 / 5. Số đánh giá 72

Không có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Khóa học cho bạn

Khóa học Kỹ năng Giao tiếp, Thuyết Trình - Public Speaking

Chương trình huấn luyện giúp bạn xây dựng sự tự tin thông qua kỹ năng giao tiếp, thuyết trình

Lộ trình

08 tuần

Hình thức

Zoom

Học phí

Liên hệ

Giảng viên: Huỳnh Duy Khương