11/10/2022

Khi nào cần im lặng? Khi nào cần nói?

Khi nào chúng ta cần im lặng trong một cuộc giao tiếp? Mọi người thường lầm tưởng 1 người giỏi giao tiếp là phải nói nhiều, hoạt bát, hay chia sẻ… Tuy nhiên, đôi khi chúng ta cần những “nốt lặng”. Giống như 1 bài hát thì có đoạn cao trào, nhưng cũng sẽ có […]
Duy Khương Huỳnh
Im lặng

Khi nào chúng ta cần im lặng trong một cuộc giao tiếp?

Mọi người thường lầm tưởng 1 người giỏi giao tiếp là phải nói nhiều, hoạt bát, hay chia sẻ… Tuy nhiên, đôi khi chúng ta cần những “nốt lặng”. Giống như 1 bài hát thì có đoạn cao trào, nhưng cũng sẽ có những đoạn êm nhẹ lại hơn thì mới tạo được sức hút cho người nghe được.

Vậy làm sao để biết khi nào nên im lặng phù hợp? Đây là thứ anh sẽ đề cập với bạn trong bài viết này.

Tác giả: Huỳnh Duy Khương

1. Im lặng khi cần lắng nghe

Im lặng
Nốt lặng số 1: Im lặng khi cần lắng nghe

Dĩ nhiên lắng nghe cần sự điềm tĩnh để tập trung hoàn toàn 100% vào thứ bạn đang nghe.

Có thể đó là lúc bạn đang lắng nghe bạn bè mình tâm sự một cái nỗi buồn, tâm sự một câu chuyện họ đã trải qua lúc họ đang có rất nhiều những cảm xúc ứ động trong lòng của mình để được chia sẻ ra hết.

Và đó là lúc hầu hết mọi người đôi khi họ sẽ đưa ra những lời khuyên, đưa ra những góc nhìn trong khi họ không cần những thông tin đó. Đôi khi họ chỉ cần có người để được trút hết nỗi lòng của mình ra.

Thành ra chúng ta cho họ một nốt lặng của sự quan tâm, nốt lặng của sự tập trung hoàn toàn 100% để họ cảm thấy được thấu hiểu.

Hoặc đôi khi mình lắng nghe trong việc học hỏi như câu chuyện lúc đầu anh có chia sẻ. Đó là lúc bạn đang cần lắng nghe ý kiến của người khác.

Cho nên, bạn không cần phải nói ra để thể hiện ý kiến của mình. Để hiểu xem là ý đó là cái gì? Tại sao họ lại nói ý đó? Ý đó áp dụng trong trường hợp nào?

Đó là những lúc bạn cần nghe và liên tục suy nghĩ để áp dụng thông tin. Và dĩ nhiên sau một hồi có gì chưa hiểu, bạn cũng nên nói ra để xác nhận lại.

Nhưng trước khi đến với những thứ đó, bạn cũng cần thời gian để bước vào để thẩm thấu, hay nói cách khác là tiêu hoá những ý tưởng đó.

Mà “tiêu hoá” thì cần thời gian. Thành ra nếu họ nói ra mà mình trả lời lại liền thì lúc đó quá trình học hỏi sẽ chưa thực sự hiệu quả.

Nốt lặng cần thiết để chúng ta suy tư, liên hệ để “tiêu hoá” những thứ mà người khác nói để hiểu nó một cách thực sự thấu đáo.

2. Im lặng khi cần bình tĩnh, suy nghĩ

Im lặng
Nốt lặng số 2: Im lặng khi suy nghĩ

Trường hợp phổ biến nhất là khi bạn một lỗi sai được góp ý, thậm chí là bị khiển trách.

Đôi khi bởi vì sự áp lực đó khiến bạn vội vàng đưa ra một lời hứa, đưa ra một cái phản ứng của mình trong tình huống đó. Đôi khi lỗi sai lại chồng lỗi sai.

Nên đôi khi, mình cần những nốt lặng để sắp xếp suy nghĩ của mình lại. Để thực sự nghiệm xem lỗi sai của mình ở đâu? Mình cần sửa như thế nào? Làm sao để trình bày phù hợp?

Nên đôi khi, để có thể có được nốt lặng ở thời điểm đó, bạn có thể chia sẻ ra là: “Dạ cho e suy nghĩ thêm 15 phút.” “Dạ cho e sắp xếp cái phần này để cái lời hứa của e sẽ rõ ràng hơn thì em sẽ chia sẻ lại cho anh cho chị vào buổi chiều nay được không ạ?”

Thì khi đó bạn dành ra thời gian của bản thân mình những “nốt lặng” sắp xếp, đầu tư suy nghĩ và rồi từ đó những lời nói của mình nó sẽ ở trong trạng thái lí trí hơn chứ không phải là cảm xúc hơn.

3. Im lặng khi cần nhấn mạnh một ý tưởng

Im lặng
Nốt lặng số 3: Im lặng khi cần nhấn mạnh

Nghĩa là khi bạn đang nói liên tục, đôi lúc bạn sẽ cần dừng lại ở những khoảnh khắc thích hợp trong vòng 0.5 – 1s.

Khi bạn đang nói và đột nhiên… dừng lại. Nó sẽ tạo ra cảm giác tò mò, chờ đợi. Đôi khi bạn cố tình làm chậm tiết tấu giọng nói của mình lại những chỗ thích hợp.

