12/08/2022

6 BÍ QUYẾT GIAO TIẾP VỚI SẾP KHIẾN SẾP TIN TƯỞNG BẠN

Bạn có đang cảm thấy áp lực khi đối mặt với sếp mỗi ngày? Bạn thấy việc giao tiếp với sếp thật khó khăn? Hay bạn là một người rất giỏi về chuyên môn, nhưng vì khả năng giao tiếp không bằng người khác nên không được sếp trọng dụng? Nếu bạn đang có vấn […]
Duy Khương Huỳnh
Bí quyết giao tiếp với sếp giúp bạn thăng tiến

Bạn có đang cảm thấy áp lực khi đối mặt với sếp mỗi ngày?

Bạn thấy việc giao tiếp với sếp thật khó khăn?

Hay bạn là một người rất giỏi về chuyên môn, nhưng vì khả năng giao tiếp không bằng người khác nên không được sếp trọng dụng?

Nếu bạn đang có vấn đề trong việc giao tiếp với sếp của mình thì bài viết này là dành cho bạn.

Anh sẽ chia sẻ với bạn 6 thói quen giúp anh của 10 năm về trước có thể giao tiếp với sếp hiệu và thăng tiến trong công việc nhanh hơn.

Bí quyết giao tiếp số 1: Đừng đưa sếp vào thế không có sự lựa chọn

Bí quyết giao tiếp số 1: Đừng đưa sếp vào thế không có sự lựa chọn
Bí quyết giao tiếp số 1: Đừng đưa sếp vào thế không có sự lựa chọn

Có một lần gia đình anh rủ đi một chuyến du lịch ở Vũng Tàu.

Lúc đó anh vừa mới đi làm nên sợ, không dám xin nghỉ.

Ban đầu anh cũng hơi lưỡng lự, nhưng rồi cũng nói với cả nhà mình sẽ không đi cho dù cả nhà cố thuyết phục.

Còn trên công ty thì anh cứ làm việc bình thường, không dám xin sếp.

Cho đến sát ngày đi Vũng Tàu, anh thấy mình cũng cần phải dành thời gian cho gia đình.

Nên ngay buổi chiều trước hôm đi, anh đến xin sếp cho anh nghỉ buổi ngày mai.

Sếp anh ngẫm nghĩ rồi trả lời:

“Khương, em mong đợi anh sẽ trả lời em như thế nào đây?”

“Nếu anh say “YES” chẳng phải sẽ tạo ra một tiền lệ xấu cứ hễ đến sát giờ, khẩn cấp mới báo sao?”

“Còn nếu anh say “NO”, thì chẳng khác nào anh là một người sếp tồi, nhân viên của mình có một dịp vui vẻ với gia đình, chỉ nghỉ có một buổi, trong khi họ đã làm việc rất cật lực trong suốt cả tháng qua.”

“Rốt cuộc anh sẽ trở thành một người như thế nào đây Khương?”

Cuối cùng sếp cũng duyệt để anh nghỉ buổi hôm đó, nhưng sếp cũng chia sẻ thẳng thắn đây sẽ là lần bị đánh giá thấp trong công việc và sẽ cần rất nhiều nỗ lực để lấy lại được sự đánh giá cao hơn. 

Đôi khi chính nỗi sợ là thứ khiến cho mọi việc trở nên phức tạp và phiền phức hơn.

Thà nói ngay từ ban đầu để hai bên còn có thời gian trao đổi thảo luận.

Lúc đó sẽ có nhiều lựa chọn, nhiều hành động cho hai bên có thể thống nhất và đưa ra một kết quả thật sự trọn vẹn cho cả hai.

Còn nếu bạn càng để sát giờ, thì bạn sẽ càng đẩy sếp của bạn vào thế không có sự lựa chọn.

Một người bị đẩy vào thế không có sự lựa chọn là một cảm giác cực kì khó chịu và bức bối.

Bí quyết giao tiếp số 2: Hiểu được phong cách làm việc của sếp

Bí quyết giao tiếp số 2: Hiểu được phong cách làm việc của sếp
Bí quyết giao tiếp số 2: Hiểu được phong cách làm việc của sếp

Anh có hai người sếp, và trong quá trình làm việc anh nhận ra cả hai có những cách làm việc rất là khác nhau. 

người sếp truyền thống
Người sếp thứ nhất – người sếp TRUYỀN THỐNG

Người sếp TRUYỀN THỐNG này thường ghi chép mọi thứ trong sổ của mình.

Ảnh thích mọi thứ được ở trên giấy, để khi góp ý có thể viết và feedback trực tiếp lên báo cáo hoặc hợp đồng đó.

