HƯỚNG NỘI, anh biết đến khái niệm này lần đầu từ cuốn sách của Susan Cain.
Một cuốn sách anh vô tình đọc được trong thời điểm rất u tối trên con đường sự nghiệp và cuộc sống của bản thân.
Nó đến và giúp cho anh mở mang, khai sáng những bế tắc dồn nén từ rất lâu. Từ đó nó mở ra cho anh 6 năm đáng nhớ nhất của cuộc đời mình.
1. CUỐN SÁCH XUẤT HIỆN TRONG GIAI ĐOẠN ANH ĐANG RẤT KHÓ KHĂN
Sau 3, 4 năm làm việc ở học viện Awake Your Power.
Anh tự thấy mình là một đứa trầm tính, nhút nhát, ít nói, sợ chia sẻ bản thân trước đám đông.
Vì vậy anh cố gắng để trở nên hoạt bát, năng động hơn, anh cố gắng để mình có được những kỹ năng đó và rồi anh đã thay đổi hoàn toàn.
Anh tự tin, năng động, tâm huyết, nhiệt tình, vui vẻ, truyền cảm hứng.
Anh đảm nhận nhiều vai trò: MC, trainer, speaker, tổ chức event, quản lý đội nhóm.
Tự tin vào khả năng và thành công mình đạt được
Anh gửi rất nhiều niềm tin, hi vọng vào start-up của mình năm 2015.
NHƯNG…
Sau đó là những chuỗi ngày đầy sự mâu thuẫn trong anh.
Anh cứ nghĩ mình khác rồi nhưng khi tiếp cận với đối tác mới, tại sao trong lòng của anh lại có cảm giác ngại ngại, vẫn sợ vậy?
Anh đã CHỐI BỎ những cảm xúc tiêu cực trong mình.
Gồng mình lên, dẹp bỏ những suy nghĩ yếu kém ngày xưa.
Và KHÔNG CÓ KẾT QUẢ.
Công việc, sự nghiệp bắt đầu bất ổn.
Mỗi ngày anh chỉ có công việc và sự bế tắc.
ÁP LỰC TỪ MỌI PHÍA BỦA VÂY.
Anh nhớ rất rõ ngày hôm đó anh quyết định đi bộ 10km từ công ty về nhà lúc nửa đêm.
Vừa đi, bước chậm rãi, anh vừa nhớ lại các mối quan hệ của mình: vợ chồng, gia đình, đối tác, công việc, sự thay đổi của bản thân.
Anh bắt đầu chất vấn:
“Khương, mày đang làm cái gì vậy Khương?”
“Tại sao mày lại ở trong tình thế công việc thì không tới đâu, tự tin bắt đầu giảm sút?”
Đêm đó, đi ngang qua cây cầu, anh ĐÃ BẬT KHÓC.
Bế tắc.
Mất phương hướng.
Nhưng cũng chính khoảng thời gian này, anh vô tình xem được một clip trên Ted Talk của Susan Cain.
Chỉ trong mười mấy phút ngắn ngủi, anh cảm thấy một sự kết nối sâu sắc với khái niệm mà tác giả nói trong video.
Cô nói về hai kiểu người: người hướng nội và hướng ngoại. Nó đã khai sáng cho cuộc đời anh, cho tất cả những khó khăn dồn nén trong nhiều năm trời.
“Thì ra mình là người hướng nội, hóa ra còn có một kiểu người như vậy”
Và anh bắt đầu đi sâu để tìm hiểu nó, xem có đúng như trong video nói không và cách để tự tin về tính cách của mình.
Anh lùng sục cuốn sách “Hướng Nội” của Susain Cain đọc một lèo và anh thích đến nỗi mua tất cả các phiên bản Tiếng Anh.
Anh không đi tìm nó mà nó vô tình đến với anh Ở THỜI ĐIỂM MÀ ANH CẦN NÓ NHẤT.
2. TẠI SAO LÚC NÀO BẠN CŨNG IM LẶNG VẬY?
Anh không bao giờ quên được câu hỏi đầu tiên khi mở sách ra
“Why are you so quiet?”
Tại sao bạn luôn im lặng như vậy?
Tác giả mở đầu bằng câu đó và cô kể là từ nhỏ tới lớn luôn bị mọi người hỏi câu hỏi này.
“Thì ra không chỉ là có mình bị như vậy à. Đó giờ cứ nghĩ chỉ có mình, chỉ có mỗi mình bị thôi chứ”.
Một sự đồng cảm, thấu hiểu, tháo bỏ mọi sự băn khoăn của anh ngay từ câu đầu tiên của cuốn sách.
3. CÂU CHUYỆN CỦA CÔ LUẬT SƯ
Rồi Susan Cain có kể về chuyện có một cô luật sư.
Cô là kiểu người trầm tính, ít nói. Trước nay luôn tự ti về khả năng của mình, không biết mình sẽ có được công việc tốt không.
Nhưng khi khám phá được điểm đặc biệt trong tính cách của bản thân, cô bắt đầu tham gia vào những vụ kiện.
Một ngày, có người khách hàng tới công ty thái độ vô cùng dữ dằn, đặt ra nhiều yêu cầu và nói với tông giọng lớn, đập bàn đập ghế.
Bình thường, gặp tình huống này cô chọn IM LẶNG và BỎ TRỐN.
Hoặc cô cố học cách như mọi người hay nói, phải DŨNG CẢM, người ta to tiếng thì mình cũng phải TO TIẾNG lại.
Nhưng bản chất cô biết mình không làm được chuyện đó.
Lần này khi hiểu bản thân, cô thay đổi cách tiếp cận, lắng nghe và dùng điểm mạnh nhất của người hướng nội là sự quan sát, suy nghĩ sâu sắc để thấu hiểu người khách hàng đang lớn tiếng.
Sau cô bắt đầu đặt ra những câu hỏi sắc bén, thông minh. Người khách hàng theo đó từ từ dịu lại và cuốn theo suy luận mà cô đưa ra.
“Nếu không có trường hợp này thì sao chuyện này xảy ra được?”
“Chị nghĩ sao nếu chúng ta nghĩ theo góc nhìn như vậy ?”
“Có hai phương án như vậy, chị thấy sao về ý kiến đó?”
Kết quả người khách hàng đó có những gì mình mong muốn và còn muốn mời cô làm một phi vụ lớn hơn cho mình.
Đó là lần đầu tiên người luật sư đó tự tin về khả năng, tính cách của riêng mình.
CÔ ĐƯỢC CÔNG NHẬN.
Người luật sư đó chính là Susan Cain.
Anh cũng liên hệ tới nó cực kỳ nhiều.
Bởi có những buổi mà anh ngồi họp với đối tác, họ nói không ngừng, có những khoảnh khắc anh không suy nghĩ được gì thêm nữa và anh giữ im lặng.
Người mentor của anh nói
“Khương, sao bữa nay im lặng dữ vậy?
Bữa nào thử đập bàn, đập ghế và cãi lại cho nó ra gì và này nọ một lần”
Anh cũng muốn lắm nhưng có gì cứ giữ anh lại.
“Khương ơi, sao mày lại cũng như xưa rồi”
Không được, anh không muốn nó như vậy.
Và anh nhận ra rằng có một cách nói khác từ Susan Cain, đó là QUAN SÁT ĐIỀM TĨNH và ĐẶT RA CÂU HỎI SÂU SẮC.
Người HƯỚNG NỘI còn rất nhiều điểm mạnh, nhiều điều đặt biệt mà đôi khi chúng ta không nhận ra, bạn có thể tham khảo 6 MẶT TỐI BÊN TRONG NGƯỜI HƯỚNG NỘI (ÍT AI NHẬN RA) để hiểu rõ hơn.
4. NGUỒN GỐC CỦA MỘT XÃ HỘI TÔN THỜ HƯỚNG NGOẠI
Lục lọi về quá khứ một chút để tìm hiểu nguồn gốc của một xã hội tôn thờ hướng ngoại.


Từ Dale Carnegie – người đầu tiên khởi xướng cho trào lưu
“Ăn nói hoạt bát, tự tin, vui vẻ sẽ gây ấn tượng đặc biệt với người khác”
Cho tới sự thành công sau này của Anthony Robbins – người huấn luyện cá nhân cực kỳ nổi tiếng với một phong thái vô cùng hướng ngoại.
Dần dần trào lưu đó mặc định những người có tính cách sôi động, hoạt bát là thứ ai cũng nên theo đuổi và bất cứ ai ở chiều ngược lại sẽ bị xem nhẹ.
Nếu muốn bạn băn khoăn có cách nào để người HƯỚNG NỘI có thể hòa nhập trong thế giới HƯỚNG NGOẠI này thì có thể tham khảo video này của anh.
5. TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ CỦA ANH KHI ÁP DỤNG NHỮNG KIẾN THỨC TRONG SÁCH
Nhưng bản chất của hướng nội và hướng ngoại không chỉ về mặt tâm lý mà nó là bản chất sinh học trong mỗi người.
Có một ví dụ rất hay của Susan Cain.
Thí nghiệm của nhiều bạn nhỏ tham gia từ lúc còn sơ sinh. Người ta cột những đồ quay quay trên đầu những đứa trẻ đó và quan sát được hai phản ứng.
