Khi đi làm, có nhiều bạn sẽ gặp trường hợp đó là: Bạn rất nỗ lực với công việc được giao, nhưng vì lý do nào đó mà không hoàn thành được như kỳ vọng. Khi thể hiện với sếp, bạn trình bày như thể là mình chẳng làm được gì trong thời gian qua.
Vậy nên, mặc dù rất nỗ lực và chăm chỉ làm việc nhưng lại luôn bị đánh giá thấp và hiểu lầm về năng lực. Nếu tình trạng này kéo dài, người khác sẽ mặc định là bạn “dở” và làm ảnh hưởng đến quá trình thăng tiến trong công việc.
Vậy làm sao mình thể hiện tốt với sếp để được nhìn nhận đúng về năng lực của mình?
Trong bài viết này, anh sẽ chia sẻ cách cụ thể bạn có thể áp dụng mỗi khi báo cáo kết quả công việc với sếp để không bị đánh giá thấp khi đi làm.
Trường hợp thực tế
Đôi khi, bạn bỏ nỗ lực vào dự án/ công việc đó rất nhiều nhưng kết quả lại không được như mong đợi.
Bước vào buổi báo cáo, sếp sẽ chỉ đánh giá kết quả cuối cùng. Nếu kết quả không như mong đợi, mặc định là sếp nghĩ “Bạn thể hiện năng lực chưa tốt”
Điều đó thể hiện cụ thể qua việc là họ sẽ góp ý và đưa ra đề xuất:
“Đáng lẽ em nên làm cái này, làm cái kia chớ!”
“Lần sau, trong việc này em nên triển khai theo hướng này nè!”
“Em nên hỏi việc này, tìm hiểu thêm việc kia thì dự án này đã hoàn thành 100% như mục tiêu.”
Và họ đưa ra rất nhiều những lời khuyên cho dự án đó để mong đợi lần sau bạn sẽ trưởng thành và tốt hơn. Nhưng, điều ấm ức ở đây là mình không biết cách phải nói lại như thế nào bởi vì sếp thực sự đang muốn cho mình tốt hơn.
“Nhưng họ khuyên những điều đó nghĩa là họ nghĩ là mình đang không làm gì hết hả?” – mình nghĩ. Trong khi sự thật là mình cũng có làm, có triển khai được 80% rồi.
Vậy thì làm sao để vừa thể hiện được năng lực của mình, vừa nhận được lời góp ý của sếp để cải thiện cho công việc lần sau?
2 thói quen phản hồi dễ bị sếp đánh giá sai năng lực
Kiểu ứng xử 1: Bạn muốn nói, nhưng không biết cách nói như thế nào. Nên thôi, đành im luôn…
Khoảnh khắc khi rời khỏi cuộc họp đó, những người đồng nghiệp làm chung sẽ hay khuyên:
“Ủa, sao mày không nói lại cho sếp nghe để sếp hiểu là mày cũng có làm mà?”
“Mày im im vậy sao mà người ta biết là mày có nỗ lực mày làm?”
“Lỡ sếp nghĩ là mày không sáng tạo, không cố gắng rồi sao?”
Vậy nên, mình quay về với cảm giác nghi ngờ và trách móc bản thân.
Kiểu ứng xử 2: Bạn rất muốn thể hiện nỗ lực đã bỏ ra nhưng sợ là mình khoe khoang
Có thể bạn cũng đã từng nói ra hoặc thấy 1 người nào đó cố giải thích:
“Dạ, em đã làm được cái này rồi.”
“Cái này em cũng có làm đó anh.”
“Không phải là em không làm đâu.”
Nhưng vì bạn nghĩ nếu chia sẻ hết những việc đã làm thì là mình đang khoe khoang. Bạn sợ cảm giác phải kể lể là đã làm được cái này, cái kia để có được sự công nhận.
Do đó, bạn chỉ trình bày những điều chưa làm tốt và “rũ bỏ” hết những nỗ lực của bản thân cho công việc/ dự án đó.
Bạn cứ mắc kẹt mãi giữa 2 trường hợp đó, kết quả là chẳng thể hiện đúng năng lực của bản thân.
Vậy có giải pháp thứ 3 nào ở đây không? Câu trả lời là có.
Đó là thứ mà anh muốn chia sẻ trong bài viết này để bạn có thể thực sự thể hiện được là mình vừa thể hiện được sự đóng góp trong công việc, vừa mang lại được nhiều kết quả hơn cho lần sau. Và rồi khẳng định được năng lực của mình trước mặt sếp.
