05/11/2022

3 câu nói vô nghĩa cần tránh khi động viên người khác

Làm sao để động viên người khác đúng cách trong lúc họ buồn? Con người chúng ta khi buồn giống như một quả bóng căng tròn. Rất khó để “nhét thêm” một thứ gì đó vào bên trong khi ấy.  Vì vậy, có những lời khuyên chúng ta dành cho người khác, tưởng chừng sẽ […]
Duy Khương Huỳnh
động viên

Làm sao để động viên người khác đúng cách trong lúc họ buồn?

Con người chúng ta khi buồn giống như một quả bóng căng tròn. Rất khó để “nhét thêm” một thứ gì đó vào bên trong khi ấy. 

Vì vậy, có những lời khuyên chúng ta dành cho người khác, tưởng chừng sẽ giúp họ vực dậy tinh thần nhưng vô cùng độc hại và khiến những người đối diện cảm thấy tiêu cực hơn. Thậm chí, phá hủy mối quan hệ giữa bạn với họ.

Trong bài viết này, anh sẽ chỉ ra cho các bạn 3 kiểu lời khuyên cần tránh khi chúng ta động viên người khác.

Tác giả: Huỳnh Duy Khương.

1. “Tao gặp chuyện còn tệ hơn mày nhiều”

Người mới nhận thất bại sẽ cảm thấy mệt mỏi và tiêu cực vì áp lực mọi người đặt lên họ. Điều họ cần là sự chia sẻ, giải phóng những băn khoăn trăn trở của bản thân. 

Khi này, lời động viên tốt nhất bạn có thể mang tới là: “Tao đang nghe nè”

Sự tập trung, lắng nghe là một liều thuốc tuyệt vời, giúp người đối diện cảm thấy vơi bớt đi những nỗi buồn đang có ở trong lòng.

Trong cuộc trò chuyện nếu cần phải nói, hãy nói: “Tao vẫn đang nghe đây”. Câu trả lời này khiến người cần được an ủi cảm thấy an toàn, họ sẽ thoải mái để tuôn ra những băn khoăn còn tồn tại trong người. 

Sau khi sự tỉnh táo và minh mẫn quay trở lại, họ đã sẵn sàng nghe lời khuyên của bạn. Đối phương sẽ bắt đầu băn khoăn tiếp theo nên làm gì. Có những giải pháp hay góc nhìn nào để nhìn nhận lại thất bại này.

Tuy nhiên, không nên làm khi ai đó mới chia sẻ. Lúc này, lời khuyên rất dễ khiến người đó cảm thấy đây là lời chỉ trích và đánh giá đối với họ.

2. “Có gì đâu mà sợ, dũng cảm lên đi.”

Những lời động viên như trên, thường dùng khi chúng ta thấy người đối diện đang sợ điều gì đó. Và đây là lời khuyên có tác dụng ngược. Tại sao lại như vậy?

Người đang sợ hãi không chỉ nghe động viên thông qua từ ngữ, họ còn nghe giọng điệu chúng ta nói. Nếu như không có gì đáng sợ, tại sao người động viên mình lại có thái độ sợ hãi, không tin là mình làm được?

Trong trường hợp này, cách động viên hay nhất còn tùy thuộc bạn là ai?

yiwkLWevhj3EU3F95rHzSQqpBZDPAHXAkite9qvpUNrHI66jADDSQOfS0eo7 yqI7Tl2 DufAincklwaUya2WnMzJq1nGYvR71X4s2EMjXIR aoIniaVRSJ5

Nếu bạn không sợ: Hãy làm gương

Hành động này tiếp thêm niềm tin cho người ấy là: thứ này không thực sự đáng sợ. Vì có một người đang làm điều đó vui vẻ, hết mình và tận hưởng nó. 

Việc tiếp theo là nâng đỡ và cùng họ đi vào nỗi sợ đó. Hành động này của bạn, có ý nghĩa hơn rất nhiều so với một lời khuyên sáo rỗng.

Nếu bạn đang sợ: Thừa nhận điều đó và thể hiện tinh thần chiến đấu

Đừng nói: “Cố lên”. Khi bạn đang sợ, bạn không có tư cách để nói ra điều đó. Hãy cứ thoải mái thừa nhận: “Tao cũng đang sợ đây nhưng mà tao đang rất muốn chiến đấu với nó.” 

Nghe được điều này, đối phương sẽ cảm thấy được sự đồng cảm. Bạn hãy bày tỏ ý định muốn hợp tác để cùng họ vượt qua nỗi sợ. Cùng nhau chiến đấu, cùng nhau tập luyện, thậm chí bạn có thể rủ thêm những người bạn khác có cùng mối quan tâm tham gia.

