08/08/2023

4 Bước Ngừng Ghen Tỵ Với Thành Công Của Người Khác

Theo một nghiên cứu của Mỹ, 42% số người được hỏi thừa nhận là mình có ghen tỵ với đồng nghiệp của mình ít nhất là 1 lần/ tuần. Tuy nhiên, anh nghĩ trên thực tế con số này có thể cao hơn là chỉ 1 lần/ tuần. Và khi bạn ghen tỵ với người […]
Duy Khương Huỳnh

Theo một nghiên cứu của Mỹ, 42% số người được hỏi thừa nhận là mình có ghen tỵ với đồng nghiệp của mình ít nhất là 1 lần/ tuần. Tuy nhiên, anh nghĩ trên thực tế con số này có thể cao hơn là chỉ 1 lần/ tuần. Và khi bạn ghen tỵ với người khác, đó là yếu tố nhanh nhất hủy hoại sự tự tin của mình bởi vì khi đó bạn chỉ nhìn vào điểm mạnh của người khác và điểm yếu của bản thân.

Có 1 điều mà sau này anh nhận ra được là: Ghen tỵ không chỉ là khi mà mình thấy người khác có thứ mà mình không có được, ghen tỵ còn là cảm giác mình thấy người kia không xứng đáng với thứ mà họ đang có.

Tại sao bạn vẫn còn cảm giác ghen tỵ với người khác?

Lời khuyên mà chúng ta hay nhận được là: “Đừng ghen tỵ với người khác, hãy học hỏi từ họ.”

Điều này không sai, nhưng tự hỏi có bao nhiêu người làm được điều đó?

Khi chúng ta ghen tỵ với một ai đó thì có một phần tiềm thức của mình đã không công nhận là người đó giỏi rồi, thì thử hỏi làm sao để mình có thể học hỏi từ họ?

Anh cũng đã từng ghen tỵ với người khác, nhưng rồi anh cũng đã vượt qua được cảm xúc đó. Vậy nên, trong bài viết này anh sẽ chia sẻ cho bạn 4 bước để lần lượt loại bỏ được cảm xúc ghen tỵ với người khác.

Dành cho bạn nào muốn xem video, bạn có thể theo dõi ở phần dưới đây:

Cách để vượt qua cảm giác ghen tỵ

Bước 1: Bỏ mặc

Khi bạn cảm thấy ghen tỵ với ai đó, bạn sẽ dễ cảm thấy ghét họ – và đó là cảm xúc bình thường của con người, hãy cứ chấp nhận cảm xúc đó. Và nếu bạn đã thực sự không thích họ, hãy làm 1 việc để tương xứng với cảm xúc đó: Mặc kệ họ.

Có 2 cảm xúc thường thấy là: Yêu và Ghét.

yeu ghet 1

Khi mình yêu thích một người nào đó, mình nghĩ về họ rất nhiều. Tương tự, khi mình ghét một ai đó mình cũng nghĩ về họ rất nhiều. Đó là 2 cảm xúc có độ mạnh tương tự như nhau, kết quả là người đó lúc nào cũng nằm trong đầu và chiếm hết sự tập trung của mình.

Mọi người thường nghĩ trái ngược với “Yêu” là “Ghét”, nhưng thực ra trái ngược với “Yêu” là “Bỏ mặc” – nghĩa là không để họ trong tâm trí của mình.

Bỏ mặc để thay thế cảm xúc ghen tỵ

Khi mình chấp nhận cảm xúc này, mình nhận ra là mình sẽ chưa yêu quý được người này nhưng mình cũng không muốn ghét họ. Bởi vì khi mình ghét họ thì đồng nghĩa với việc họ sẽ luôn nằm trong tâm trí của mình. Lúc này, hãy tạm gạt họ qua một bên, bật chế độ “Ignore” – Không để tâm. Trong lúc bạn “ignore” tạm thời, hãy chuyển sang bước số 2.