Lúc đầu khi cần duyệt hay xin ý kiến  gì từ người sếp này, anh sẽ gửi email và đợi sếp phản hồi.

Một, hai ngày mà vẫn chưa thấy ảnh phản hồi thì nhắc ảnh.

Nhưng rồi ảnh cũng bị công việc này, công việc kia cuốn đi rồi quên luôn.

Sau nhiều lần để ý thì anh nhận ra việc sử dụng email để nhớ công việc cần làm không nằm trong thói quen làm việc của người sếp TRUYỀN THỐNG này.

Và thay vì càm ràm, than thở, anh bắt đầu học cách để hướng theo cái thói quen làm việc đó.

Anh bắt đầu in ra, mỗi lần gửi một đề xuất gì đó anh đều in ra thành giấy và đặt lên bàn của ảnh.

Đó là lúc anh nhận được lời phản hồi, góp ý nhanh hơn.

giao tiếp với sếp kĩ tính
Người sếp thứ hai – người sếp KĨ TÍNH

Người sếp KĨ TÍNH hỏi cụ thể đến mức dù anh có chuẩn bị kỹ đến cỡ nào, sếp cũng sẽ tìm ra những con số mà anh chưa có và khi hỏi thì nhiều lần khiến anh không biết trả lời như thế nào.

Sau nhiều lần như vậy, anh bắt đầu tự suy nghĩ: “Nếu mình là sếp, mình đang đọc tới đây thì mình sẽ hỏi gì?”

Từ đó  anh chuẩn bị thêm nhiều mục dự phòng, mỗi mục là một số liệu khác nhau để làm rõ phần báo cáo chính.

Đó là lúc cuộc trao đổi diễn ra rất vui vẻ, thoải mái, kết thúc nhanh và còn được đánh giá cao.

Khi mình học cách suy nghĩ giống như sếp không chỉ mình có thể làm việc với họ dễ dàng hơn mà còn có thể lấy được cách suy nghĩ của họ.

Làm việc theo cách đó thì sớm muộn gì bạn cũng sẽ có khả năng, có kết quả vị trí mà họ đang có.

Bí quyết giao tiếp số 3: Biết cách đề xuất hỗ trợ khi cần

Bí quyết giao tiếp số 3: Biết cách đề xuất sự hỗ trợ khi cần
Bí quyết giao tiếp số 3: Biết cách đề xuất sự hỗ trợ khi cần

Khi có một đề xuất nào đó chúng ta thường nghĩ rằng mình cần cố gắng tự làm, bỏ hết chất xám để đưa ra một đề xuất lên sếp và sếp sẽ là người quyết định duyệt hay không. 

Nhưng có bao giờ bạn nghĩ đến việc, bạn có thể nhờ sếp hỗ trợ cho những khó khăn trong công việc?

Bạn và sếp có thể cùng nhau thảo luận, góp ý, để đưa ra cách làm tốt hơn, hiệu quả hơn.

Đặc biệt là khi mình đang gặp khó khăn hay bế tắc.

Sếp không chỉ có một tính năng là đưa ra quyết định duyệt hay không duyệt, mà còn có thể cho mình sự hỗ trợ khi cần.

Trong một lần anh nhận nhiệm vụ làm một sự kiện trải nghiệm ở bên Singapore cho học viên.

Trong khi anh không am hiểu hay biết gì về Singapore.

Nên làm gì cũng trầy trật, đến hạn thì gặp sếp lên trình bày, trình bày thì lần nào cũng bị khiển trách cũng bị góp ý rất nhiều.

Sau những buổi như vậy, anh quay về và cảm thấy rất căng thẳng, bế tắc, không biết là phải làm gì.

Đến một lúc anh tự hỏi mình rằng:

Sao mình không phối hợp cùng những người giỏi về lĩnh vực này để cùng nhau thảo luận đưa ra một kế hoạch tốt hơn?”

Rồi anh nhận ra sếp của anh từng học và từng sinh sống ở bên Singapore một thời gian dài, nên ảnh sẽ có khi giúp được mình trong việc này.

Thế là anh làm liều.

Đến gặp sếp.

Và hỏi một câu: 

“Dạ em đến đây để đề xuất một cuộc họp, nhưng không phải một cuộc họp để trình bày ý tưởng…

Mà là một cuộc họp… để thảo luận về sự kiện em đang làm được không ạ?

Em đã nghiên cứu kỹ, nhưng vẫn thấy chưa trọn vẹn lắm nên được mong nhận thêm nhiều phản hồi, góp ý từ sếp”.

