Bài viết này dành cho những bạn hay suy nghĩ và phản xạ chậm trước người khác.
Tác giả: Huỳnh Duy Khương.
Trong giao tiếp, sẽ có nhiều bạn cần nhiều thời gian suy nghĩ trước khi nói mà không phải phản hồi liền. Vì Vì lúc đó họ chưa nghĩ ra được mình cần phải nói gì hoặc trả lời người đối diện như thế nào cho thoả đáng. Nên phải mất một khoảng thời gian lâu thật lâu, họ mới phản hồi cho người ta.
Nhiều bạn bị giống vậy từng chia sẻ với anh rằng:
Đôi khi em cảm thấy… Việc bản thân suy nghĩ chậm làm cho người khác khó chịu, bực mình và không muốn làm việc với em.
Nhìn vào mắt họ em có thể cảm nhận được họ đang nghĩ Làm gì mà chậm dữ vậy, phải nhanh hơn chứ!
Nhưng em nhanh hơn không được, em không biết làm sao hết!
Có cách nào giúp mình phản xạ nhanh hơn và giảm bớt áp lực phải tương tác, phản xạ nhanh trong giao tiếp không anh?
Phản xạ chậm không phải tác nhân khiến người khác khó chịu về bạn
Đầu tiên, anh muốn bạn nhận ra một điều là…
“Người khác bực bội, khó chịu, cảm thấy không muốn phối hợp với bạn không phải do bạn phản xạ chậm hay suy nghĩ chậm. Và việc bạn chậm để người khác đợi không gây khó chịu cho họ.
Mà việc bạn để người khác không biết mình đang nghĩ gì, đợi chờ câu trả lời của bạn trong khoảng thời gian vô định mới là thứ gây khó chịu cho người khác.“
Đôi khi việc tương tác trong giao tiếp không phải là PHẢN XẠ nhanh hơn. Đây là cái ai cũng phải học cách cải thiện tốc độ của mình trong tất cả mọi việc, để làm việc hiệu quả hơn
Nghĩa là gì, anh ví dụ:
Có một lần anh đi cắt tóc tại tiệm hớt tóc nam, mà bạn biết đó… những tiệm hớt tóc họ trang trí rất ngầu, hoành tráng, nên tiệm rất đông.
Hôm đó, anh có gọi đến một chỗ nổi tiếng và hỏi:
“Giờ tui tới thì có thể cắt tóc được liền không?”
Thì họ trả lời lại là:
“À, bây giờ chưa có liền được anh, nhưng anh chỉ cần đợi một xíu thôi. Anh cứ đến nơi rồi tới anh liền”.
Oke…
Và khi tới nơi anh phải đợi ở ngoài cổng, mà không nhìn thấy được người ta có đang cắt hay không. Cũng không nhìn thấy được có bao nhiêu người đang ngồi đợi trước mình.
Bạn tưởng tượng nhé, mình đợi bên ngoài,… đợi một xíu hả ta? Một xíu nữa thôi là sẽ được vào…
Nãy giờ 5 phút rồi … một xíu chưa ta.
Trời ơi! “15 PHÚT RỒI” làm gì mà chưa xong ta.
Thà ban đầu nói với mình tiệm đông đi, làm mình đợi nãy giờ.
Tới lúc hỏi: “xong chưa em, sắp tới số của anh chưa?”
Thì họ lại trả lời: “anh đợi xíu nữa nha anh“, haizzzz.
Anh lúc đó ngồi và không biết cần phải đợi trong bao lâu, không biết quá trình đang diễn ra như thế nào. Cảm giác đó rất sốt ruột. Mà sự sốt ruột không đến từ việc chậm hay nhanh, mà sự sốt ruột đến từ chuyện anh không biết là mình phải đợi trong bao lâu.
Nên dù đợi chỉ 5 phút, mình vẫn thấy lâu đúng không!?
Nên cái quan trọng là gì, mình phải cho người khác biết là nên nói cho họ biết là mình cần bao nhiêu thời gian để trả lời họ.
2 Cách ứng biến khi bạn là người phản xạ chậm trong giao tiếp
Tương tự trong công việc, để tránh trường hợp trong cuộc họp có quá nhiều thông tin mới mình chưa biết trả lời như thế nào. Bạn có thể làm theo 2 cách:
1. Hãy hỏi những người tham gia TOPIC (chủ đề) họ muốn nghe trong cuộc họp hôm đó là gì, họp về chủ đề nào để bạn nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn.
Nếu làm được điều thì, xác xuất cao các câu hỏi bạn nhận được sẽ nằm trong phạm vi nghiên cứu. Và bạn sẽ không còn bị bất ngờ trước những câu hỏi khó (nếu bạn nghiên cứu chủ đề đó rất kỹ)
2. Xin thêm thời gian suy nghĩ cho những vấn đề mới xuất hiện.
Trong lúc họp nếu có 1 vấn đề mới bất ngờ xuất hiện, yêu cầu phải nghĩ và trả lời liền ngay lập tức.
Bạn có thể chia sẻ là:
“ À, cái này thì mình chưa trả lời liền được, mình cần thời gian để suy nghĩ. Việc này có thể cho mình 15 phút để suy nghĩ không? Mình định nghĩ về vấn đề này, vấn đề này, vấn đề này…
Có 3 cái mình đang băn khoăn, mình cần thông suốt thì mới trả lời được.”
Tại sao nên trả lời như thế này?
Vì nếu khi bạn chưa nghĩ ra câu trả lời, nhưng lại không nói cho người kia biết mình đang nghĩ.
Trong đầu họ sẽ có suy nghĩ : “Ủa sao chưa trả lời nữa? Nghĩ gì chậm vậy trời?”
Cho nên, nếu chưa nghĩ ra câu trả lời thì hãy cứ chia sẻ những gì mình đang nghĩ, mình định suy nghĩ như thế nào? Định về nhà tìm hiểu thêm thông tin gì? Như thế, người hỏi bạn sẽ cảm thấy yên tâm hơn.
Rồi sau đó về nhà chuẩn bị tư liệu, ngẫm nghĩ và làm tất cả theo tốc độ của bạn.
Bạn không cần nói liền câu trả lời, nhưng bạn cần nói cho người ta biết mình cần bao nhiêu để trả lời câu hỏi đó. Để những người tham gia cuộc họp đó không bị sốt ruột và có mong đợi đúng về bạn.
Và đó là một trong những tình huống nếu xử lý không khéo sẽ tạo nên mâu thuẫn trong teamwork.
Dù bạn không cố ý nhưng nếu để việc này diễn ra âm ĩ lâu ngày, nó sẽ tạo ra những cảm xúc khó chịu dành cho nhau khi làm việc.
Giải pháp tham khảo thêm
Nếu bạn là người phản xạ chậm trong giao tiếp, nhưng hiện tại chưa biết phải làm cách nào để cải thiện kỹ năng thích ứng linh hoạt trong nhiều tình huống giao tiếp.
Thì có thể dành ra 2 tiếng để tham gia 1 buổi Workshop Public Speaking của anh.
Trong buổi Workshop, bạn sẽ biết được mình đang ở cấp độ nào trong các tầng giao tiếp. Và cách làm sao để bản thân không chỉ tự tin hơn mà còn nâng cao được cấp độ hiện tại, giúp bản thân vận dụng tối đa khả năng để đạt được những mục tiêu khác trong cuộc sống.
Tìm hiểu và đăng ký ở đây!