Sự động viên qua lại và sự hào hứng sẽ là cách tốt nhất để các bạn vượt qua nỗi sợ trong hoàn cảnh này.

3. “Cố lên, cố gắng hơn nữa.”

Lời khuyên này là lời khuyên khó nhất để chúng ta đưa tới cho người khác. Bởi vì chúng ta cần có đủ 2 yếu tố

  • Mình đang chiến đấu, vượt qua sự nản chí của bản thân
  • Nhìn ra, thấu hiểu tâm trạng của người đối diện

Có thể bạn chưa thực sự vượt qua vấn đề của mình 100%, nhưng bắt buộc bạn phải đang giải quyết những vấn đề, khó khăn của riêng mình. 

Sự thấu hiểu cũng đóng vai trò rất quan trọng. Bạn nên cân nhắc xem, những gì bạn đang nhìn thấy có đang ở thời điểm thích hợp để mình có thể đưa ra lời khuyên cho họ hay không?

Bài học này anh rút ra từ một lần đi tập cầu lông. Anh được huấn luyện viên liên tục phát cầu vào các vị trí khác nhau trên sân. Là người đuổi theo trái cầu, anh cảm thấy rất mệt vì có khi đang đỡ một trái ở đầu sân, đã có trái khác được phát xuống cuối sân rồi.

Anh cảm thấy hơi bực mình vì bản thân không nhận được bất cứ lời động viên từ phía thầy. Thầy chỉ im lặng và phát cầu. Nhưng anh cũm sớm quên đi vì sức lực sắp cạn kiệt. 

Tới khi, trong đầu chỉ còn duy nhất suy nghĩ: “Kiệt sức rồi”, thầy đưa cho anh một lời động viên: “Cố lên, còn 15 trái nữa”. Khi đó, anh cảm giác bừng tỉnh, hoàn thành liền 15 trái.

xN5Pvip NG1m1HUcSl7zzulSwWpw7mCbthiiUM9fvQ78dCap4uEG0BIbwZLL8R0mGOTmBM2r xGEPX8zw9Nb6S XnAP9y 3yyYjmqbwQYnEZxAS V1oqolks8Kp85N5Kr8DJnB2109a6NVYWFIyfBXVVsxUuG8BkPEIgCSmxMzf4JITdMoo d35MrI ePg

Từ trải nghiệm trên, anh thấy: “Cố lên” là một lời khuyên cần rất nhiều sự cân nhắc. Nhiều trường hợp, mặc dù chưa có gắng hết sức nhưng chúng ta đã cần sự động viên từ phía bên ngoài rồi.

Điều này khiến sức bền của chúng ta giảm đi đáng kể

Ngược lại, lời động viên nếu được đặt vào đúng lúc ai đó đang sắp vượt qua giới hạn. Đây sẽ là một liều thuốc tăng lực quý giá để giúp họ đạt tới tâm cao mới của bản thân.

Vì vậy, bạn cần tìm hiểu người đối diện để xem khả năng của họ đang ở đâu. Khi họ đã cố gắng hết sức mình, đừng tiếc để trao họ một lời động viên.

Lời kết

Lời khuyên là một phần quan trọng trong cuộc sống nói chung và giao tiếp nói riêng. 

Nếu bạn muốn tìm kĩ hơn về những phương pháp khác để thuyết phục người khác, cũng như cải thiện thêm về các khía cạnh khác trong kỹ năng giao tiếp của mình thì có thể tham gia Workshop “Bí quyết giao tiếp tự tin, thu hút mà không bị đánh giá” của anh Khương dưới đây để biết câu trả lời nhé.

Bạn sẽ biết được:

  • Lầm Tưởng lớn nhất về giao tiếp khiến bạn luôn gặp áp lực và nỗi sợ bị đánh giá từ người khác.
  • 3 cách giao tiếp để lời nói của mình có trọng lượng trong đội nhóm, được mọi người tôn trọng và lắng nghe.
  • Lộ trình rèn luyện để trở thành một người tự tin, bản lĩnh trong giao tiếp mà ai cũng có có thể học và làm được.

Bạn cảm thấy bài viết bổ ích chứ?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Điểm đánh giá trung bình 2.3 / 5. Số đánh giá 3

Không có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Khóa học cho bạn

Khóa học Kỹ năng Giao tiếp, Thuyết Trình - Public Speaking

Chương trình huấn luyện giúp bạn xây dựng sự tự tin thông qua kỹ năng giao tiếp, thuyết trình

Lộ trình

08 tuần

Hình thức

Zoom

Học phí

Liên hệ

Giảng viên: Huỳnh Duy Khương