Đó là lúc sự chú ý sẽ được dồn vào. Họ sẽ tập trung hơn vào thứ của mình nói. Thì ý mình nói ra sẽ nhấn mạnh và động lại sâu hơn trong đầu của người khác.

4. Im lặng khi cần đưa ra ngôn ngữ không lời

Im lặng
Nốt lặng số 4: Im lặng khi cần đưa ra ngôn ngữ không lời

Cách nói chuyện có thể chia ra làm 2 loại: ngôn ngữ có lời và ngôn ngữ không lời.

Có lời là có nội dung mình chia sẻ ra để người ta nghe và hiểu những thứ mà mình nói.

Nhưng có những thứ khác là gì? Họ chỉ cần cảm nhận qua cơ thể của mình, qua cơ mặt của mình, qua hơi thở của mình,… để họ có thể hiểu và cảm được mình đang muốn nói điều gì?

Giả dụ như ngày nhỏ, mình là 1 học sinh cũng không ngoan hiền lắm, quậy phá để rồi hay bị mẹ chửi mỗi khi kết quả học tập kém hay có lần mình cứ làm sai cái này cái kia hoài.

Và mỗi lần sai là mẹ chửi bới mình. Thậm chí là đánh mình.

Nhưng có 1 lần bạn phạm lỗi sai, mình biết đó là lỗi sai của mình rồi đó. Và sẵn sàng quay về và chịu 1 trận chửi rất lớn của mẹ. Nhưng mà ngày hôm đó sau khi biết cái lỗi sai của mình xong, mẹ chỉ nhìn mình rồi sau đó thở dài…

Và sau đó không nói thêm bất cứ một lời nào nữa hết rồi quay lưng bỏ đi. Bạn sẽ cảm thấy như thế nào?

Nguyên một ngày hôm đó, người mẹ tuyệt nhiên không nói với mình bất cứ một lời nào nữa hết.

Hãy liên hệ với bản thân của mình xem. Và đôi khi, chính là “nốt lặng” đó đã thực sự dạy cho chúng ta 1 bài học cần thiết.

Đôi khi không cần phải nói quá nhiều. Bạn có biết vì sao mẹ lại cư xử giống như vậy không?

À lúc đó em nhìn thấy một vẻ thất vọng rất lớn trên khuôn mặt của mẹ. Nên lần này chắc mẹ thực sự rất rất buồn và không nói nên lời luôn.

Và với nhiều bạn, có khi đó thực sự là một khoảnh khắc để mình thay đổi để lần sau không còn phạm phải những lỗi sai đó nữa.

Đó là sức mạnh khi chúng ta xài nó đúng cách. Cảm nhận thái độ, biểu cảm và ngôn ngữ cơ thể của người mẹ. Người con cảm nhận biết mẹ mình đang rất giận và không còn nói nên lời nữa.

Và đôi khi những trường hợp đó, nói ra bằng lời có khi nó lại không thực sự hiệu quả như việc mình im lặng.

Lời kết

Nếu có thể tóm lại trong một câu thôi, bạn cần nhận ra 1 điều là gì?

Không quan trọng là bạn nói gì và nói như thế nào… quan trọng là người nghe hiểu và đọng lại được gì sau khi nghe mình nói.

Đôi khi những cái đọng lại đó đến từ những thứ mình không nói một cách có chủ đích ngay từ ban đầu.

Nên bạn nào thực sự quan tâm và tò mò về cách giao tiếp sao cho hiệu quả. Đây là thứ ít được dạy. Chúng ta cứ nghĩ giao tiếp là mở miệng ra nói. Chúng ta cứ nghĩ giao tiếp tốt là lúc nào cũng luyên thuyên. Nhưng cái quan trọng nhất là mình nhận biết là mình đang nói chuyện với ai? Và thực sự hiểu được cái mình muốn nói.

Để từ đó, mối quan hệ tốt hơn. Công việc tốt hơn. Rõ ràng hơn, không còn những mâu thuẫn, hiểu lầm xảy ra và khiến cho mình vui vẻ hơn với tất cả những mối quan hệ xã hội mà mình có.

Cho nên, nếu đây là thứ bạn gặp trắc trở và băn khoăn trong một khoảng thời gian rất là lâu rồi. Và bạn muốn học hỏi, tìm hiểu và áp dụng nó vì đây là một kỹ năng không chỉ có năng khiếu, ai cũng mở miệng ra và nói cần rèn luyện và có thể rèn luyện.

Nếu bạn nghiêm túc và quyết tâm sở hữu cho mình kỹ năng này thì có thể nhấn vào đây để tìm hiểu về chương trình huấn luyện cùng với anh trong vòng 8 tuần sắp tới để từng bước rèn luyện với nhau một cách nền tảng, chuyên sâu và thực tế dành riêng cho trường hợp của các bạn.

Bạn cảm thấy bài viết bổ ích chứ?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Điểm đánh giá trung bình 3.7 / 5. Số đánh giá 3

Không có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Khóa học cho bạn

Khóa học Kỹ năng Giao tiếp, Thuyết Trình - Public Speaking

Chương trình huấn luyện giúp bạn xây dựng sự tự tin thông qua kỹ năng giao tiếp, thuyết trình

Lộ trình

08 tuần

Hình thức

Zoom

Học phí

Liên hệ

Giảng viên: Huỳnh Duy Khương