Cách phản hồi đúng khi bị sếp góp ý
Có một cách rất dễ vừa giúp bạn đạt được kết quả, vừa giúp bạn giải tỏa mong muốn sếp nhìn nhận những điều mình đã làm được:
Nghĩa là gì? Nghĩa là chúng ta cần biết được mục đích của việc họ góp ý cho mình trong cuộc họp đó là gì.
Họ không góp ý để chê, để dìm hàng.
Họ muốn góp ý để cải thiện kết quả.
Nghĩa là gì? Nghĩa là chúng ta cần biết được mục đích của việc họ góp ý cho mình trong cuộc họp đó là gì.
Họ không góp ý để chê, để dìm hàng.
Họ muốn góp ý để cải thiện kết quả.
Khi bạn nhận ra mục tiêu chung là giúp cho kết quả được tốt hơn.
Một cách tự nhiên, bạn sẽ biết cách lắng nghe những cách làm, những giải pháp sáng tạo mới,…Đồng thời, biết cách nhận ra điểm sai sót của bản thân để điều chỉnh cho dự án lần sau. Khi đó, mình bước vào cuộc họp với tâm thế hoàn toàn khác.
Nếu có làm thì mình nói ra không phải để “khoe” cho sếp biết mà là để cho sếp hiểu:
Thì khi đó là lúc mà mình trình bày ra những cái mà mình có không phải để khoe, mà là để cho sếp đánh giá.
Mình truyền tải 1 thông điệp là: “Hãy đánh giá những việc mà em đã làm đi, và biết đâu nó có thiếu xót thì em sẵn sàng để thay đổi.”
Bạn nói ra những việc đã làm không phải để “khoe”, mà là để tự tin là bản thân đã cố gắng trong khả năng của mình.
Đó mới là cách phản hồi đúng đắn của 1 nhân sự có trách nhiệm và biết cách thể hiện năng lực bản thân.
Có thể bạn sẽ thắc mắc: “Anh ơi, mình làm việc hết mình vì công ty mà nếu chỉ toàn dạ dạ để học hỏi, lắng nghe,..Liệu mình có thể hiện được năng lực của bản thân hay không?”
Khi bạn trình bày những khía cạnh đó, bạn vẫn đang khoe về việc mình đã làm trong quá khứ: “Đây là những cái em đã nỗ lực làm nhưng không hiệu quả.” Bạn không chỉ nói suông, bạn còn thể hiện được năng lực của mình qua sự cố gắng và thái độ học hỏi, cố gắng để thay đổi.
Điều đó thể hiện tư duy, cách mà bạn phối hợp và trao đổi khi có một việc không tốt xảy ra.
Lúc đó, mình sẽ được 2 điểm lợi:
- Sếp công nhận thái độ, tư duy và những điều bạn đã làm tốt.
- Góp ý về những điều chưa làm tốt để bạn cải thiện cho lần sau.
Thể hiện được sự quan tâm cho mục tiêu chung của công ty, bạn vô tình nói lên được một điều quan trọng nhất:
Bạn là ai – who you are?
Đó là khi bạn thể hiện được rằng bạn giỏi chỗ nào, tư duy bạn khác biệt ra làm sao, kỹ năng bạn có gì đặc biệt. Từ những “va chạm” nhỏ, đó chính là cách thể hiện tuyệt vời nhất mà không cần phải “nói.
Lời kết
Có 1 điều bạn có thể nhớ sau khi đọc bài viết này, đó là:
Lần tới, khi bước vào buổi báo cáo kết quả công việc với sếp. Dù có nỗ lực nhưng kết quả không được như mong đợi, thì bạn hãy vẫn đến với tâm thế: Show những điều mình đã làm nhưng không hiệu quả, học hỏi và cởi mở để thay đổi cho lần sau.
Tạo được thói quen này bạn sẽ biết cách vừa thể hiện được bản thân, vừa biết cách để cải thiện năng lực của mình cho những lần sau.
Để giao tiếp hiệu quả hơn với sếp, anh đã từng có 1 video trên kênh chia sẻ về “6 thói quen giao tiếp khôn ngoan với cấp trên” để đạt được mục tiêu mà mình mong muốn. Bạn có thể theo dõi trong video bên dưới: