24/06/2022

Áp lực tạo nên KIM CƯƠNG hay là vết thương?

“Không có áp lực, làm sao có kim cương?” Bạn đã bao giờ nghe câu nói này chưa? Đôi khi mình nản chí, thất vọng và muốn bỏ cuộc. Ai đó nói với mình câu này nhằm động viên mình kiên trì, nỗ lực hơn để đạt một thành tựu nào đó to lớn. Dĩ […]
Duy Khương Huỳnh
Áp lực tạo nên kim cương hay là vết thương

“Không có áp lực, làm sao có kim cương?” Bạn đã bao giờ nghe câu nói này chưa?

Đôi khi mình nản chí, thất vọng và muốn bỏ cuộc. Ai đó nói với mình câu này nhằm động viên mình kiên trì, nỗ lực hơn để đạt một thành tựu nào đó to lớn.

Dĩ nhiên đó là một ý tốt, nhưng đôi khi câu đó không được nói đầy đủ khiến mọi người bám víu vào nó và gây nên những hậu quả rất lớn. 

Có một sự thật là…

Đôi khi áp lực không chỉ tạo ra kim cương, mà áp lực còn có thể phá hủy một viên kim cương.

Dù viên kim cương là một trong những vật liệu cứng nhất trên thế giới, nhưng nếu tạo ra áp lực đủ lớn. Con người vẫn có thể phá vỡ cả viên kim cương như bình thường.

Điều đầu tiên cũng phải công nhận ĐÂY LÀ ĐIỀU TỐT, bởi vì áp lực không chỉ là cái tạo nên kim cương. Mà áp lực là cái có thể làm cho hầu như tất cả mọi thứ trở nên tốt đẹp.

Nếu bạn là một bác sĩ giỏi, tay nghề vững vàng. Khi bạn đối diện với một bệnh nhân cần phải cấp cứu, chỉ cần một đường mổ sai của bạn cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của bệnh nhân này.

Khi đó bạn sẽ gặp một áp lực lớn.

Tương tự, khi gặp khách hàng, thuyết trình trước công ty,… bạn vẫn sẽ gặp áp lực cho dù mình có chuẩn bị kĩ lưỡng như thế nào đi chăng nữa.

Tuy nhiên, với những trường hợp này ÁP LỰC đến giúp chúng ta NỖ LỰC ĐỂ TỐT HƠN. Vì chỉ khi chúng ta có khả năng đối diện áp lực, thì dù công việc đó khó tới đâu mình vẫn có thể tìm cách làm được.

Ngay cả khi chơi cũng phải có áp lực, nghĩa là khi chơi… cũng hãy chơi cho hết mình, nhắm tới mục tiêu chiến thắng. Còn nếu mà chơi chỉ để cho vui, thắng thua không quan trọng. Thì mình cũng sẽ không có một niềm vui thật sự thăng hoa.

Cách bạn chơi một trò chơi, cũng là cách bạn ứng biến trong cuộc sống.

Nên thậm chí trong việc chơi, giải trí cũng có cái áp lực. Nhưng đây đều là những áp lực tích cực thúc đẩy mình cố gắng vươn lên.

Đặc biệt, nhiều người hay nói thế hệ sau này chịu áp lực kém hơn trước đây.

Anh đồng ý với quan điểm này, điều đó không có nghĩa là anh chỉ trích các bạn trẻ genZ, gen alpha ngày nay. Vì anh biết lứa tuổi genZ, gen alpha không lớn lên trong thời kì nghèo đói, thiếu thốn cùng ba mẹ như gen X (đây là điều khiến genX có ý chí hơn).

Nên việc họ mềm yếu hoặc chịu áp lực kém hơn thế hệ trước cũng là một chuyện dễ hiểu.

Tuy vậy, những đứa trẻ ở thế hện genZ, gen alpha lại có nhiều điểm mạnh mà thế hệ trước không có. Như: sự sáng tạo, học hỏi, nắm bắt công nghệ mới rất nhanh.

Ai cũng có những điểm mạnh và điểm yếu, nhưng ÁP LỰC là cái cần thiết để chúng ta phát triển hơn mỗi ngày. Nên cần vừa trau dồi và vừa kiểm soát để tránh gây tiêu cực.

2 TIÊU CHÍ ĐỂ BIẾN ÁP LỰC THÀNH ĐỘNG LỰC CHO 1 NGƯỜI

Đối với anh, anh có 2 tiêu chí để sử dụng áp lực:

1. Dựa trên tính cách

2. Dựa trên năng lực

Tính cách nghĩa là gì?

Nghĩa là, có những người bẩm sinh họ cảm thấy áp lực mang lại động lực cho họ. Còn có những người thì thấy áp lực mang đến cho họ nỗi sợ và lo lắng. Đây là thứ anh đúc kết được trong quá trình nghiên cứu, ứng dụng sinh trắc vân tay vào cuộc sống và công việc của mình suốt chục năm qua.

Nếu bạn nào chưa biết sinh trắc học dấu vân tay là gì!? Thì có thể tìm hiểu thêm tại đây.

