22/08/2022

3 TƯ DUY GIÚP NHÀ TUYỂN DỤNG CHỌN ĐÚNG NGƯỜI

Bạn có bao giờ gặp trường hợp mình đi tuyển dụng một ứng viên nào đó và thấy họ trả lời rất hay, rất quyết liệt. Người này ắt hẳn rất tiềm năng, rất phù hợp với vai trò này.
Duy Khương Huỳnh

Bạn có bao giờ gặp trường hợp mình đi TUYỂN DỤNG một ứng viên nào đó và thấy họ trả lời rất hay, rất quyết liệt. Người này ắt hẳn rất tiềm năng, rất phù hợp với vai trò này.

Nhưng sau khi nhận vào làm rồi, thì những gì họ thể hiện thực tế khác với điều họ nói trong buổi phỏng vấn, có khi còn ngược lại.

Đó là lúc mà bạn phải mất thêm thời gian để đào tạo, hướng dẫn lại.

Trong bài viết này anh sẽ chia sẻ về một bí quyết để bạn, nhận ra được ứng viên nào phù hợp với tiêu chí công ty ngay từ lúc phỏng vấn nhanh hơn.

Tác giả: Huỳnh Duy Khương

1. Một sai lầm khi tuyển dụng

Nguyên nhân cốt lõi ở đây không phải là do bạn LỰA CHỌN SAI, mà là vì chính mình cũng chưa thực sự biết LỰA CHỌN ĐÚNG là như thế nào?

Cho nên, hầu hết mọi người đều ra quyết định là LỰA CHỌN ĐẠI.

Khi bạn nhận câu trả lời từ ứng viên thì bản thân cũng băn khoăn, suy nghĩ là câu trả lời đó nó có phải là một câu trả lời hay và đúng nhất chưa?

Ứng viên chia sẻ về điểm mạnh điểm yếu thì mình sẽ đánh giá câu trả lời này trên thang điểm bao nhiêu?

Ứng viên nói về lý do bạn đó muốn làm việc ở công ty, lý do như vậy đã đủ hay chưa?

Nếu bạn không đo lường được câu trả lời của ứng viên, quyết định của bạn sẽ trở nên cảm tinh
Nếu bạn không đo lường được câu trả lời của ứng viên, quyết định của bạn sẽ trở nên cảm tinh

2. “DON’T LISTEN WHAT THEY SAY, WATCH WHAT THEY DO”

Một tư duy bạn nên có lúc tuyển dụng là “DON’T LISTEN WHAT THEY SAY, WATCH WHAT THEY DO”.

Tư duy cần có khi tuyển dụng "Đừng nghe những gì họ nói, hay nhìn những gì họ làm"
Tư duy cần có khi tuyển dụng “Đừng nghe những gì họ nói, hay nhìn những gì họ làm”

Ví dụ: hỏi là em có chịu được áp lực tốt không?

Lúc đó anh sẽ không chỉ nghe câu chuyện về việc bạn đó chịu áp lực như thế nào hay những dẫn chứng mà bạn đó nói mà anh còn xem cách bạn đó thể hiện.

Sau đó anh sẽ hỏi những câu hỏi dồn dập:

“À em đã từng chịu áp lực như thế này rồi đúng không?

Nếu giả sử trường hợp xảy ra như thế này, như thế kia thì em nghĩ mình sẽ ứng phó như thế nào?

Lỡ lúc đó mọi chuyện diễn ra theo chiều hướng khác thì làm sao em chắc được là cách xử lý của em hiệu quả?

Sao em nói em chịu được áp lực mà sao trong lúc trả lời câu hỏi này nhìn em bối rối và lúng túng quá vậy?

Hình như tay của em nó đang nắm chặt lấy nhau, có phải là em đang căng thẳng và không chịu nổi được áp lực khi anh hỏi quá nhanh, quá dồn dập như lúc này phải không?

Vậy thì sao em nghĩ là mình có thể chịu được áp lực tốt trong công việc?”

Anh sẽ quan sát những biểu hiện đó nhiều hơn là những gì bạn đó nói.

Khi đã có nhiều kinh nghiệm hơn thì bạn có thể dần dần linh hoạt được trong việc đưa ra những câu hỏi.

Nhưng nếu các bạn không có nhiều kinh nghiệm thì bản thân nên chuẩn bị sẵn một kế hoạch, những câu hỏi có sẵn. Sau đó mình cứ hỏi và đợi xem họ trả lời như thế nào.

3. Câu chuyện tuyển dụng của 1 công ty và hơn thế nữa…

Một công ty nọ có cách phỏng vấn như sau.

Công ty này cần một nhân sự có óc quan sát, đây sẽ là yếu tố chính để lựa chọn.

Họ sẽ không có người hướng dẫn để đón nhân sự và sẽ thông báo trước cho ứng viên về việc khi đến công ty sẽ có những hướng dẫn có sẵn.

Ứng viên chỉ cần đi theo hướng dẫn đó để đến chỗ phỏng vấn.

Bảng hướng dẫn đến phòng phỏng vấn

Khi ứng viên tới, họ bước vào công ty và đi theo những tấm bản hướng dẫn quẹo trái, quẹo phải,… trong quá trình đi sẽ có những yêu cầu như bạn cần lấy những vật dụng, những tài liệu để có thể bước vào phòng phỏng vấn.

Sau khi thực hiện xong thì ứng viên bước vào phòng phỏng vấn, lúc này câu hỏi đầu tiên của nhà tuyển dụng là:

“Em có nhớ từ lúc em mới bước chân vào công ty, cho đến khi vào phòng này có những hướng dẫn gì không?”