Thứ nhất, có những đứa bé nhìn thấy những thứ đó không động đậy gì hết, tỏ ra bình thường.
Thứ hai là bắt đầu phản ứng dữ dội, quơ tay múa chân.
Câu hỏi đặt ra là: Nhóm nào sau khi lớn lên là kiểu người hướng nội?
Có phải các bạn sẽ đoán là nhóm những đứa trẻ không có nhiều phản ứng đúng không?
Kết quả hoàn toàn ngược lại những gì ta thường mặc định.
Đứa bé ngọ nguậy liên tục = Hướng nội
Đứa bé nằm im = Hướng ngoại
Tại sao?
Những đứa bé khua tay múa chân không phải nó đang hưởng ứng theo mà cảm thấy BỊ SỢ, nó cảm thấy ÁP LỰC nên PHẢN KHÁNG LẠI.
Còn những đứa điềm tĩnh, thì chúng thấy mấy thứ quay quay kia có làm gì mình đâu.
Và sau này lớn lên, sự tương tác với mọi người, môi trường giao tiếp cũng giống như vậy.
Khi một người hướng nội bước vào môi trường mới cho dù mọi người xung quanh không làm gì, trong trong lòng họ vẫn rối ren, bức tay, bức chân, mồ hôi đổ ra.
Còn người hướng ngoại lại thấy bình thường.
Cho nên định nghĩa đúng nhất, sát nhất là
Anh như tìm thấy mình lại trong cuốn sách này và cũng đã áp dụng nhiều kiến thức vào cuộc sống, công việc, các mối quan hệ xung quanh.
NHƯNG…
Đã có giai đoạn mà anh ứng dụng sai những điều sách nói.
Đọc tới đoạn, người hướng nội sẽ phù hợp với kiểu công việc liên quan đến đào sâu, nghiên cứu, dành thời gian suy ngẫm. Anh suy ra rằng
Mình KHÔNG HỢP ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT NGƯỜI LÀM CHỦ DOANH NGHIỆP.
Anh quay về, chấp nhận việc người thầy giỏi, người quản lý công việc giỏi còn người hướng ngoại hợp chuyện giao tiếp, mở rộng mối quan hệ hơn.
Cho tới một khoảng thời gian khi làm khóa học và anh buộc phải tìm hiểu thêm nhiều kiến thức bên ngoài để vận hành tốt.
Lúc này anh bắt đầu để ý những người làm việc kinh doanh hướng nội như Dan Lok, Mark Zuckerberg, Bill Gates,…
Thế là sự khai sáng mới của anh được nảy sinh ra.
Anh hiểu cuốn sách ngày xưa anh đọc một cách khách quan, cân bằng và 2 chiều hơn.
Anh đã vô tình dùng định nghĩa hướng nội để
Nhưng ở bất cứ công việc nào, người hướng nội hay hướng ngoại đều làm được hết. Anh nhận ra những tính cách đó không dùng để suy ra mục tiêu, ước mơ, những thứ mình có thể làm được.
Bởi khi mình dùng điều đó nó sẽ biến thành GIỚI HẠN chứ không phải SỨC MẠNH của mình.
Hãy tự do, thoải mái lắng nghe những cảm xúc, khả năng, trực cảm của bản thân.
Hãy chọn thứ mình thật sự tâm huyết và muốn làm.
HƯỚNG NỘI HAY HƯỚNG NGOẠI CHỈ DÙNG CHO CÁCH LÀM.
Và đó là lúc anh quay trở lại dự án của mình và phát triển lên.
Anh không cần cố lấy lòng mọi người, dẫn mọi người đi ăn, mà anh tập trung vào công việc của mình, thật sự trở thành MỘT LÃNH ĐẠO HƯỚNG NỘI.
Mọi thứ anh làm phát triển rất nhanh về kết quả và cả sự hạnh phúc trong công việc.
Và tới ngày hôm nay, anh bắt đầu hiểu rõ hơn về khái niệm hướng nội, nên anh muốn chia sẻ với các bạn không chỉ là những gì anh thấy mà còn là trải nghiệm của mình để các bạn áp dụng cho đúng, không như anh lúc trước dùng nó để giới hạn lại khả năng của bản thân.
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc cải thiện khả năng giao tiếp của mình và cần một người có kinh nghiệm dẫn dắt thì tham gia vào buổi Workshop “Bí quyết giao tiếp tự tin, thuyết phục mà không lo bị đánh giá” của anh Khương – Mentor của hơn 2000+ học viên trong cộng đồng PS chính là dành cho bạn.
Đăng ký giữ chỗ tại đây.
Bạn cảm thấy bài viết bổ ích chứ?
Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!
Điểm đánh giá trung bình 1 / 5. Số đánh giá 1
Không có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.