Bước 2: Tập trung vào sự trưởng thành của mình

anh minh hoa 4

Nếu bạn còn tự ti về khả năng của mình, sẽ rất dễ để cảm xúc ghen tỵ dẫn dắt bạn sang một hướng tiêu cực. Thay vì vậy, bạn hãy chuyển sự chú ý từ người khác sang mình bằng cách đặt câu hỏi cho sự phát triển của chính mình:

  • Nếu hiện tại bạn vẫn chưa giao tiếp được với sếp, hãy thử hỏi “Làm sao để mình giao tiếp ý này với sếp rõ ràng hơn?”
  • Nếu hiện tại bạn làm ngày làm đêm vẫn chưa hết việc, hãy thử hỏi “Làm sao để mình sắp xếp được công việc này tốt hơn?”
  • Nếu hiện tại bạn còn cảm giác sợ bị từ chối khi bán hàng, hãy thử hỏi: “Làm sao để mình dũng cảm hơn gọi điện cho khách hàng?”

Khi đó bạn chuyển được sự tập trung của mình vào quá trình trưởng thành của bản thân và tìm cách để học hỏi từ người sếp mà mình cảm thấy tôn trọng, học hỏi từ người thầy nào đó trên youtube,…Từ đó, bạn nâng cao được sự tự tin và “bận rộn” hơn phát triển bản thân thay vì nhìn vào người khác và cảm thấy ghen tỵ.

Bước 3: Đồng cảm

Khi bạn chưa giỏi, nhìn “người đó” bạn sẽ dễ cảm thấy “ghét” bởi vì họ cũng chưa quá giỏi: “Sao nhỏ này cũng có giỏi gì lắm đâu mà…Ra vẻ ghê!”

Nhưng đến một lúc mà bạn cảm thấy bản thân cũng giỏi hơn một chút rồi, bằng một cách nào đó, bạn cũng cư xử GIỐNG người mà mình đã từng ganh ghét.

Vậy nên, sau khi bạn đã:

  • Mặc kệ người mà mình cảm thấy ghen tỵ.
  • Tập trung vào sự phát triển của bản thân.

Lúc này, bạn có thể bước vào giai đoạn #3 – đồng cảm với người khác.

Bởi vì anh cũng từng có những khoảnh khắc hơi cao ngạo, so sánh với người kém hơn mình để cảm thấy tự tin hơn về bản thân sau khi vừa mới trở nên “giỏi hơn một chút”.

Đó là cảm giác thông thường của một người khi mới đạt được kết quả nào đó: có nhu cầu khoe với xung quanh. Khi trải qua giai đoạn đó, anh bắt đầu đồng cảm hơn với người mà mình đã ganh ghét. Anh hiểu lý do tại sao họ lại cư xử hơi kiêu ngạo như vậy.

Bước 4: Học hỏi

Khi đã trải qua 3 giai đoạn trên, bạn sẽ bắt đầu nhận ra rằng:

“Thì ra người đó cũng không có gì quá đáng ghét, nỗ lực của họ cũng rất đáng để học hỏi.”

Lúc này, bạn đã có thể tìm ra một điểm nào đó của họ mà bạn cảm thấy bản thân có thể học hỏi để cải thiện. Hãy tự nhắc nhở mình về mục tiêu và giá trị cá nhân của bạn, điều này giúp bạn giữ vững tâm thế tích cực và tập trung vào việc học hỏi.

Đó là hành trình mà anh đã đi qua, hi vọng bạn cũng có thể vượt qua cảm giác ghen tỵ đó một cách tận gốc hơn, giống như anh đã từng.

Lời Kết

Tóm lại, nếu đã đi qua hết 4 bước này anh tin bạn đã sẵn sàng để vượt qua cảm giác ghen tỵ với thành công của người khác.

Có 1 lý do khác làm cho bạn có cảm giác ghen tỵ không chỉ đến từ bên trong, mà còn đến từ xã hội, đó là Peer Pressure – áp lực đồng trang lứa.

Nếu bạn muốn hiểu sâu hơn về chủ đề này, bạn có thể tham khảo những video anh đã làm trước đây:

Nếu Bạn Đang Nghi Ngờ Năng Lực Của Chính Mình – Xem Ngay Video Này

4 Bí quyết vượt qua sự RỤT RÈ, TỰ TI quá mức

Bạn cảm thấy bài viết bổ ích chứ?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Điểm đánh giá trung bình 5 / 5. Số đánh giá 6

Không có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Khóa học cho bạn

Khóa học Kỹ năng Giao tiếp, Thuyết Trình - Public Speaking

Chương trình huấn luyện giúp bạn xây dựng sự tự tin thông qua kỹ năng giao tiếp, thuyết trình

Lộ trình

08 tuần

Hình thức

Zoom

Học phí

Liên hệ

Giảng viên: Huỳnh Duy Khương