Và câu trả lời là “ĐƯỢC”.

Ngày hôm đó anh bỏ hết tất cả áp lực tâm lý của mình, không cần cố để sếp thấy chỗ này hay, chỗ này tốt, mà anh bày ra sự thật tất cả những gì anh có.

Sau buổi ngày hôm đó anh nhận được nhiều góp ý từ sếp, cùng sếp thống nhất với nhau và đề ra một kế hoạch hoàn chỉnh, hợp lý hơn rất là nhiều.

Quan trọng nhất là sau buổi hôm đó anh đỡ căng thẳng và áp lực hơn rất nhiều.

Đôi khi bạn đừng cố thể hiện trước sếp mình là một người giỏi giang, mà hãy chủ động đề xuất sự hỗ trợ khi cần.

Bí quyết giao tiếp số 4: Nhìn ra cơ hội phát triển sau lời từ chối của sếp

Bí quyết giao tiếp số 4: Nhìn ra cơ hội phát triển sau lời từ chối của sếp
Bí quyết giao tiếp số 4: Nhìn ra cơ hội phát triển sau lời từ chối của sếp

Ngày xưa khi anh lên một kế hoạch tài chính cho sự kiện cuối năm của công ty và nộp lên cho sếp, ngay lập tức sau đó nhận lại hai chữ “KHÔNG DUYỆT”.

Anh cảm thấy rất là mệt mỏi và tiêu cực vì sao chỉ có hai chữ “KHÔNG DUYỆT” 

Trả lời vậy rồi biết sửa chỗ nào?

Sau đó anh nghĩ lại, có khi mình mới là người phải tự tìm ra lý do vì sao lại là “KHÔNG DUYỆT”.

Anh nhận ra rằng khi mà bạn được chỉ ra rõ ràng và cụ thể cần phải làm gì, có nghĩa là năng lực của bạn còn chưa tốt, nên người ta mới cầm tay chỉ việc.

Còn nếu bạn nhận được một từ chối ngắn gọn và không giải thích gì thêm nghĩa là sếp bạn đặt vào bạn một niềm tin rằng bạn có thể tự tìm ra lỗi sai.

Với suy nghĩ đó anh tự xem xét lại là mình còn sai chỗ nào.

Từng mục, từng phần anh đều kiểm tra lại thật kỹ và anh nhận ra ở bản kế hoạch cũ, anh vẫn còn nhiều chỗ suy nghĩ thấu đáo.

Anh sửa lại rồi gửi lên, không được duyệt anh lại sửa lại rồi gửi lên.

Sau mỗi lần không duyệt anh không mong đợi là người sếp sẽ chỉ ra mình sai điều gì mà anh sẽ là người chủ động tự xem xét lại mình sai chỗ nào.

Sau 4-5 lần như vậy anh bắt đầu chia sẻ thêm về những băn khoăn của mình, đã làm được điều gì rồi nhưng vẫn còn thấy không ổn chỗ nào.

Lúc đó anh bắt đầu nhận được phản hồi dài hơn, chi tiết, rõ ràng hơn.

Cuối cùng chốt lại được cái đề xuất đó.

Mỗi lời từ chối từ sếp là một cái cơ hội để chúng ta có thể phát triển.

Đừng mong đợi là sẽ được đưa ra hướng có sẵn, được cầm tay chỉ việc.

"Đừng mong đợi là sẽ được đưa ra hướng có sẵn, được cầm tay chỉ việc."
“Đừng mong đợi là sẽ được đưa ra hướng có sẵn, được cầm tay chỉ việc.”

Bí quyết giao tiếp số 5: Là một phần của giải pháp đừng là một phần của vấn đề

Bí quyết giao tiếp số 5: Là một phần của giải pháp đừng là một phần của vấn đề
Bí quyết giao tiếp số 5: Là một phần của giải pháp đừng là một phần của vấn đề

Lúc anh mới tham gia làm ở học viện thì anh thấy mọi thứ ở đây rất hay. Vì có rất nhiều kiến thức mới thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của anh.

Nhưng khi làm nhiều, công việc cứ lặp đi lặp lại.

Sau một hồi anh nhận ra, sao khóa học ở đây không có nhiều hoạt động thực hành cho học viên?

Và thế là anh nghiên cứu, tìm hiểu và đưa trăn trở của mình thành đề xuất cụ thể gửi lên sếp.

Sau đó anh nhận được câu trả lời “GOOD”.