Anh có 2 đứa cháu, một đứa có chủng là Whorl D – nên động lực của nó là niềm vui, sự thách thức thông qua các hoạt động vui chơi.

Một đứa cháu khác là ARCH – Mọi thứ phải diễn ra từng bước 1, có quy trình chi tiết, cụ thể, an toàn nó mới dám làm.

Còn anh, bẩm sinh anh có chủng WHORL là một chủng có tính cách hiếu chiến một xíu, quyết thắng một chút, thích phấn đấu đạt được mục tiêu của mình. Và áp lực là thứ khuyến khích anh cố gắng tiến về phía trước, cái gì càng gây khó dễ thì lại càng quyết tâm vươn lên.

Vì khả năng chịu áp lực bẩm sinh của anh và những người chủng WHORL khá tốt. Càng có áp lực, sự căng thẳng, so sánh, bị người khác chèn ép, bị người khác gây khó dễ…. Những thứ đó không làm cho chủng WHORL sụp đổ, mà nó chỉ khiến chủng Whorl nổi dậy mạnh mẽ hơn.

Nên đôi khi nếu dùng áp lực với WHORL thì bạn có thể giúp họ đạt mục tiêu nhanh hơn. Nhưng với hai chủng Whorl D và Arch thì không đúng như vậy.

Khi anh và hai đứa cháu của mình đi bơi, để dạy nó bơi anh không thể dùng áp lực được. Vì nó không phải kiểu người thích áp lực như anh, nó thuộc kiểu thích những trò chơi vui vẻ, thách thức.

Nên anh đã biến mỗi hoạt động thành trò chơi.

Hôm đó anh dạy nó lặn, anh lấy một cái cục đá thả xuống hồ bơi và lặn xuống lượm hòn đá lên làm mẫu cho nó coi.

Sau đó hỏi nó:

“Sao, làm được hông? Nếu con làm được, cứ mỗi lần lượm được một viên đá chú Khương thưởng cho một cái đùi gà trưa nay…. Chắc là không làm được đâuuuu!”

Hoặc là…

“Bây giờ chú Khương nhấn con xuống một xíu, con lượm 1 cục đá rồi chú Khương đẩy con lên nha!”

Anh tìm đủ mọi cách để khơi gợi cho nó cách làm, khơi gợi cho nó ý chí hoặc sự háo thắng của thằng nhóc trong một trò chơi nào đó.

Khơi gợi cho nó niềm vui mà không gây áp lực cho nó theo kiểu: nếu không làm được sẽ bị cái này, bị cái kia, phải làm cho được, đàn ông con trai là phải làm cho đàng hoàng.

Khi biến mọi hoạt động thành trò chơi thì thằng nhóc rất hăng hái. Chỉ cần vài lần anh chỉ, nó đã có thể tự lặn xuống và lấy cục đá khác lên. Dù đó là hồ nước cao 1m5 và nó là một đứa nhóc 6 tuổi, không hề biết bơi và chưa từng học bơi trước đó.

Qua vài lần làm được, nó rất tự hào và vui vẻ khoe thành tích với cả nhà. Thậm chí nó còn có thể bơi từ bờ bên này qua bờ bên kia trong ngày hôm đó bình thường. Chỉ bởi vì, nó nghĩ đó là một trò chơi và làm chuyện này rất rất là vui nên nó cứ vậy mà làm theo anh.

Còn khi có áp lực cụ thể thì kết sẽ khác. Nhưng sau này vẫn sẽ dạy cho nó thích nghi với việc chịu áp lực từ từ sao cho đúng cách.

Còn đứa bé chủng ARCH, thì nó không như thằng nhóc này. Nếu bảo nó chơi game thắng là sẽ được thưởng gà.

Nó sẽ đáp:

“Dạ thôi con không ăn gà cũng được!”

Ngay lập tức nó sẽ thụt lại nếu nó thấy cái đó nguy hiểm hoặc thấy mình không làm được.

Cho nên bỏ qua phần thưởng,… bỏ qua trò chơi,…

Áp lực dĩ nhiên là càng không thể được.

Nó bằng tuổi thằng nhóc kia nhưng nó không lặn giống thằng nhóc kia được và tụi anh cũng không mong đợi nó sẽ làm được chuyện đó liền bởi vì nó cần quy trình từng bước. Để nó xuống nước được mà không phản đối đã là một bước tiến rồi.

Dần dần, dựa theo cái đà đó nó tin mình và bắt đầu thấy việc này là việc làm được, không nguy hiểm, nó sẽ cởi mở và rồi theo đúng quy tình nó cởi mở hết sức mình.

Như bạn thấy, với 2 cái kiểu tính cách anh phải dùng đúng 2 cách tạo động lực khác nhau, thì 2 đứa nó mới làm quen với nước thoải mái theo cách riêng của mình được.

Đến một lúc thích hợp vững vàng hơn rồi là lúc mà sẽ có thêm áp lực để tụi nó trưởng thành hơn với mức độ theo đúng cái tính cách từng đứa.