“Em có nhớ bảng hiệu chỉ dẫn ngay cửa chính của công ty có màu gì không?”

 Đó là lúc mà nhiều bạn sẽ lúng túng, không trả lời được và cũng chính là lúc công ty đó nhận ra được ai thật sự là người có được ÓC QUAN SÁT.

4. Câu chuyện tuyển dụng của sếp anh

Một câu chuyện minh họa khác, nó diễn ra ở ngay công ty anh làm việc, đó là sếp của anh có một cách tuyển dụng rất là hay.

Sau khi mà sếp anh phỏng vấn cơ bản xong thì sẽ đưa cho bạn một chủ đề để bạn có thể chuẩn bị, thuyết trình, rồi hỏi đáp thêm.

Buổi thuyết trình đó sẽ có 10-15 bạn ứng viên tham gia và lần lượt lên trình bày. Ban giám giảo sẽ ngồi hàng đầu và có những nhân viên khác của công ty sẽ làm quan sát viên đi ở vòng ngoài nhưng không để cho ứng viên biết.

Sếp anh sắp xếp như vậy bởi vì ảnh hiểu ứng viên đến đây để phỏng vấn vì vậy họ sẽ cố tỏ ra tốt nhất, ráng gồng để thể hiện bản thân với nhà tuyển dụng.

Ứng viên chỉ thể hiện con người thật của mình khi họ cảm thấy không có ai quan sát
Ứng viên chỉ thể hiện con người thật của mình khi họ cảm thấy không có ai quan sát

Điều mà tụi anh đi quan sát là sự quan tâm và lắng nghe, vì đây là công ty GIÁO DỤC.

Tụi anh sẽ xem xét thử là sau khi thuyết trình xong thì các bạn đó có LẮNG NGHE phần thuyết trình của người khác hay không? Có thật sự QUAN TÂM đến người khác không?

Tụi anh cũng nói trước luật rồi là các bạn sẽ có thời gian chuẩn bị và chia sẻ, hết thời gian đó thì hãy lắng nghe những bạn khác và đặt câu hỏi nếu băn khoăn.

Nhưng rồi tụi anh cũng nhận ra có một vài bạn thuyết trình trinh xong là xuống ngồi bấm điện thoại, không tập trung hay nghe bất cứ một bài nào.

Nếu như ngày đầu tiên họ đã có tinh thần như vậy thì khả năng cao những ngày sau họ cũng sẽ không quan tâm, lắng nghe và như vậy rất khó làm việc trong môi trường của công ty này.

5. Gợi ý vận dụng mà anh đề xuất cho bạn

Điều số 1: xác định tiêu chí tuyển dụng

Để vận dụng được nguyên tắc “DON’T LISTEN WHAT THEY DO, WATCH WHAT THEY DO” thì đầu tiên các bạn cần xác định rõ tiêu chí ứng tuyển mà các bạn muốn là gì?

Đó có thể là chuyên môn, thái độ, kỹ năng một điều kiện tiên quyết hoặc đặc thù trong công việc mà nó phải có cho vai trò bạn đang tuyển dụng

Điều số 2: Chuẩn bị cuộc chơi

Chuẩn bị cho họ những cuộc chơi, một hoạt động nào đó để họ tham gia vào và sau đó bộc lộ bản thân của mình ra, xem là nó có như là lời mà họ nói hay không.

Dĩ nhiên mục tiêu mà mình chia sẻ với họ cho hoạt động đó sẽ không phải là mục tiêu mà mình chấm điểm họ. 

Bởi khi họ biết bạn đang chấm điểm trên tiêu chí này rồi thì họ sẽ không thể hiện ra được bản chất thật của họ nữa, lúc đó bạn sẽ không thể đánh giá chính xác về họ.

Điều số 3: “Đừng làm việc ở công ty này nếu bạn…”

Trước khi họ bước vào vòng phỏng vấn hãy gửi cho họ một bản mô tả “Đừng làm việc ở công ty này nếu bạn…”

Thông thường thứ mà người ta sẽ thất vọng nhất về công ty đó là ban đầu khoe ra những điều đẹp đẽ và giấu đi hết tất cả những khó khăn, thử thách.

Sau đó khi vào làm rồi các ứng viên mới dần nhận ra và ngỡ ngàng, thất vọng về công ty.

Chính vì vậy bạn nên làm rõ điều đó ngay từ ban đầu luôn.

Tất nhiên mình vẫn chia sẻ ra những điểm hay, điểm mạnh, những giá trị của công ty khi ứng viên được làm việc ở đây. Nhưng khi họ đã đến gần hơn với mình rồi thì mình cần làm rõ luôn những áp lực, căng thẳng nếu có.

Khi bạn làm rõ trước với nhau ngay từ ban đầu thì đúng là ứng viên họ có thể rời bỏ công ty này, nhưng người chấp nhận ở lại sẽ chắc chắn đáp ứng được nhu cầu của công ty đề ra và sẽ đảm bảo đồng hành lâu dài với các bạn.

Bạn cảm thấy bài viết bổ ích chứ?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Điểm đánh giá trung bình 5 / 5. Số đánh giá 1

Không có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Khóa học cho bạn

Khóa học Kỹ năng Giao tiếp, Thuyết Trình - Public Speaking

Chương trình huấn luyện giúp bạn xây dựng sự tự tin thông qua kỹ năng giao tiếp, thuyết trình

Lộ trình

08 tuần

Hình thức

Zoom

Học phí

Liên hệ

Giảng viên: Huỳnh Duy Khương