“Hãy có một buổi gặp để trình bày và chia sẻ rõ hơn ý tưởng của Khương nhen”

Lúc đó anh được gặp trao đổi, chia sẻ, được duyệt, được thực hiện luôn ý tưởng mình vừa đề ra.

Anh cứ làm điều đó một cách thoải mái và tự nhiên, cho tới khi sự thay đổi và công việc càng ngày càng nhiều.

Từ một ý tưởng thay đổi ban đầu của anh, giờ học viện bắt đầu có thêm nhiều nhu cầu trong mảng huấn luyện hơn trước đây.

Một mình anh không thể lo nổi nữa, và sếp quyết định tìm thêm người, thậm chí thành lập một bộ phận phòng ban cụ thể.

Và bộ phận huấn luyện của học viện ra đời.

Lúc đó anh thành người đứng đầu của bộ phận đó vì anh đã không ngừng đề xuất và tạo nên sự thay đổi của ngày hôm nay.

Vì vậy hãy không ngừng tìm ra giải pháp khi có những băn khoăn trong công việc, đừng than thở về vấn đề. 

Khi bạn than thở về vấn đề, bạn sẽ trở thành một phần vấn đề của công ty. 

Bạn hãy đứng về phía bên giải pháp. Có gì hãy nói, đề xuất, chia sẻ, đóng góp. Để Bạn tạo nên sự thay đổi mà bạn mong muốn.

Bí quyết giao tiếp số 6: Biết cách suy nghĩ rộng khi tiếp cận vấn đề

Bí quyết giao tiếp số 6: Biết cách suy nghĩ rộng hơn khi tiếp cận vấn đề
Bí quyết giao tiếp số 6: Biết cách suy nghĩ rộng hơn khi tiếp cận vấn đề

Có một lần tổng kết cuối năm anh cùng với đội nhóm của mình hoàn thành kết quả khá tốt.

Với kết quả đó anh rất háo hức đề xuất lên một ý tưởng để đội nhóm anh có thể làm việc linh hoạt và hiệu quả hơn

Ý tưởng đó là…

“Tụi em có thể không làm buổi sáng mà có thể làm bù vào buổi tối, vì buổi sáng có bạn muốn học cái này, làm cái kia,…

Hay có thể 10H tới công ty luôn được không?”

Lúc đó công ty chần chừ và quyết định không duyệt.

Anh thấy đề xuất của mình rất là hợp lý, sao lại không duyệt?

Sau này anh mới tự hiểu ra rằng ở thời điểm đó, công ty đang có nhiều dự án mới để hoàn thành các dự án đó cần có sự phối hợp giữa các phòng ban.

Bỗng nhiên một buổi sáng nọ đang cần phối hợp thì một phòng ban nào đó lại không có mặt. Như vậy hiệu suất công việc sẽ thế nào?

Nhìn rộng hơn đội nhóm này có kết quả, nhưng những đội khác thì sao?

Nếu như công ty ưu tiên, đặc cách cho phòng ban này nhiều quá thì có ảnh hưởng đến tinh thần của những phòng ban còn lại hay không?

Lúc đó anh nhận ra góc nhìn của mình còn hơi bị hẹp.

Anh chỉ nhìn thấy việc của mình, nhiệm vụ của mình, đội nhóm của mình và đề xuất những cái tốt cho mình.

Bạn phải học cách nhìn rộng ra hơn, vì cuối cùng sự đánh giá của sếp đối với bạn cao hay thấp, sự ảnh hưởng của các bạn nhiều hay ít tất cả đều đến từ việc bạn tác động  như thế nào vào mục tiêu chung của cả công ty.

Lúc bạn nhìn rộng ra hơn, bạn sẽ có một đề xuất hợp lý, thấu đáo và dễ để sếp chấp nhận hơn.

Nếu bạn nghe đến đây và thật sự nghiêm túc, quyết tâm muốn tìm một phương pháp bài bản để mình giúp mình GIAO TIẾP, trao đổi trong công việc hiệu quả hơn, thì có thể tham khảo qua buổi Workshop của anh tại đây.

Workshop-Leadership
Workshop-Leadership

Bạn cảm thấy bài viết bổ ích chứ?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Điểm đánh giá trung bình 4.2 / 5. Số đánh giá 5

Không có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Khóa học cho bạn

Khóa học Kỹ năng Giao tiếp, Thuyết Trình - Public Speaking

Chương trình huấn luyện giúp bạn xây dựng sự tự tin thông qua kỹ năng giao tiếp, thuyết trình

Lộ trình

08 tuần

Hình thức

Zoom

Học phí

Liên hệ

Giảng viên: Huỳnh Duy Khương