Không phải ai cũng là kim cương và không phải ai cũng muốn trở thành kim cương. Tại sao chúng ta phải áp đặt một quy tắc xã hội đó xuống cho tất cả mọi người trong khi tất cả mọi người đều khác nhau. Và cái sự khác nhau nó thể hiện rõ ràng đến như vậy là cái thứ nhất. 

Cái thứ 2 anh sẽ dùng áp lực trong trường hợp là tùy thuộc năng lực.

Áp lực chỉ có với học sinh giỏi hoặc là xuất sắc, áp lực đừng mang đến cho học sinh trung bình và học sinh yếu.

Một đứa học toán yếu, trung bình giải một bài toán còn không ra. Nếu tiếp tục gây áp lực cho nó thì nó sẽ càng thụt luôn, vì nó đang có niềm tin mình là một đứa ngu môn toán.

Nó không thể học được, thêm áp lực vào thì nó càng căng thẳng. Những đứa trẻ này cần sự động viên, cần một bài toán dễ để làm, cần sự công nhận liên tục. Còn đối với những đứa giỏi mà mình lại khen và công nhận quá nhiều, thì chỉ khiến chúng sinh ra tâm lý chủ quan, kiêu ngạo.

Những đứa trẻ này cần ít sự động viên hơn, thay vào đó chúng cần áp lực.

Bởi vì áp lực, deadline, sự thi đua thành tích,… mới chính là động lực khuyến khích chúng vươn lên từ một đứa đã giỏi rồi càng trở nên xuất sắc hơn.

Còn áp lực quá nhiều với một đứa trung bình thì chỉ khiến nó càng căng thẳng, bức bối. Điều này rất nguy hiểm.

Khi đủ lớn, bạn sẽ nhận ra không có cái gì chúng ta cũng lựa chọn được và làm theo cái sở thích và cái năng lực vừa phải của mình, sẽ đến lúc các bạn phải vượt qua năng lực của mình thì mình thậm chí có thể hiểu về góc nhìn để có thể suy ra được mình đang nằm trong nhóm nào.

Có lần anh làm một dự án mất hơn cả tháng trời, rồi dịch nguyên bộ tài liệu và thiết kế lại fanpage một cách rõ ràng cho cả đội nhóm của anh sài và anh cực kì tự hào về nó. Khi anh khoe với đồng nghiệp, ai cũng nói là wow, hay quá, anh Khương ngầu ghê.

Nhưng khi anh nộp cho Sếp, Sếp anh chỉ nói một câu… GOOD Khương.

Khi đó anh thoáng thất vọng nhẹ, nhưng sau đó bắt đầu nhận ra một điều là:

“Hey, nếu mình nhận được cách cư xử đó hình như mình đang nằm trong nhóm học sinh giỏi bởi vì Sếp sợ khen mình nhiều quá mình sẽ chủ quan. Anh tự cho mình ý nghĩ.

Đôi khi chúng ta không chọn lựa được việc mình sẽ làm, nhưng mình có quyền chọn lựa cho mình suy nghĩ tích cực, một suy nghĩ giúp mình tiến về phía trước để trở nên tốt hơn.

Hoặc trong những năm đầu làm trái ngành, anh có cảm giác hình như sao anh dỡn với công ty hay sao á, lúc đầu anh phấn đấu anh quyết tâm, hết mình lắm nhưng càng về sau anh thấy sao mình tệ dữ vậy ta, làm cái gì cũng không giỏi bằng người ta.

Anh băn khoăn không biết mình có đang chọn sai con đường hay không.

Sau một hồi anh bắt đầu thay đổi cái nhìn, anh nói với mình hình như nh đang là học sinh bét lớp trong lớp chuyên, áp lực mà anh có rất lớn. Bởi vì anh đã chọn lựa môi trường chuyên nghiệp mà ai cũng giỏi nên áp lực là hiển nhiên.

Khi đó anh có hai sự lựa chọn

1. Quay về lớp thường, nghĩa là quay về cuộc sống bình thường để làm một học sinh khá giỏi trong môi trường bình thường mà mình đã quá quen thuộc với nó.

2. Tiếp tục ở nơi đây để ở gần những người giỏi hơn, có nhiều áp lực hơn, có cơ hội để trưởng thành và phát triển hơn.

Và khi anh đổi góc nhìn, thay đổi ở khía cạnh mình đang là một học sinh bét lớp, lớp chuyên thì anh có gì để mà thất vọng và đau khổ.

Cứ cố gắng thôi và những người xung quang đều giỏi hơn mình nghĩa là mình chỉ có một con đường để đi lên thôi và chính suy nghĩ đó khiến cho anh kiên trì, quyết tâm hơn trong từng bước từng bước.

Trên đây là tất cả những gì anh muốn chia sẻ và gửi gắm đến bạn trong chủ đề về áp lực.

Để bạn có thêm góc nhìn và thấu hiểu nhân sự, đồng nghiệp của mình. Từ đó có thể dùng đúng người, đúng việc và tạo ra kết quả mà cả bạn và đội nhóm thật sự mong muốn.

Bạn cảm thấy bài viết bổ ích chứ?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Điểm đánh giá trung bình 4.7 / 5. Số đánh giá 32

Không có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Khóa học cho bạn